Nghị định 08 giúp 'rã đông' thị trường trái phiếu doanh nghiệp
22:06 14/04/2023
Hầu hết các nhận định đều cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần được “hâm nóng” trong tháng 3-2023 là nhờ Nghị định 08/2023 hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về trả nợ.
Các doanh nghiệp bất động sản là chủ thể chính trong các đợt phát hành khi chiếm tới 98% khối lượng trái phiếu (khoảng 23.000 tỉ đồng) trong tháng 3. Ảnh: H.P
Dần “tan băng” trong tháng 3
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng trong hai năm 2020 và 2021 với khối lượng phát hành lần lượt gần 462.000 tỉ đồng và 658.000 tỉ đồng. Động lực tăng trưởng của kênh huy động vốn này đến từ cả hai phía. Phía cung ghi nhận nhu cầu vốn của doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng tăng mạnh, còn phía cầu là nhu cầu mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm của nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau các vụ bắt giữ liên quan đến vi phạm trong phát hành TPDN và sử dụng vốn không đúng mục đích của một số nhà phát triển bất động sản lớn vào khoảng giữa năm ngoái, thị trường TPDN đã chững lại đột ngột. Theo đó, khối lượng phát hành năm 2022 chỉ đạt 255.000 tỉ đồng. Còn riêng trong tháng đầu năm 2023 thì thị trường có duy nhất một đợt phát hành thành công với giá trị huy động đạt 110 tỉ đồng trước khi dần có các dấu hiệu “tan băng”.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đã huy động được hơn 24.700 tỉ đồng từ kênh TPDN trong ba tháng đầu năm 2023. Trong đó, các đợt phát hành tập trung chủ yếu vào tháng 3, sau khi Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế có hiệu lực (từ ngày 5-3-2023).
Cụ thể, có khoảng 23.800 tỉ đồng TPDN được phát hành thành công từ sau nghị định này, chiếm 96% khối lượng phát hành trong quí đầu năm. Trong khi, giai đoạn năm tháng trước, doanh nghiệp huy động qua kênh trái phiếu chỉ đạt không quá 2.000 tỉ đồng mỗi tháng. Tuy vậy, nhà đầu tư cá nhân vẫn đang đứng ngoài kênh đầu tư này do vấn đề “khủng hoảng” niềm tin. Theo đó, gần như toàn bộ trái phiếu phát hành trong quí đầu năm (99,99%) được hấp thụ bởi nhóm nhà đầu tư tổ chức, trong đó các ngân hàng nắm giữ 77%.
Thách thức mà doanh nghiệp phát hành phải đối mặt vẫn còn rất lớn trong ba quí còn lại của năm nay. Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) ước tính khoảng 113.000 tỉ đồng TPDN đáo hạn từ nay đến hết năm 2023 có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong số này, các công ty liên quan đến bất động sản với dòng tiền và nguồn tiền mặt yếu sẽ gặp rủi ro cao nhất.
Các doanh nghiệp bất động sản là chủ thể chính trong các đợt phát hành khi chiếm tới 98% khối lượng trái phiếu (khoảng 23.000 tỉ đồng) trong tháng 3. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), khoảng bốn doanh nghiệp bất động sản đã phát hành các lô trái phiếu với giá trị lớn trong tháng vừa qua, với lãi suất 6-13%/năm.
Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Hưng Yên là doanh nghiệp huy động được các lô trái phiếu giá trị lớn thời gian gần đây. Doanh nghiệp này huy động thành công 7.200 tỉ đồng trái phiếu với kỳ hạn một năm nhưng không có thông tin cụ thể về lãi suất. Pháp nhân này mới được thành lập cách đây một năm, tiền thân là Công ty TNHH Masterise Hưng Yên.
Một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living cũng đã huy động được 4.800 tỉ đồng thông qua lô trái phiếu kỳ hạn năm năm, lãi suất 9%/năm. Tiền thân, trước khi kinh doanh bất động sản, của Luxury Living là Công ty TNHH Masterise Living, thành lập tháng 3-2020.
Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nam An cũng chào bán thành công 4.700 tỉ đồng trái phiếu, kỳ hạn 18 tháng, với lãi suất 13%/năm. Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển đô thị Ngôi sao Phương Nam cũng phát hành thành công 4.695 tỉ đồng trái phiếu, kỳ hạn 18 tháng, với lãi suất 13%/năm.
Ngoài ra, trong tháng 3 còn có Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Dream City Villas phát hành thành công lô trái phiếu 2.300 tỉ đồng, kỳ hạn năm năm, với lãi suất 6%/năm. Mức lãi suất này khá thấp nếu so sánh với các lô trái phiếu phát hành khác cùng thời gian.
