Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Đại sứ Nam Phi "không còn được chào đón" ở Mỹ nữa, trong bối cảnh Washington và quốc gia châu Phi liên tục mâu thuẫn.
Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Ebrahim Rasool.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Rubio cho rằng Đại sứ Ebrahim Rasool là "chính trị gia kích động tư tưởng kỳ thị chủng tộc" với Tổng thống Donald Trump. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố nhà ngoại giao Nam Phi "không được hoan nghênh".
Ông Rubio đăng bài viết này khi đang bay trở về Washington sau khi dự cuộc họp các ngoại trưởng G7 ở Canada. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra giải thích cho quyết định này.
Tuy nhiên, ông Rubio gắn đường dẫn đến bài viết trên Breitbart về phát biểu của Đại sứ Rasool ngày 14/3, trong hội thảo trực tuyến của một nhóm chuyên gia tư vấn Nam Phi. Tại đó, Đại sứ Rasool nói về các hành động của chính quyền Tổng thống Trump khi Mỹ sẽ sớm trở thành nơi mà người da trắng sẽ không còn chiếm đa số nữa.
Tổng thống Trump và tỷ phú Elon Musk - người gốc Nam Phi, đều chỉ trích chính phủ do người da đen lãnh đạo của quốc gia này về luật đất đai mới mà họ cho là phân biệt đối xử với người da trắng.
Mỹ hiếm khi trục xuất một đại sứ nước ngoài, thường chỉ nhắm vào các nhà ngoại giao cấp thấp.
Vào thời kỳ đỉnh điểm của căng thẳng giữa Mỹ và Nga, kể cả trong Chiến tranh Lạnh và khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Washington và Mátxcơva đều không trục xuất đại sứ tương ứng.
Ông Rasool là đại sứ Nam Phi tại Mỹ từ năm 2010 – 2015, sau đó trở lại vị trí này vào tháng 1 năm nay.
Khi còn nhỏ, ông và gia đình đã bị đuổi khỏi một khu phố ở Cape Town dành cho người da trắng. Ông Rasool trở thành một nhà vận động chống chế độ phân biệt chủng tộc , từng thụ án tù vì hoạt động trong phong trào này. Ông tự nhận mình là đồng chí của cố Tổng thống Nelson Mandela, một biểu tượng của phong trào chống Apartheid. Sau đó, ông trở thành chính trị gia trong đảng Đại hội Dân tộc Phi của nhà lãnh đạo Mandela.
Trong hội thảo trực tuyến ngày 14/3, Đại sứ Rasool nói bằng ngôn ngữ học thuật về những hành động của chính quyền Trump nhằm xoá bỏ các chương trình đa dạng và công bằng, cũng như triển khai chính sách siết chặt nhập cư.
"Cuộc tấn công của những người theo chủ nghĩa tối cao vào quyền lực đương nhiệm, chúng ta thấy điều đó trong chính trị trong nước của Mỹ, phong trào MAGA, phong trào Make America Great Again, không chỉ là phản ứng với bản năng tối cao mà còn là bằng chứng rất rõ ràng cho thấy sự thay đổi lớn về nhân khẩu học ở Mỹ, trong đó người da trắng chiếm 48% trong số các cử tri đi bỏ phiếu ở Mỹ”, Đại sứ Nam Phi nói.
Ông cũng nói đến việc tỷ phú Musk bắt tay các nhân vật cực hữu ở châu Âu , gọi đó là báo hiệu của một phong trào toàn cầu đang cố gắng tập hợp những người coi mình là một phần của "cộng đồng người da trắng đang gặp khó khăn".
Đại sứ Rasool không chỉ trích ông Trump, mà đưa ra những lời khuyên để đối phó với chính quyền đương nhiệm Mỹ. Ông cho rằng "đây không phải là lúc để chống đối Mỹ” mà "hãy tránh những điều làm Mỹ tức giận".
Tổng thống Trump vừa ký một sắc lệnh cắt giảm viện trợ và hỗ trợ cho Chính phủ Nam Phi. Sắc lệnh nói rằng người Afrikaner ở Nam Phi - chủ yếu là hậu duệ của những người đến Nam Phi thời thuộc địa Hà Lan, đang trở thành mục tiêu khi Chính phủ Nam Phi áp dụng luật mới để cho phép chính phủ tịch thu đất tư nhân.
Chính phủ Nam Phi phủ nhận luật mới liên quan đến chủng tộc và cho biết những tuyên bố của Tổng thống Trump về quốc gia và luật của họ đầy rẫy thông tin sai lệch và bóp méo.
Ông Trump cũng công bố kế hoạch cấp quy chế tị nạn cho người Afrikaner đến Mỹ. Cộng đồng này là một bộ phận của nhóm thiểu số da trắng ở Nam Phi.
Tỷ phú Musk nêu bật luật đất đai trong các bài đăng trên mạng xã hội và coi đó là mối đe dọa đối với nhóm thiểu số da trắng ở Nam Phi.
Đầu tháng này, ông Musk cũng chỉ trích Chính phủ Nam Phi về các quyết định kinh tế, cho rằng chính phủ nước này không hợp tác với hãng Starlink của ông "vì tôi không phải người da đen".
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bị “bắt cóc” rồi đưa đến toà án ở La Hay, Hà Lan, và tình hình sức khoẻ hiện nay quá yếu để cung cấp lời khai, luật sư của ông nói với các thẩm...
Bộ Năng lượng Mỹ hôm qua (14/3) đã chỉ định Hàn Quốc là quốc gia "nhạy cảm", sau khi Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol áp đặt lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn và trong bối cảnh lo ngại Hàn Quốc có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.
Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.
Lầu Năm Góc tái khẳng định cam kết bền vững với Seoul sau khi Hàn Quốc bị loại khỏi chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sự kiện Mỹ thành lập Kho dự trữ tiền số chiến lược được đánh giá là bước đi táo bạo của Tổng thống Donald Trump nhằm hiện thực hóa mong ước biến Mỹ trở thành “Thủ đô tiền kỹ thuật số của thế giới”.
Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi một video lan truyền trên mạng cho thấy hai thực khách tiểu vào nồi lẩu. Công ty đã lên tiếng xin lỗi, cam kết bồi thường cho...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.