Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) công bố BCTC kiểm toán, lợi nhuận tăng 73%
21:33 28/03/2025
Tăng trưởng ấn tượng của LPBank (LPB) còn đến từ 'sức mạnh nội sinh', thể hiện qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 12.168 tỷ đồng, tăng 73% so với năm trước, hoàn thành 116% kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Những con số “biết nói”
Năm 2024 đánh dấu một năm tăng tốc mạnh mẽ của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - mã chứng khoán LPB) với những kết quả kinh doanh ấn tượng, thể hiện tầm nhìn chiến lược đột phá và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức. Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2024 vừa công bố của ngân hàng này không chỉ cho thấy sự tăng trưởng về quy mô, mà còn đặc biệt nổi bật ở hiệu quả sinh lời và khả năng quản trị chi phí, khẳng định vị thế trong nhóm các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất ngành.
Theo BCTC hợp nhất năm 2024 vừa được công bố, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong lịch sử, đạt 12.168 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2023. Kết quả này không chỉ vượt xa các mục tiêu đề ra mà còn đưa LPBank vào nhóm các ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ nhiều yếu tố quan trọng, trong đó phải kể đến tăng trưởng thu nhập lãi thuần nhờ vào việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng, tập trung vào phân khúc khách hàng khu vực nông thôn và đô thị loại 2, nơi tiềm năng tăng trưởng vẫn còn nhiều dư địa.
Chiến lược này không chỉ giúp LPBank mở rộng thị phần, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đẩy lùi tín dụng đen. Việc triển khai các gói giải pháp tài chính “may đo” cho từng đối tượng khách hàng, từ tiểu thương, hộ kinh doanh đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã tạo nên “cú hích” quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Tổng Giám đốc LPBank, ngân hàng tập trung chiến lược vào hai nhóm khách hàng cá nhân và SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa). “Với khách hàng cá nhân, LPBank tập trung vào các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu thiết yếu như mua nhà cho khách hàng trẻ, mua xe hay cho sinh viên vay học phí. Còn đối với nhóm khách hàng SME, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên, đồng thời đưa ra các gói giải pháp tài chính được thiết kế riêng”, ông Khánh nhấn mạnh.
Tăng trưởng ấn tượng của LPBank còn đến từ “sức mạnh nội sinh”, thể hiện qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản trị rủi ro. LPBank cũng là ngân hàng chủ động triển khai các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực từ biến động thị trường, nhờ đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm trên 30% so với cùng kỳ, còn 1.954 tỷ đồng.
Việc kiểm soát tốt nợ xấu, duy trì tỷ lệ 1,51%, cho thấy LPBank có năng lực quản trị rủi ro hiệu quả. Điều này giúp ngân hàng đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Thêm vào đó, việc đa dạng hoá nguồn thu bằng việc tăng tỷ trọng các khoản thu từ những dịch vụ khác ngoài việc cho vay, giúp cho ngân hàng có thêm nguồn thu nhập, cũng như giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn thu truyền thống.
LPBank công bố BCTC hợp nhất sau kiểm toán với LNTT đạt 12.168 tỷ đồng
Kết thúc năm 2024, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của LPBank đạt 25,10%, và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 2,18%. Những chỉ số này không chỉ cao vượt trội so với mức trung bình ngành, mà còn phản ánh rõ nét hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, minh chứng cho các chiến lược kinh doanh hiệu quả của LPBank.
Việc tối ưu hóa chi phí hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình, rà soát và cải tiến các quy trình cũng giúp LPBank nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu chi phí. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm từ 36,86% xuống 29,15% so với 2023 cho thấy hiệu quả trong quản lý chi phí.
Những con số ấn tượng kể trên của LPBank được nhiều chuyên gia đánh giá là kết quả của sự tổng hòa các yếu tố chiến lược và vận hành hiệu quả. LPBank có chiến lược cụ thể, tập trung vào tăng trưởng tín dụng chất lượng, đa dạng hóa nguồn thu, quản lý rủi ro chặt chẽ và tối ưu hóa chi phí hoạt động, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng, việc LPBank duy trì được các chỉ số sinh lời cao cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt, nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội thị trường.
Những con số biết nói của LPBank năm 2024
Mở rộng quy mô hoạt động
Nhìn từ báo cáo tài chính 2024 cũng cho thấy LPBank không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, thể hiện qua tổng tài sản của LPBank đạt 508.330 tỷ đồng, tăng 32,77% so với năm 2023. Tổng dư nợ cho vay đạt 331.606 tỷ đồng, tăng 20,39% so với năm 2023, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng.
Tiền gửi của khách hàng tăng 19,28%, đạt 283.172 tỷ đồng, minh chứng cho sự tin tưởng của khách hàng và hiệu quả trong hoạt động huy động vốn. Đặc biệt, chiến lược phát triển phân khúc bán lẻ đã cho thấy hiệu quả khi thu hút được 61% tổng tiền gửi từ khách hàng cá nhân, xây dựng cơ sở vốn ổn định cho ngân hàng.
Đáng chú ý, đầu năm 2025, LPBank đã hoàn tất phát hành gần 429,7 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 16,8%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 29.873 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 trên báo cáo tài chính kiểm toán của LPBank.
Ngày 27/4/2025 tới đây, LPBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại TP. Ninh Bình. Đại hội lần này dự kiến thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025 cùng một số vấn đề quan trọng khác.
(ĐTCK) Mặc dù lạc quan về triển vọng tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, song việc kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của các ngân hàng trong năm 2025.
Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục vào vì giới đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang. Kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy đà tăng của tài sản trú ẩn an toàn.
Ngày 28/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB: HoSE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Đây là một trong hai ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội cổ đông thường niên mùa 2025, cùng với VIB.
Sáng ngày 28/03/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Đà Lạt nhằm trình kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng vốn, phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Khảo sát vào ngày 28/3 cho thấy, tỷ giá won Hàn Quốc ghi nhận giảm hai chiều giao dịch tại một số ngân hàng. Hiện tại, tỷ giá mua bằng chuyển khoản đang dao động trong khoảng 16,69- 17,58 VND/KRW.
Công an khuyến cáo người dân khi chuyển nhầm tiền đến tài khoản người khác hoặc nhận tiền chuyển nhầm mà không xác định được người gửi, nên đến trình báo cơ quan công an nơi gần nhất.
Khảo sát ngày 28/3, tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng VietinBank tiếp đà giảm. Hiện, tỷ giá USD đang được giao dịch ở mức 25.393 VND/USD khi mua vào và 25.753 VND/USD khi bán ra.
Ghi nhận ngày 28/3 cho thấy. tỷ giá đô Úc tiếp tục điều chỉnh giảm tại tất cả các ngân hàng. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá AUD cũng tăng hiện đang ở mức 16.076 - 16.176 VND/AUD ở hai chiều giao dịch.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.