• CIM 11.56 0.06(0.56%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93088.44 602.64(0.64%)
  • GOLD 3319.725 31.790(0.97%)
  • WTI 62.42 0.19(0.31%)
  • EUR/USD 1.13832 0.01000(0.62%)
  • EUR/GBP 0.85434 0.00085(0.10%)
  • USD/CHF 0.82561 0.01000(0.61%)
  • USD/JPY 142.344 1.050(0.73%)
  • USD/CAD 1.38614 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.33222 0.01000(0.55%)
  • CAD/CHF 0.59556 0.00280(0.47%)
  • AUD/USD 0.64020 0.00442(0.69%)
  • NZD/USD 0.59887 0.00461(0.77%)
  • CIM 11.56 0.06(0.56%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93088.44 602.64(0.64%)
  • GOLD 3319.725 31.790(0.97%)
  • WTI 62.42 0.19(0.31%)
  • EUR/USD 1.13832 0.01000(0.62%)
  • EUR/GBP 0.85434 0.00085(0.10%)
  • USD/CHF 0.82561 0.01000(0.61%)
  • USD/JPY 142.344 1.050(0.73%)
  • USD/CAD 1.38614 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.33222 0.01000(0.55%)
  • CAD/CHF 0.59556 0.00280(0.47%)
  • AUD/USD 0.64020 0.00442(0.69%)
  • NZD/USD 0.59887 0.00461(0.77%)

Ngành dệt may có dễ chặn đà suy giảm xuất khẩu?

10:00 27/02/2024

Sau khi bị sụt giảm gần 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm ngoái, những tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, để chặn đà suy giảm xuất khẩu vẫn không phải là việc dễ với ngành xuất khẩu chủ lực này khi đơn hàng còn mang tính nhỏ lẻ cùng với hàng loạt thách thức mới từ ” hàng rào kỹ thuật” ở thị trường nhập khẩu.

Ngành dệt may có dễ chặn đà suy giảm xuất khẩu?

Đơn hàng dệt may đang tăng trở lại nhưng quy mô nhỏ lẻ và ngắn hạn. Ảnh minh họa: TL

Nhà máy dần thêm đơn hàng

Các nhà máy hoạt động trong tình trạng không đủ công suất gần như cả năm vừa qua. Hiện nay, Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dệt may Thành Công (TCM) gần như đã chạy hết công suất trở lại khi đã nhận khoảng 98% đơn hàng cho quí 1 và bắt đầu đón nhận những đơn hàng của quí 2-2024.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT của TCM, cho biết tình hình đơn hàng sản xuất đã có sự cải thiện những tháng gần đây. Ông Tùng tin rằng năm nay tình hình sẽ tốt hơn năm 2023, số lượng đơn hàng có xu hướng tăng dù không mạnh mẽ như sau đợt dịch Covid-19 và giá chưa thực sự tốt.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là Mỹ, thường chiếm hơn 50% kim ngạch. Do đó, theo ông Tùng, sự phục hồi của ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG gần đây cũng cho biết, tình hình đơn hàng của công ty tăng trở lại. Những đối tác lớn đã bán hết hàng tồn kho nên công ty đã ký được các đơn hàng may xuất khẩu với nhiều nhãn hàng như Decathlon, Columbia, The Children's Place, Sportmaster, Costco, Nike, Adidas…

Đơn hàng lớn sản xuất với các đối tác lớn đến nay TNG đã kín đến giữa năm. Đáng chú ý, kết quả kinh doanh cho thấy khá thuận lợi khi trong tháng đầu năm nay, TNG lãi sau thuế hơn 15 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Điều này có thể dự báo một năm kinh doanh tốt hơn.

Không riêng 2 doanh nghiệp nói trên, trao đổi với KTSG Online, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (Agtex), cho biết sau thời gian thu hẹp sản xuất hoặc phải đóng cửa vì thiếu đơn hàng của năm ngoái, khoảng 60% doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 6 tới.

Tương tự, về phía quản lý sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương, cũng chia sẻ nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến giữa năm. Thậm chí, một số doanh nghiệp hiện đã có hợp đồng xuất khẩu đến cuối năm.

Không riêng doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan cụng cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng vừa qua đạt 3,13 tỉ đô la Mỹ, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8% so với tháng cuối cùng của năm 2023.

Nhưng kỳ vọng phục hồi chưa rõ ràng

Với những kết quả ban đầu nói trên trên có thể thấy những tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện với ngành dệt may Việt Nam để có thể kỳ vọng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỉ đô la so với năm ngoái trở thành hiện thực.

Tuy vậy, không ít ý kiến cho rằng còn quá sớm để lạc quan ngành tăng trưởng trở lại trong bối cảnh thị trường quốc tế vẫn còn biến động. Trong đó đáng chú ý là những thách thức mới từ “hàng rào kỹ thuật” của các nước nhập khẩu, xung đột địa chính trị tại một số nước trên thế giới gia tăng và cạnh tranh giữa các nước có thế mạnh ngày càng gay gắt.

