Một mã cổ phiếu bị bán tháo mạnh chưa từng có trong lịch sử hoạt động, vì đâu nên nỗi?
10:46 15/05/2024
Doanh nghiệp này từng là một trong những hãng taxi lớn nhất Việt Nam, chiếm giữ tới 45% thị phần tại TP. Hồ Chí Minh, 60% thị phần tại Bình Dương và Đồng Nai.
Trong phiên giao dịch ngày 14/5, mã cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) bất ngờ có một phiên giảm điểm cực sâu dù phiên trước đó ghi nhận mức tăng 1,44% và phiên giao dịch ngày 9/5 mã này tăng kịch trần.
Cùng với việc giảm điểm mạnh, cổ phiếu này bị bán ra với khối lượng kỷ lục, khối lượng khớp lệnh lên đến hơn 2,7 triệu cổ phiếu, cao nhất kể từ khi niêm yết. Lực bán chủ yếu đến từ khối ngoại với khối lượng bán ròng gần 2 triệu đơn vị.
Khả năng cao là cổ đông ngoại Tael Two Partners đã tranh thủ bán bớt cổ phiếu VNS trong phiên giao dịch này. Bởi lẽ, trước đó, quỹ ngoại này đã đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu VNS với mục đích cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 14/5 đến 13/6/2024.
Việc cổ phiếu này giảm điểm ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 2024 bằng tiền với tỷ lệ 15%. Vinasun sẽ chốt danh sách cổ đông là ngày 16/5 tới đây và thời gian thanh toán dự kiến vào 28/5/2024.
Đồ họa: PL
Vinasun hiện đang kinh doanh ra sao?
Tiền thân của Vinasun là Công ty TNHH Thương Dịch vụ và Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam được thành lập năm 1995 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng.
Đến năm 2003, kinh doanh taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu taxi Vinasun, chuyển đổi thành Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng.
Địa bàn hoạt động cũng như thị trường mà Vinasun Corp đã và đang hoạt động là từ miền Trung vào miền Nam, cụ thể trải dài từ Thừa Thiên Huế cho tới Kiên Giang.
Tại thời điểm hiện nay, Vinasun Corp đang tập trung đẩy mạnh dịch vụ vận tải và lữ hành ở các thành phố lớn, trọng điểm nước ta như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Đồng Tháp – Vĩnh Long. Tính đến hết năm 2023, tổng số xe kinh doanh của công ty là là 2.800 chiếc, trong đó có 210 xe hoạt động theo mô hình hợp tác kinh doanh.
Trong cơ cấu cổ đông của công ty, cổ đông trương nước chiếm 79,91%, cổ đông nước ngoài chiếm 20,09%.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty, lợi nhuận sau thuế của Vinasun đạt hơn 22 tỷ đồng, giảm 58% so với mức thực hiện trong cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lãi thấp nhất của doanh nghiệp trong 8 quý, kể từ quý 1/2022.
Lý giải về vấn đề này, trong Giải trình chênh lệch từ 10% trở lên lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước của Vinasun cho biết, nguyên nhân là bởi tong quý 1/2024, do doanh thu của công ty giảm 14,5% so với quý 1/2023. Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thêm cho anh em lái xe và đối tác. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty quý 1/2024 đã giảm so với quý 1/2023.
Năm 2024, Vinasun đặt mục tiêu tổng doanh thu kinh doanh đạt 1.106 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh Vinasun Corp là 1.010,6 tỷ đồng, chiếm 90,83%, phần còn lại đến từ hoạt động kinh doanh của Vinasun Green.
Đồng thời, lợi nhuận của công ty dự kiến giảm sâu 47% xuống còn 81 tỷ đồng do lĩnh vực kinh doanh taxi năm nay chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt, cộng thêm công ty điều chỉnh chính sách hỗ trợ lái xe và tỷ lệ chia doanh thu.
Về kế hoạch đầu tư, Vinasun đặt mục tiêu số lượng xe đầu tư trong năm đạt khoảng 700 chiếc. Chủ yếu tập trung vào dòng xe cao cấp Hybrid của Toyota. Số lượng xe thanh lý và bán trả chậm cho anh em lái xe để kinh doanh dưới hình thức thương quyền khoảng 500 chiếc.
"Công ty sẽ chủ động điều chỉnh tăng giảm số lượng, chủng loại xe đầu tư và thanh lý cũng như điều phối hài hòa số lượng xe ở các mô hình và phương thức kinh doanh trên cơ sở đảm bảo hiệu quả của Công ty ở mức cao nhất", Báo cáo thường niên 2023 của Vinasun cho biết.
Thị trường chứng khoán phiên sáng nay giao dịch trong biên độ hẹp giống như hai phiên trước khi chưa có nhóm ngành nào đủ mạnh để dẫn dắt chỉ số, mỗi nhóm có vài mã tăng trên 2%.
(ĐTCK) Lực cầu sôi động và lan tỏa toàn thị trường, đã giúp VN-Index thử thách thành công mốc 1.250 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động.
Bên mua xuất hiện trở lại tuy vẫn chưa chiếm ưu thế hoàn toàn nhưng qua đó vẫn giúp các chỉ số chính duy trì sắc xanh khá tích cực. Tính đến 10h40, VN-Index tăng 6.87 điểm, giao dịch quanh mức 1,250...
Sau hơn 6 năm, dòng tiền cá mập mới giao dịch sôi động trở lại ở cổ phiếu HVN (Vietnam Airlines). Sau quãng thời gian "thập tử nhất sinh", những cổ đông kiên nhẫn nhất bắt đầu được hưởng trái ngọt.
Sau khi rời vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Hưng sẽ tiếp tục hỗ trợ Viconship trong một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh của công ty, đặc biệt trong mảng phát triển khách hàng và kinh doanh.
Đầu phiên 15/05, tính tới 9h30, VN-Index tăng hơn 6 điểm, lên mức 1,250 điểm. Trong đó, nhóm ngành công nghệ và thông tin cùng với các cổ phiếu trụ trong rổ VN30 đóng góp tích cực vào đà tăng chỉ số.
Sáng 15/5 theo giờ Việt Nam, MSCI công bố kết quả cơ cấu danh mục quý II của MSCI Frontier Markets Indexes. Với riêng cổ phiếu Việt Nam, không có mã nào được thêm mới vào rổ chỉ số, đồng thời NLG bị loại.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.