Nghịch lý: TikTok khẳng định không phải công ty Trung Quốc nhưng lại dưới trướng bộ máy ByteDance phức tạp, CEO trả lời nước đôi khi bị gặng hỏi về xuất xứ
19:01 29/03/2024
TikTok có phải của Trung Quốc không?
Tương lai TikTok đang chìm trong bất ổn sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật được cho là có thể khiến ứng dụng video phổ biến nhất hành tinh bị cấm. Giới chức lo ngại những tác động xấu từ phía Bắc Kinh và vì vậy, cố gắng buộc chủ sở hữu Trung Quốc từ bỏ quyền kiểm soát.
Cho đến nay, rất ít bằng chứng cho thấy TikTok bán dữ liệu cho chính phủ đại lục. Bản thân ứng dụng này chưa bao giờ hoạt động tại Trung Quốc và điều này liên tục được Giám đốc điều hành người Singapore Shou Chew nhấn mạnh mỗi lần bị quan chức Mỹ tra hỏi.
Vậy, TikTok có phải của Trung Quốc không?
Nhìn bề ngoài, câu trả lời có vẻ là Không.
Theo tài liệu của tòa án Mỹ, TikTok được thành lập lần đầu tiên tại California vào tháng 4 năm 2015. Ứng dụng chưa bao giờ tồn tại ở Trung Quốc, thậm chí còn cố gắng tránh xa nước này trước áp lực ngày càng tăng từ chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Ở Trung Quốc, có một phiên bản khác của TikTok gọi là ứng dụng chị em Douyin, ra mắt trước TikTok và trở thành một trong những cơn sốt lan truyền khắp đại lục. Thuật toán mạnh mẽ trở thành nền tảng cho TikTok, đồng thời là chìa khóa cho sự thành công mang quy mô toàn cầu.
Vào tháng 3 năm 2023, CEO Chew liên tục bị các nhà lập pháp Mỹ gặng hỏi về việc liệu TikTok có phải của Trung Quốc hay không. Ông không trả lời trực tiếp mà chỉ nói rằng ứng dụng không có sẵn trong nước; trụ sở chính cũng lại đặt tại Los Angeles và Singapore.
Câu trả lời không làm công chúng thỏa mãn. Nguyên nhân là bởi TikTok nằm dưới trướng tập đoàn ByteDance thông qua một bộ máy rất phức tạp.
Trang web của ByteDance cho thấy công ty này đã phát triển TikTok như một sản phẩm video ngắn toàn cầu và chính thức ra mắt vào tháng 5 năm 2017. Sáu tháng sau, công ty mua lại đối thủ Musical.ly và sáp nhập với nền tảng chính. Theo trang web riêng của TikTok, các công ty con trên toàn cầu đều được cơ cấu dưới sự quản lý của Bytedance.
Vậy ByteDance có phải của Trung Quốc không?
Câu trả lời chắc chắn là Có.
ByteDance được thành lập vào năm 2012 tại Bắc Kinh bởi Zhang Yiming và Liang Rubo. Trụ sở được đặt ngay tại thủ đô kể từ đó.
Năm 2021, Zhang tuyên bố từ chức Giám đốc điều hành ByteDance và giao quyền điều hành cho Liang. Hiện ByteDance có hơn 110.000 nhân viên, sở hữu TikTok, Douyin, trang tổng hợp tin tức Jinri Toutiao và nền tảng chia sẻ video Xigua.
CEO Chew không trả lời trực tiếp bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu ByteDance có phải của Trung Quốc hay không.
Tại phiên điều trần quốc hội năm ngoái, CEO Chew không trả lời trực tiếp bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu ByteDance có phải của Trung Quốc hay không. Ông chỉ thừa nhận rằng ByteDance là một công ty tư nhân do Trung Quốc thành lập, điều hành nhiều hoạt động kinh doanh trong nước nhưng mang tính chất “toàn cầu”.