Theo đánh giá gần đây của SSI Research, triển vọng phục hồi của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2024 vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Ngành dệt may có dễ chặn đà suy giảm xuất khẩu?

Ngành dệt may vẫn còn đối diện nhiều thách thức. Ảnh minh họa: L. Hoàng

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ và châu Âu đều đang có xu hướng giảm xuống. Trong tháng 11-2023, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của Mỹ ở mức 4,1%, thấp hơn mức trung bình dài hạn là 8,8%.

“Việc lạm phát ở mức cao (theo giá trị tuyệt đối) cũng khiến cho giá trị các khoản tiết kiệm này bị giảm xuống. Đi cùng với môi trường kinh tế khó khăn, khiến mức chi tiêu không thiết yếu sẽ có phần hạn chế trong năm 2024”, các chuyên gia phân tích của SSI Research nhận định.

Hiện nhiều thương hiệu thời trang và nhà cung cấp trên thế giới cũng đưa ra nhận định “không chắc chắn” về triển vọng thị trường trong năm 2024.

Các nhà bán lẻ thời trang đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, bao gồm mức tồn kho cao, nhu cầu tiêu dùng thấp và cạnh tranh gia tăng. Do đó, theo SSI Research, các thương hiệu thời trang có thể sẽ phòng thủ trong kinh doanh. Điều này khiến các nhà cung cấp sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn hơn khi nhu cầu đơn hàng giảm xuống và tạo hiệu ứng trên cả chuỗi cung ứng.

Đáng chú ý là dù đơn hàng hiện có tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chủ yếu mang tính nhỏ lẻ. Theo nghiên cứu của Quỹ đầu tư VinaCapital công bố gần đây, đơn hàng cho ngành dệt may Việt Nam năm nay sẽ tích cực hơn năm 2023 nhưng các đơn hàng lại bị chia nhỏ và theo hình thức giao gấp nhiều hơn, thay vì kế hoạch nhập hàng từ 6-12 tháng như trước.

Trong đó, nhu cầu từ Mỹ – thị trường lớn nhất sản phẩm ngành này Việt Nam còn yếu sẽ kìm hãm quá trình phục hồi của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Ngoài ra, một số nhà cung cấp đang chuyển nhà máy đến các nước có nhân công rẻ hơn, đặc biệt là Bangladesh. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh về giá đối với các đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo khảo sát của các nhà bán lẻ lớn, mặc dù Việt Nam được đánh giá cao hơn Bangladesh về chất lượng và năng lực sản xuất, nhưng Bangladesh có lợi thế về chi phí, thuế và các khoản trợ cấp của chính phủ (từ hải quan đến trợ cấp lãi suất).

Trao đổi với KTSG Online sau chuyến khảo sát hiện trạng sản xuất của ngành dệt may Bangladesh, Giám đốc điều hành Công ty may mặc Dony Phạm Quang Anh cho biết, nhờ phí nhân công thấp nên giá thành sản phẩm may mặc cùng loại làm ra của nước này thấp hơn của Việt Nam khoảng 15%. Doanh nghiệp dệt may ở quốc gia này cũng đẩy nhanh thực hiện “xanh hóa”, yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu và nhãn hàng thời trang thế giới đặt ra.

Ngành dệt may có dễ chặn đà suy giảm xuất khẩu?

Bangladesh cùng với Việt Nam là hai quốc gia nổi bật trong gia công may mặc. Ảnh: TL

Các chuyên gia trong ngành còn chỉ ra rằng dệt may còn phải đối diện với hai thách thức lớn. Đầu tiên là hiệu suất khai thác các nhà máy ở trong nước của Trung Quốc vẫn còn thấp nên về chính sách vĩ mô họ sẽ tăng cường sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Áp lực từ chênh lệch tỷ giá chỉ là một trong số thách thức ngành dệt may phải vượt qua ở năm nay. Bởi lẽ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chartered Bank… đều đang đưa ra dự báo đồng Euro, bảng Anh, yên Nhật đều lên giá so với đồng đô la Mỹ trong năm 2024. Đồng Việt Nam vì vậy cũng khó có xu thế giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ.

Ngành còn phải đối diện với hàng loạt khó khăn từ “hàng rào kỹ thuật” của các quốc gia nhập khẩu, nhãn hàng thời trang. Đó là việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như chiến lược “thời trang bền vững”, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU…

Các doanh nghiệp trong ngành cũng nhận định, nếu năm 2023 là một năm “bất ổn” do các yếu tố chính trị và kinh tế thì năm 2024 được dự báo là một năm “bất định”, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Với tỷ lệ xuất khẩu chiếm hơn 80% tổng giá trị sản xuất, dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới.

Môi trường kinh doanh nhiều thay đổi, áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong khi các lợi thế về chi phí của Việt Nam đã không còn như trước. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, sáng tạo các giá trị mới để duy trì thị trường và khách hàng.

