Nga giáng đòn mạnh với Mỹ: Tuyên bố cắt giảm xuất khẩu loại nhiên liệu Mỹ phụ thuộc rất nhiều, có thể khiến hàng loạt nhà máy chao đảo vì thiếu điện diện rộng
14:58 26/11/2024
Mỹ vẫn phụ thuộc vào Nga khi nhập khẩu tới 27% lượng uranium đã làm giàu để vận hành các lò phản ứng hạt nhân thương mại. Trong khi đó, Nga tuyên bố cắt giảm xuất khẩu uranium sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuần trước, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do nước này sản xuất. Đây là điều mà chính phủ Nga cho rằng có nguy cơ leo thang thành xung đột hạt nhân. Trong khi đó, Điện Kremlin đã phản ứng bằng cách công bố sự thay đổi trong học thuyết hạt nhân và tuyên bố cắt giảm xuất khẩu uranium sang Mỹ.
Trong bối cảnh Mỹ liên tục kêu gọi các đồng minh áp lệnh trừng phạt với Nga, thì quốc gia này vẫn phụ thuộc vào Nga khi nhập khẩu tới 27% lượng uranium đã làm giàu để vận hành các lò phản ứng hạt nhân thương mại (hơn 90 lò).
Trong năm 2023, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ chi hơn 800 triệu USD để mua uranium được làm giàu từ Rosatom, tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước của Nga và các công ty con. Điện hạt nhân chiếm 19% tổng lượng điện tiêu thụ ở Mỹ. Nước này bắt đầu phụ thuộc vào uranium từ Nga để sản xuất điện hạt nhân vào những năm 1990.
Thị trường giao ngay cũng ngay lập tức phản ứng với thông báo của Nga, nhưng điều bất ngờ là giá uranium giảm 4%. Hầu hết khách hàng mua uranium, chủ yếu là các nhà máy điện hạt nhân, đều có kho dự trữ và hợp đồng dài hạn.
Do đó, giá giao ngay chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành khai thác uranium đã tăng vọt, khi thị trường dự đoán rằng áp lực với nguồn cung bên ngoài Nga sẽ cao hơn.
Diễn biến này cho thấy các nhà nhập khẩu kim loại trên toàn cầu dễ bị tác động bởi các sự kiện địa chính trị. Khi mối quan hệ giữa một nước xuất khẩu khoáng sản lớn và một “ông lớn” nhập khẩu khoáng sản trở nên căng thẳng, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Dù quốc gia xuất khẩu sẽ mất một phần doanh thu, nhưng tình trạng thiếu hụt vật liệu và năng lượng quan trọng có thể gây ra những rủi ro lớn hơn. Việc không có đủ uranium cho các nhà máy điện hạt nhân có thể khiến hoạt động phát điện gặp gián đoạn lớn.
Trong khi đó, Mỹ rất dễ bị ảnh hưởng trong những đợt cắt giảm như vậy. Năm 2022, nước này đã phải nỗ lực để tăng khả năng “tự cung tự cấp”. Nền kinh tế lớn nhất thế giới phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các khoáng sản bao gồm niken, đồng, vonfram, cadmium, paladi, nhôm và silicon. Và sự phụ thuộc đó sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều.
Về sản lượng khoáng sản, Trung Quốc dẫn đầu thế giới và Nga đứng thứ 3, Iran đứng thứ 10. Cả 3 quốc gia này đều là nhà xuất khẩu khoáng sản có mối quan hệ không mấy ôn hoà với Mỹ và các đồng minh. Hàng loạt lệnh trừng phạt đang gây áp lực cho Nga và Iran, cùng với đó là mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc có khả năng còn leo thang.
Dù Mỹ đứng thứ 2 thế giới về sản lượng khai thác khoáng sản nhưng nước này lại tiêu thụ quá nhiều sản phẩm của họ, đến mức vẫn là nước nhập khẩu lớn.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990, nhiều người nhận định rằng thị trường toàn cầu sẽ có sự thống nhất, ít bị gián đoạn và trong môi trường hoà bình. Sự thuận lợi này kéo dài cho đến thời kỳ đại dịch, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và căng thẳng giữa Nga - Ukraine tăng lên.
Do đó, sự thay đổi quy mô lớn và liên tục của các hoạt động thương mại đã diễn ra. Hoạt động sản xuất trong nước được khuyến khích nhiều hơn, vừa thúc đẩy tăng trưởng việc làm nội địa, vừa giảm thiểu rủi ro dễ bị tổn thuơng nếu mất nguồn nhập khẩu.
Trong bối cảnh đó, xu hướng phi toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh. Và những “ông trùm” hàng hoá cũng có nhiều quyền lực hơn do những nguyên liệu đó đóng vai trò quan trọng với cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.
Việc Nga siết chặt hoạt động xuất khẩu uranium sang Mỹ là một dấu hiệu khác cho thấy xu hướng này đang gia tăng. Còn tại EU, hành động tương tự của Nga đối với dòng chảy khí đốt cũng góp phần khiến Đức phải đối mặt với 2 năm kinh tế suy thoái.
Tỷ phú Warren Buffett đã chỉ định ba người ủy thác độc lập giám sát hoạt động từ thiện sau khi con cái ông qua đời. Ông cũng tuyên bố quyên góp thêm 1,1 tỷ USD cổ phiếu Berkshire Hathaway cho bốn quỹ từ thiện.
Tỷ phú Scott Bessent có thể khuyên ông Trump cân nhắc cách tiếp cận mềm mỏng hơn với lạm phát, giảm bớt các quy định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sạch.
"Nhà hiền triết xứ Omaha" Warren Buffett - người đang sở hữu khối tài sản khổng lồ 148 tỷ USD ở tuổi 94, vừa hé lộ kế hoạch di sản đầy ý nghĩa và những lời khuyên quý giá về việc để lại tài sản cho thế hệ sau.
Trong khi 8 doanh nghiệp Nhật Bản bị loại khỏi chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI thì một cái tên mới lại trở thành đại diện quốc gia duy nhất được xếp hạng vào chỉ số này.
Là một nhà đầu tư và cũng có tiếng ôn hòa hơn so với nhiều ứng viên khác cho cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ, tỷ phú Bessent được kỳ vọng sẽ làm dịu lập trường của ông Trump, người sẽ...
Từ vị thế "ông trùm" trong ngành y tế Thái Lan, ông Boon Vanasin - nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Tập đoàn chăm sóc sức khỏe Thonburi Healthcare Group (THG) - giờ đây đang bị Interpol truy nã đỏ với cáo...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.