Mất tiền tỷ khi đặt khách sạn trên mạng: Khu nghỉ dưỡng đã bị giả mạo nhiều lần
10:24 07/02/2025
Chủ khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà (Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết đây không phải lần đầu đơn vị này bị giả mạo fanpage để lừa đảo du khách.
Liên quan tới vụ việc một phụ nữ tại Hải Phòng cho biết đã bị lừa chuyển khoản hơn 1 tỷ đồng khi đặt phòng khách sạn trên fanpage Facebook có tích xanh, đại diện khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà cho biết đơn vị đã nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan chức năng để cảnh báo tới du khách cũng như xử lý các trang fanpage giả mạo.
Bà Vũ Thị Cẩm Hằng, quản lý khu nghỉ dưỡng nói: "Đây không phải lần đầu chúng tôi bị các đối tượng lừa đảo giả mạo. Thời điểm tháng 11/2024, chúng tôi cũng đã nhận được những phản ánh của khách về việc bị lừa qua các fanpage mang tên khu nghỉ dưỡng của mình. Chúng tôi đã phối hợp với lực lượng chức năng để cánh báo người dân cũng như đánh sập các trang giả mạo này. Thế nhưng, những đối tượng lừa đảo rất tinh vi khi liên tục lập mới và sử dụng cả những trang có tích xanh để đi lừa đảo".
Khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà.
Theo bà Hằng, từ thời điểm đó, để đảm bảo an toàn cho khách, đơn vị này đã không còn nhận đặt phòng qua mạng xã hội mà chỉ nhận phòng qua website, hotline chính thức và các nền tảng điện tử về du lịch.
Đưa ra lời khuyến cáo, bà Cẩm Hằng cho rằng, khách hàng không nên tìm tới các kênh mạng xã hội để đặt phòng vì kênh này mang tính rủi ro cao. Trước khi đặt phòng, khách nên tìm hiểu kỹ về các website, địa chỉ cũng như hotline, địa chỉ công ty nơi mình định chuyển tiền.
"Không có đơn vị khách sạn, nghỉ dưỡng nào yêu cầu khách chuyển 100% tiền dịch vụ mà chỉ yêu cầu đặt cọc một phần nhỏ, sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ mới cần thanh toán hết. Do đó, khi thấy đơn vị nào yêu cầu chuyển tiền thì khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng" , bà Hằng nói.
Quản lý Minawa Kênh Gà cũng nhấn mạnh, nếu khách hàng chuyển tiền đặt phòng mà bị lỗi khi giao dịch thì khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải là đơn vị xử lý sự cố này chứ không phải khách hàng. Do đó, việc yêu cầu khách tiếp tục chuyển khoản hay thao tác để khắc phục sự cố là vô lý, không chính xác.
Trước đó, thông tin tới Báo điện tử VTC News , chị V.T.T (Hải Phòng) cho biết, ngày 24/1 chị tìm hiểu và liên hệ tới fanpage Minawa Kênh gà Resort & Spa Ninh Bình để đặt phòng khách sạn nghỉ dưỡng.
Sau đó, chị T. nhận được cuộc gọi từ ứng dụng Messenger (ứng dụng nhắn tin của Facebook) của fanpage này thông báo sắp hết phòng và giục chị phải đặt tiền cọc giữ phòng nếu không sẽ không có phòng để thuê.
"Do tin tưởng vào những lần trước đó và những ngày cận Tết nhiều việc nên tôi đã hỏi phương thức chuyển tiền. Sau đó, tôi đã chuyển cọc số tiền 6,5 triệu đồng để giữ chỗ thuê 2 phòng khách sạn" , chị T. kể.
Lúc này, các đối tượng lừa đảo bắt đầu "giở miếng" khi thông báo giao dịch của chị không được công nhận do ghi sai nội dung chuyển khoản. Chị T. được yêu cầu sao chép mã do bên khu nghỉ dưỡng cung cấp vào nội dung chuyển khoản để phòng kế toán xác nhận.
Các đối tượng lừa đảo cho biết, chỉ cần thao tác đúng, phòng kế toán sẽ hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc ban đầu vì chuyển nhầm. Sau đó, các đối tượng này tiếp tục yêu cầu chị T. kích hoạt ví điện tử VNpay để có thể nhận lại số tiền này.