“Đơn hàng có quay trở lại nhưng chưa đạt được như sự kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp làm những đơn hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp và người lao động chưa quay lại guồng làm việc như thời điểm trước dịch”, ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch AGTEK nói.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh” lợi nhuận, ưu tiên quyền lợi người lao động, tiếp đến là cổ đông… Giữ chân người lao động không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỉ đô la vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia
1 năm trước
(KTSG Online) - Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỉ đô la Mỹ, tập trung
Nhân lực ngành bán dẫn cần kế hoạch đào tạo 'bắt kịp' xu hướng đầu tư
Nhân lực ngành bán dẫn cần kế hoạch đào tạo 'bắt kịp' xu hướng đầu tư
1 năm trước
(KTSG Online) - Việt Nam đang thu hút các nhà sản xuất ngành công nghiệp bán dẫn quốc tế đến đầu tư. Để nắm bắt được cơ hội này, các chuyên gia cho rằng,
Đà Nẵng đề xuất thí điểm lập khu thương mại tự do
Đà Nẵng đề xuất thí điểm lập khu thương mại tự do
1 năm trước
(KTSG Online) - Tại phiên họp về sửa đổi, bổ sung nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng mới đây, địa phương đề
Doanh nghiệp Đức muốn mở rộng hợp tác về chuyển đổi xanh với Việt Nam
Doanh nghiệp Đức muốn mở rộng hợp tác về chuyển đổi xanh với Việt Nam
1 năm trước
(KTSG Online) - Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens (Đức) mong muốn mở rộng
Thấp thỏm mua bán mở hàng cà phê
Thấp thỏm mua bán mở hàng cà phê
1 năm trước
(KTSG) - Những biến động gần đây về cung cầu, chuỗi cung ứng và chính sách tiền tệ đã tạo nên một bức tranh sinh động nhưng đầy rủi ro trên các thị trường
Cảng Trần Đề có sức hấp dẫn hàng hóa nhưng cần tính kỹ về quy mô đầu tư
Cảng Trần Đề có sức hấp dẫn hàng hóa nhưng cần tính kỹ về quy mô đầu tư
1 năm trước
(KTSG Online) – Đầu tư cảng cửa ngõ Trần Đề cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là cần thiết khi căn cứ vào dự báo nguồn hàng qua cảng.
TPHCM: Thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn các dự án trọng điểm
TPHCM: Thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn các dự án trọng điểm
1 năm trước
(KTSG Online) - Trong quí 1-2024, TPHCM đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ từ 12% trở lên. Lãnh đạo thành phố cũng đã có hướng dẫn liên quan
Hàng loạt giải pháp tăng quản lý vốn đầu tư công
Hàng loạt giải pháp tăng quản lý vốn đầu tư công
1 năm trước
(KTSG Online) - Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan liên quan xác định trách nhiệm, xử lý tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định về công tác quyết
Đà Nẵng điều chỉnh việc sử dụng đất tại 6 phân khu
Đà Nẵng điều chỉnh việc sử dụng đất tại 6 phân khu
1 năm trước
(KTSG Online) - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về phê duyệt kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn
Tình trạng 'nhảy việc' không còn lặp lại trên thị trường lao động sau Tết
Tình trạng 'nhảy việc' không còn lặp lại trên thị trường lao động sau Tết
1 năm trước
(KTSG Online) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM và Bình Dương đã tăng cường tuyển dụng lao động số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu
Doanh nghiệp nội-ngoại 'đua' đầu tư trên thị trường logistics
Doanh nghiệp nội-ngoại 'đua' đầu tư trên thị trường logistics
1 năm trước
(KTSG Online) – Thị trường logistics đang diễn ra cuộc “đua” đầu tư giữa các doanh nghiệp. Sự tham gia và đầu tư mạnh của các doanh nghiệp trong nước thời
Đề xuất tăng số đoạn cho vượt xe trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Đề xuất tăng số đoạn cho vượt xe trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn
1 năm trước
(KTSG Online) - Khu Quản lý Đường bộ II đề xuất bổ sung cọc tiêu dẫn hướng, đinh phản quang, điều chỉnh vị trí, nội dung bảng báo hiệu và điều chỉnh phân
Thứ Năm, 24/04/2025
20:00
   
BelgiumEURBelgium
   
-14.7
-15.9
-15.1
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -5.9%
Dự báo: -3.0%
Trước đó: 4.4%
-5.9%
-3.0%
4.4%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.02M
Dự báo: 4.14M
Trước đó: 4.27M
4.02M
4.14M
4.27M
11 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 88B
Dự báo: 69B
Trước đó: 16B
88B
69B
16B
19 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -2
-2
19 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1
1
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.240%
4.240%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.235%
4.235%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiềnNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiền
4 giờ trước
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơnGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơn
4 giờ trước
(ĐTCK)  Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?
4 giờ trước
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồng
4 giờ trước
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025
5 giờ trước
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trườngChủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường
6 giờ trước
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
Nhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểmNhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểm
6 giờ trước
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Trung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với MỹTrung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với Mỹ
6 giờ trước
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
Chủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầuChủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
6 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
VIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đôngVIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đông
6 giờ trước
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnhGiá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
7 giờ trước
Sau hai tuần giảm liên tiếp, giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh trong chiều ngày 24/4.
NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5
7 giờ trước
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.