Mảng tối trong bức tranh BĐS tại đô thị đặc biệt của Việt Nam năm 2025
14:00 12/02/2025
Theo đánh giá, bất động sản trong năm 2025 tại TP. HCM hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do thị trường nhà ở vẫn trong tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận định, thị trường bất động sản trong năm 2025 được dự báo sẽ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Năm 2025 được coi là năm bản lề để chuyển tiếp sang giai đoạn mới với sự phát triển lành mạnh và bền vững hơn.
Theo nhận định của Chủ tịch HoREA, thị trường BĐS trong năm 2024 đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ chuyển đến giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại theo xu thế "tháng sau tốt hơn tháng trước", "quý sau tốt hơn quý trước" và "năm sau tốt hơn năm trước".
Thị trường BĐS tại TP. HCM được cho đang bước vào giai đoạn bản lề cho sự đột phá. Ảnh: Internet
Nhìn lại năm 2023, thị trường BĐS tại TP. HCM đã tăng trưởng âm cho đến hết quý I/2024 và vẫn còn âm 0,5%.
Kể từ quý II/2024, thị trường đã chuyển sang tăng trưởng dương 2,94%, đến quý III/2024 tiếp tục tăng trưởng dương 6,7% và cả năm 2024 ước tăng trưởng dương 9%.
Mặc dù vậy, doanh thu kinh doanh BĐS trong tháng 1/2025 ước chỉ đạt 22.932 tỷ đồng, giảm khoảng 3% so với tháng 12/2024.
Theo ông Lê Hoàng Châu, năm 2025 được xem là năm có nhiều ngày lễ lớn, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, cũng là năm mở đầu thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức, bộ máy nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trở thành quốc gia cường thịnh, hiện đại, văn minh và hạnh phúc, với mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 đạt từ 8% trở lên và trong ít nhất 10 năm tiếp theo, GDP hàng năm phải đạt 2 con số giữa bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đầy thách thức, khó lường.
Thị trường BĐS tại TP. HCM vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Ảnh minh họa
Dẫu vậy, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn chưa có sự phục hồi như kỳ vọng.
Theo như số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2024, có đến 197.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,6% so với năm 2023, trong lúc số doanh nghiệp thành lập mới là 233.400, chỉ tăng 7,2% so với năm 2023 và trong tháng 1/2025 số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên đến 52.807, tăng 20,2% so với tháng 1/2024.
Dự báo về thị trường BĐS tại TP. HCM trong năm 2025, HoREA cho rằng hiện cả nước vẫn gặp khá nhiều khó khăn do thị trường nhà ở tại TP. HCM trong năm 2024 hiện vẫn trong tình trạng khan hiếm nguồn cung dự án, kéo theo thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở.
Theo HoREA, từ năm 2021 đến nay, trong các dự án nhà ở mới hiện không còn loại nhà ở thương mại vừa túi tiền, có giá bán dưới 30 triệu đồng/m2 và nhà ở xã hội vẫn khan hiếm.
Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp trong giai đoạn từ năm 2020-2023 liên tục chiếm lĩnh thị trường với hơn 70% số lượng nhà ở thuộc phân khúc cao cấp được tung ra thị trường.
Trong năm 2024, lần đầu tiên các dự án nhà ở đưa ra huy động vốn trên thị trường chỉ còn nhà ở cao cấp, loại nhà ở trung cấp hoàn toàn "bốc hơi".
Giá nhà tăng liên tục trong các năm vừa qua và hiện vẫn "neo" khá cao, đơn cử như giá căn hộ cao cấp trong năm 2024 hiện chạm ngưỡng 90 triệu đồng/m2.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP. HCM trong giai đoạn 2021-2024 hiện khá khiêm tốn, chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra.
Nguồn cung khan hiếm là một trong những vấn đề mà thị trường BĐS tại TP. HCM đang phải đối diện. Ảnh minh họa
TP. HCM hiện chỉ có 10 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 6 dự án đã hoàn thành và 4 dự án đang triển khai thi công với tổng số căn nhà gần 6.000 căn, chỉ đạt mức 8,6% chỉ tiêu phát triển 69.700 - 73.000 căn hộ nhà ở xã hội được Chính phủ giao, đặt ra nhiều thách thức để thành phố thực hiện đạt chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
Giai đoạn 2015-2023, theo thống kê của Sở Xây dựng TP. HCM, có 86 dự án BĐS, nhà ở thương mại bị ngừng triển khai hoặc chưa triển khai thực hiện, chiếm 62,3% trong tổng số 138 dự án nhà ở với quy mô sử dụng đất lên đến 964ha và 54.051 căn hộ nên tổng số dự án bị vướng mắc pháp lý lên đến 220 dự án. Trong đó, gồm 72 dự án do Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chuyển đến và 148 dự án do HoREA tổng hợp, 77 dự án đã được xử lý, đạt 35% và 143 dự án đang tiếp tục được xử lý.
Ngoài ra, do độ trễ của cơ chế, chính sách cũng như pháp luật và quy trình triển khai thực hiện dự án BĐS, đều cần có thời gian để đi vào cuộc sống nên theo dự báo của các chuyên gia, năm 2026 được xem là thời điểm mà thị trường BĐS tại TP. HCM mới có sự trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng, nhiều trường hợp sẽ phải đổi sang mẫu sổ đỏ này.
Tỉnh sở hữu tuyến cao tốc đắt nhất Việt Nam chỉ vài tháng nữa sẽ đón thêm TP trực thuộc mới, trở thành địa phương sở hữu nhiều TP trực thuộc trên cả nước.
Sau khi hoàn thành, tòa nhà sẽ trở thành trụ sở điều hành, văn phòng làm việc tập trung, nơi giao dịch và giới thiệu sản phẩm cho các đơn vị Viettel tại đây.
Tại Webinar "Triển vọng thị trường Bất động sản Hà Nội năm 2025" do A-City tổ chức, các chuyên gia sẽ chia sẻ và đưa ra những dự đoán về tương lai của thị trường bất động sản trong năm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chất lượng nhà ở hiện nay không tương xứng với tốc độ tăng giá. Giá tăng từ 50 triệu đồng/m2 lên 70 - 120...
Liên danh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.