Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc, chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường, GDP có thể 'bốc hơi' 1,6 nghìn tỷ USD
14:14 02/10/2024
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc Mỹ thu hồi Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Trung Quốc có thể khiến lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới tăng và GDP giảm mạnh.
Tuần trước, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đề xuất dự luật chấm dứt Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Trung Quốc với lý do cơ chế này đã dẫn đến mối quan hệ mất cân bằng và không công bằng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chính trị gia Mỹ thường đe dọa thu hồi PNTR. Năm ngoái, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố ông sẽ “loại bỏ hoàn toàn” sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bằng cách chấm dứt thỏa thuận này.
Dưới quy chế PNTR, Mỹ đối xử bình đẳng với các đối tác thương mại và trao cho họ những lợi thế như thuế quan thấp hơn cũng như ít rào cản thương mại hơn.
Washington đã cấp quy chế PNTR cho Bắc Kinh vào năm 2000, sau khi Trung Quốc đồng ý gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kể từ đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng gấp 4 lần lên 536 tỷ USD vào năm 2022. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Mỹ bao gồm máy móc, thiết bị cơ khí và đồ nội thất. Các chính trị gia tuyên bố rằng làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn vào Mỹ đã khiến việc làm trong nước bị thiệt hại.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc từ 2001-2022 (Đơn vị: Tỷ USD). Nguồn: Cục Thống kê Mỹ.
Mỹ duy trì PNTR với hầu hết các quốc gia. Việc xóa bỏ tình trạng thương mại này sẽ đưa Trung Quốc vào cùng hạng mục với các quốc gia như Nga, Triều Tiên, Cuba và Belarus.
Dự luật mới, do các Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Marco Rubio và Josh Hawley đề xuất, sẽ tìm cách chấm dứt PNTR và áp dụng thuế quan theo từng giai đoạn đối với các sản phẩm của Trung Quốc trong 5 năm. Những người ủng hộ cho rằng việc thu hồi quy chế này sẽ bảo vệ Mỹ trước sự mở rộng thị trường của Trung Quốc và cải thiện khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc xóa bỏ tình trạng thương mại có thể làm tăng chi phí hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ, từ đó gây ra lạm phát và khiến GDP giảm. Họ cho rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu Trung Quốc trả đũa, dẫn đến thâm hụt thương mại có khả năng cao hơn nữa.
Viện nghiên cứu tự do Cato cho biết việc áp thêm thuế quan sau khi thu hồi PNTR sẽ gây thêm bất ổn kinh tế và làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty Mỹ.
Theo công ty tư vấn Oxford Economics, cho biết việc thu hồi PNTR có nghĩa là xóa bỏ mọi loại trừ đối với thuế quan Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ, áp dụng mức thuế nhập khẩu tương tự như các quốc gia không có quan hệ thương mại bình thường như Triều Tiên và Cuba. Các chuyên gia của Oxford Economics ước tính tổng thiệt hại đối với GDP Mỹ là 1,6 nghìn tỷ USD trong 2025-2030 và 744.000 việc làm biến mất, trong trường hợp Trung Quốc không trả đũa.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết tác động sẽ không đồng đều trên toàn nền kinh tế. Các lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất và khai khoáng chịu thiệt hại lớn nhất.
“Việc hủy bỏ PNTR đối với Trung Quốc sẽ khiến việc làm trong các lĩnh vực này sụt giảm, dẫn đến tình trạng tái phân bổ lao động vào lĩnh vực dịch vụ. Có lẽ đây không phải là kết quả mà những người ủng hộ việc hủy bỏ PNTR mong muốn”, các tác giả viết. Báo cáo Peterson cho biết động thái này có thể làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ.
Bên cạnh những tác động đối với Mỹ và Trung Quốc, Deborah Elms từ nhóm vận động thương mại Hinrich Foundation cho biết động thái đơn phương như vậy có thể tác động đến hệ thống thương mại toàn cầu và khiến các thành viên khác của WTO hành động.
Trong 1 ghi chú, Deborah Elms cho biết: “Một khi thần đèn thoát khỏi chiếc đèn, rất có thể các thành viên WTO khác sẽ làm theo Mỹ bằng cách áp đặt một loạt các hạn chế thuế quan mới đối với nhau”.
Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ cho biết máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng, hiện đang được miễn thuế theo Mục 301, sẽ phải tăng giá nếu quy chế PNTR bị hủy bỏ.
Ed Brzytwa, Phó Chủ tịch thương mại quốc tế của hiệp hội, cho biết: “Một số nhà hoạch định chính sách ở Washington dường như nghĩ rằng việc thu hồi quy chế quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc là một cách để 'gây hấn' với Trung Quốc, nhưng báo cáo của chúng tôi cho thấy rằng họ thực sự đang 'gây hấn' với người tiêu dùng Mỹ”.
Việc xóa bỏ PNTR sẽ cần phê duyệt của tổng thống. Vào năm 2022, Nhà Trắng, với sự ủng hộ của Quốc hội, đã hủy bỏ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/9 cho biết tình hình trên tiền tuyến "cực kỳ khó khăn" và các lực lượng của Ukraine phải làm mọi thứ có thể để đạt được mục tiêu đã đề ra trong mùa thu này.
Đây là một diễn biến quan trọng đối với đồng tiền tệ từng bị các trader đánh giá thấp trong vài năm qua vì sự biến động, trái ngược với vị thế trước đây là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Cuộc đình công tại nhiều cảng biển lớn của Mỹ có thể khiến giá thực phẩm, ô tô và nhiều hàng hóa khác đi lên. Điều an ủi là tác động lên nền kinh tế có thể chỉ ở mức khiêm tốn nếu đình công không kéo dài quá lâu.
Những nhà phân tích dầu mỏ hiện đang nhận thấy mối đe dọa thực sự với nguồn cung toàn cầu sau khi Iran phóng tên lửa vào Israel, động thái có thể làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông.
Thị trường dầu mỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ bị xáo trộn mạnh sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo vào Israel, đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc xung đột Trung Đông. Các...
Chuyện gì đang xảy ra với Samsung? Tờ Yahoo Finance cho hay hãng Samsung Electronics sẽ sa thải hàng nghìn lao động tại các thị trường Đông Nam Á, Australia và New Zealand. Cụ thể, nguồn tin của Yahoo cho biết...
Tình trạng nghèo đói tại quốc gia Nam Mỹ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi chi tiêu cho một số phúc lợi xã hội bị cắt giảm do chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Kết phiên ngày 1/10, chứng khoán Mỹ giảm vì căng thẳng ở Trung Đông gia tăng. Tâm lý hào hứng của nhà đầu tư sau một quý tăng trưởng mạnh phần nào hạ nhiệt.
Mỹ dọa sẽ loại Kyrgyzstan khỏi hệ thống SWIFT và cấm nước này giao dịch bằng đô la nếu tiếp tục cung cấp công cụ tài chính giúp hàng hóa chảy sang Nga.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.