Ngoài ra, CEO Chew nói thêm rằng 60% ByteDance thuộc sở hữu của các tổ chức toàn cầu như Carlyle Group, General Atlantic và Susquehanna International Group. 20% công ty thuộc sở hữu của Zhang và 20% còn lại thuộc sở hữu của nhân viên trên toàn thế giới. 3 trong số 5 thành viên hội đồng quản trị cũng là người Mỹ.
Chew nhấn mạnh rằng ByteDance không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, song giống như hầu hết các công ty đại lục khác, ByteDance buộc phải thành lập một ủy ban pháp lý. Tập đoàn cũng phải cho phép chính phủ Trung Quốc nắm giữ cái gọi là 'cổ phần vàng' tại một trong những công ty con quan trọng. Wu Shugang, quan chức của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, cũng có một ghế trong hội đồng quản trị.
Theo các chuyên gia, 'cổ phần vàng' giúp chính phủ Trung Quốc tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ. Chew thừa nhận chúng tồn tại, song chỉ nhằm mục đích cấp phép Internet cho doanh nghiệp Trung Quốc. ByteDance cho biết đây chỉ là thỏa thuận chung và không ảnh hưởng đến các hoạt động bên ngoài biên giới.
Là một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, ByteDance phải tuân theo vô số luật tình báo, bảo mật dữ liệu và an ninh mạng. Năm 2018, Trung Quốc sửa đổi Luật Tình báo Quốc gia, trong đó yêu cầu mọi tổ chức, công dân phải hỗ trợ và hợp tác với công tác tình báo. Điều này đồng nghĩa với việc ByteDance bị ràng buộc về mặt pháp lý trong việc hỗ trợ thu thập thông tin.
Vào tháng 8 năm 2020, sau nỗ lực của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhằm buộc TikTok bán mình, Bắc Kinh đã sửa đổi một số quy tắc để kiểm soát những công nghệ mà họ cho là nhạy cảm.
Trước đó, một cuộc phỏng vấn với 7 nhân viên, cựu nhân viên và hơn 60 báo cáo tài liệu, hình ảnh và video từ các trung tâm dữ liệu tiết lộ rằng TikTok có rất nhiều lỗ hổng bảo mật. Đây là hệ lụy sau khi ứng dụng này cố gắng tăng dung lượng lưu trữ quá nhanh và đôi khi, đi tắt đón đầu.
Ngoài ra, tài liệu cũng cho thấy hoạt động của trung tâm dữ liệu TikTok gắn liền với hoạt động kinh doanh ByteDance tại Trung Quốc. Các trung tâm dữ liệu sử dụng máy chủ do Inspur sản xuất - công ty nằm dưới sự kiểm soát của đại lục và từng bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách đen.
“Mỗi câu chuyện mới làm dấy lên nhiều lo ngại hơn và cung cấp thêm bằng chứng về việc TikTok không trung thực đối với hoạt động bảo mật dữ liệu của mình”, Thượng nghị sĩ Mark Warner nói.
Để xoa dịu dư luận, TikTok công bố Dự án Texas, thông báo xóa toàn bộ dữ liệu riêng tư của người dùng Mỹ ra khỏi các máy chủ ở Virginia, sau đó cô lập chúng trong một tập hợp các trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Texas.
Bang Maryland được cấp khoản kinh phí khẩn cấp ban đầu 60 triệu USD để dọn dẹp hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore và bắt đầu xây dựng lại cầu.
Khoảng 1/3 bạn trẻ tốt nghiệp đại học tại đây thất nghiệp, trong khi rất nhiều lao động trẻ trong số còn lại phải chạy giao hàng hay làm các công việc tạm thời.
Kinh tế halal trên toàn cầu đang trên đường đà phát triển mạnh với nhu cầu tăng cao, tạo động lực cho các cơ hội đầu tư theo phương pháp tuân thủ luật đạo Hồi (Sharia).
Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.
Mạng lưới bộ sạc nhanh dưới chương trình Cơ sở hạ tầng xe điện quốc gia của Chính phủ Mỹ đang được triển khai với tốc độ chậm đáng kinh ngạc, phần lớn là vì lắm 'thủ tục'.
Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.