" Họ không nói gì đến việc chuyển tiền, chỉ hướng dẫn mình cập nhật tài khoản VNpay khiến mình rất chủ quan, không nghĩ đến việc bị lừa. Để tạo thêm niềm tin, những đối tượng đó còn gọi điện video để hướng dẫn mình thực hiện các thao tác. Họ cũng cài thêm các tạp âm như tiếng gõ bàn phím máy tính, tiếng nhân viên tư vấn cho khách khác để chứng minh rằng có rất nhiều người bị như mình. Vì thế họ khiến mình cảm thấy an toàn và chủ quan nghe theo lời họ" , chị T. nhớ lại.
Khách hàng bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi liên hệ đặt phòng khách sạn trên fanpage tích xanh. (Ảnh chụp màn hình)
Nội dung video hướng dẫn rất mờ và khó hiểu, chị T. xem nhiều lần nhưng không biết phải thao tác thế nào mới chính xác. Lúc này, các đối tượng lại dụ dẫn chị T. vào phần chuyển tiền, nhập mã vào ô số tiền với nội dung kích hoạt VNpay.
Các đối tượng lừa đảo gửi cho chị T. một bức ảnh chụp nội dung "Giao dịch không thành công" và yêu cầu nhập mã xác thực VNpay để nhận lại tiền từ doanh nghiệp. Vì căng thẳng muốn lấy lại số tiền ban đầu, lại bị thúc ép liên tục phải nhập mã xác thực, chị T. vào ứng dụng ngân hàng của mình, nhập mã VNpay với các con số do các đối tượng lừa đảo gửi cho.
Chị T. đã chuyển các khoản tiền lần lượt là 9,5 triệu đồng, 125,6 triệu đồng và 379,6 triệu đồng. Tới khoản tiền cuối cùng được chuyển đi là 485,6 triệu đồng, chị T. thấy hoang mang nên hỏi lại đối phương cho xin số của quản lý khu nghỉ dưỡng, nhờ hỗ trợ thì bị ngắt máy.
"Khi chuyển tiền, tôi thấy địa chỉ nhận đều là địa chỉ của công ty nên không đề phòng mà làm theo hướng dẫn. Đến khi chuyển tiền cuối cùng và thấy tôi thắc mắc, các đối tượng lừa đảo liền chặn liên lạc và thậm chí còn đánh sập cả tài khoản Facebook của tôi. Lúc này nhận thấy mình đã bị lừa, tôi tra cứu số hotline (đường dây nóng) của khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khu du lịch này khẳng định fanpage tôi giao dịch là giả mạo, đơn vị này cũng không sở hữu công ty nào có tên như chủ sở hữu tài khoản ngân hàng làm việc với tôi" , chị T. nhớ lại.
Ngay sau đó, chị T. đã tìm tới cơ quan công an để trình báo về sự việc và đồng thời nhờ bạn mình đăng thông tin lên mạng xã hội cảnh báo tới những người khác.
Liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình cho biết đã nắm được thông tin việc khách đặt phòng du lịch Ninh Bình trên mạng và bị lừa mất số tiền 1 tỷ đồng. " Sau khi có thông tin nói trên, sở đã giao phòng chức năng đến làm việc với khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà ở huyện Gia Viễn để hướng dẫn xử lý và truyền thông cho du khách biết ", lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình cho biết.
Theo vị này, đơn vị cũng xác thực trang fanpage kể trên là giả mạo, không phải trang chính thống của khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà ở Gia Viễn (Ninh Bình). " Không chỉ riêng khu nghỉ dưỡng này, có rất nhiều khu nghỉ dưỡng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị giải mạo để thực hiện lừa đảo. Thời gian qua chúng tôi đã liên tục phát đi cảnh báo tới người dân. Sở Du lịch Ninh Bình sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý các fanpage giả mạo này", lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình nói.
Đồng Nai đang khẩn trương phối hợp với các bên liên quan để giải quyết tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ của nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Trong năm 2025, Long An, Đồng Nai, Bình Dương giữ vị thế chủ đạo về nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà phố, biệt thự trong giữa bối cảnh Tp.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới.
Hà Nội đang dốc toàn lực cho đầu tư công với loạt dự án hạ tầng trọng điểm nhằm cải thiện hệ thống giao thông và nâng cao chất lượng đô thị. Trong đó, Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là...
Trong quý 1/2025, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh sẽ tổ chức đấu thầu dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch. Tổng vốn đầu tư xấp xỉ gần 24.9 ngàn tỷ đồng.
Theo chuyên gia, bất động sản Hà Nội năm 2025 có khác biệt là sự tham gia trực diện của các nhà đầu tư nước ngoài, bắt tay với các chủ đầu tư lớn trong nước để phát triển dự án, khiến cánh cửa tham gia thị trường của các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thu hẹp.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.