Trợ lực đến từ Nghị định 08
Hầu hết các nhận định đều cho rằng thị trường TPDN dần được “hâm nóng” trong tháng 3-2023 là nhờ Nghị định 08/2023 hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về trả nợ. Cụ thể, trước đây doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn trái phiếu đã phát hành, nhưng quy định mới sửa đổi cho phép kéo dài thời hạn của trái phiếu thêm tối đa hai năm.
Trong trường hợp trái chủ không đồng ý thay đổi này, doanh nghiệp “phải có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư”. Nếu quá trình đàm phán vẫn không đạt kết quả như mong đợi, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với trái chủ theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố.
Với trái phiếu chào bán trong nước, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán đầy đủ và đúng hạn nợ gốc, lãi bằng tiền đồng theo phương án công bố trước đó thì có thể đàm phán với trái chủ để thanh toán bằng những tài sản khác. Điều này cần đảm bảo nguyên tắc là trái chủ chấp thuận và doanh nghiệp phải công bố thông tin bất thường, chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản dùng để thanh toán.
Nghị định mới ban hành cũng tạm ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân. Theo quy định cũ, để mua TPDN phát hành riêng lẻ, nhà đầu tư cá nhân cần nắm giữ danh mục chứng khoán (không bao gồm giá trị vay ký quỹ) tối thiểu 2 tỉ đồng trong 180 ngày.
Quy định cũ về thời gian phân phối trái phiếu không quá 30 ngày (kể từ khi công bố thông tin đợt chào bán) cũng không còn hiệu lực thi hành. Điều này cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian tìm kiếm nhà đầu tư, tăng khả năng thành công cho đợt chào bán.
Tuy vậy, trên thực tế, thách thức mà doanh nghiệp phát hành phải đối mặt vẫn còn rất lớn trong ba quí còn lại của năm nay. Bộ Tài chính cho biết trong quí 1-2023, có 69 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi với tổng giá trị chậm thanh toán khoảng 19.200 tỉ đồng. Trong đó, 23 tổ chức phát hành có phương án đàm phán với nhà đầu tư và báo cáo cho HNX với khối lượng khoảng 9.600 tỉ đồng (chiếm 50% khối lượng chậm thanh toán).
Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đánh giá khối lượng trái phiếu đáo hạn sẽ tăng lên từ quí 2-2023 trở đi. Đơn vị này ước tính khoảng 113.000 tỉ đồng TPDN đáo hạn từ nay đến hết năm 2023 có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong số này, các công ty liên quan đến bất động sản với dòng tiền và nguồn tiền mặt yếu sẽ gặp rủi ro cao nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản từng lớn nhất Trung Quốc giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ Năm (13/4) ngay trong ngày đầu tiên được nối lại sau một năm bị đình chỉ giao dịch.
Ngành chứng khoán cao điểm mùa đại hội, trong năm nay nhóm công ty quy mô lớn có góc nhìn trái chiều về thị trường, do đó kế hoạch kinh doanh cũng có sự phân hóa. Câu chuyện nhóm dẫn đầu là làm sao...
(ĐTCK) Nhà đầu tư nổi tiếng Jeremy Grantham chỉ trích Warren Buffett vì Berkshire Hathaway đã chi hàng tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ thay vì trả cổ tức cho cổ đông.
(ĐTCK) Năm 2023, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vẫn là một năm “mong manh” với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp đã lên “dây cót” ngay từ đại hội cổ đông thường niên.
Sau khi trừ đi các chi phí, Chứng khoán BSC ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 121,5 tỷ đồng và 97,7 tỷ đồng, tăng tương ứng 27% và 17,3% so với quý I/2022.
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Bảo hiểm nhân thọ xử lý thách thức; Cổ phiếu ngân hàng có là “tâm điểm của các con sóng”; "Họ” dầu khí: Lợi nhuận sụt giảm; Doanh nghiệp niêm yết không còn "xấu...
Thống kê công bố thông tin có các giao dịch lớn đăng ký mua/bán và thông báo giao dịch cổ đông lớn của các cổ phiếu C69, CGV, IDP, BT6, PCT, IDJ, VTR, KSB, SSB, THP.
Cổ phiếu SHB liên tục ghi nhận các phiên giao dịch với thanh khoản tăng đột biến trong vài tuần trở lại đây, đặc biệt là trước thời điểm ĐHĐCĐ thường niên diễn ra.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/4: Theo dự báo của công ty chứng khoán, VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc, tích lũy trong biên độ hẹp kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1.060.
(ĐTCK) VN-Index vẫn đang dao động đi ngang sang phiên thứ 5 với vùng hỗ trợ ở 1.054-1.059 điểm. Xác suất chỉ số này mở rộng vùng dao động theo hướng giảm dần đang tăng lên, trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.