Lo thiếu điện nhưng điện tái tạo làm xong lại 'đắp chiếu'
22:08 10/05/2023
Trong khi ngành điện lo thiếu điện vào mùa hè này thì hàng loạt dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xong nhưng chưa thể bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Các dự án hàng ngàn tỉ đồng đầu tư vào năng lượng tái tạo có nguy cơ phải tiếp tục “đắp chiếu” và chờ cơ chế, còn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, EVN dự kiến đàm phán tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào.
Nhu cầu sử dụng điện tăng cao vào những ngày nắng nóng vừa qua. Ảnh minh họa: Website EVN
Thông tin từ Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), trong hai ngày 5 và 6-5 vừa qua, lượng điện tiêu thụ của toàn thành phố liên tiếp “lập đỉnh”. Ngày 6-5 ghi nhận lượng điện tiêu thụ lên tới hơn 94,8 triệu kWh, tăng gần 400.000 kWh so với đỉnh trước đó (ngày 5-5).
Tính đến thời điểm hiện tại, lượng điện tiêu thụ tại TPHCM đã bốn lần lập “kỷ lục” trong năm 2023. Trong đó, lần thứ nhất (ngày 21-4) là 93,53 triệu kWh, lần thứ hai (ngày 25-4) 93,56 triệu kWh và lần thứ ba (ngày 5-5) là 94,43 triệu kWh.
Do thời tiết nắng nóng và không khí oi bức nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng rất cao. Tổng công ty Điện lực TPHCM cảnh báo, nhu cầu điện tăng cao có thể dẫn đến quá tải cục bộ tại một số khu vực, gây sự cố hoặc làm cho hệ thống bảo vệ tự động ngắt điện để bảo đảm an toàn.
EVNHCMC đồng thời cũng kêu gọi khách hàng tăng cường tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả. Nắng nóng kéo dài sẽ khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao, do sử dụng nhiều thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ.
Còn tại Hà Nội, lượng tiêu thụ điện cũng tăng lên rõ rệt do ảnh hưởng của thời tiết. Nếu như trong tháng 4, mức tiêu thụ điện ngày cao nhất là khoảng 72 triệu kWh, thì sản lượng ghi nhận vào ngày 5-5 là 78,23 triệu kWh.
Không chỉ tại TPHCM và Hà Nội mà do nắng nóng và không khí oi bức khắp cả nước khiến nhu cầu sử dụng điện ở nhiều tỉnh thành tăng cao. Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) – đơn vị quản lý vận hành 27 địa phương phía Bắc (trừ Hà Nội), sản lượng điện từ ngày 1 đến 7-5 vừa qua là 1,6 tỉ kWh, tăng 3,43% so với tuần liền kề trước đó. Trong đó, ngày 6-5 có sản lượng tiêu thụ cao nhất lên tới 282,11 triệu kWh.
Có thể thấy người dân ở khắp cả nước đang phải trải qua đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên của mùa hè. Và tình hình nắng nóng này được dự báo có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tháng tiếp của mùa hè.
Trang web của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dẫn thông tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cảnh báo nắng nóng kỷ lục trong mùa hè 2023.
Theo đó, thời gian nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung từ tháng 5 đến tháng 8, trong đó cao điểm ở miền Bắc là tháng 6-7, ở miền Trung là tháng 7. Thông tin đáng chú ý là mùa hè nắng nóng gay gắt khiến nhu cầu sử dụng điện tăng rất cao nên cần có biện pháp tiết kiệm điện; đề phòng quá tải, cháy nổ.
Lo thiếu điện…
Dự báo nhu cầu sử dụng điện mùa hè này tăng cao do nắng nóng. Ảnh minh họa: TL
EVN gần đây có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình trạng khẩn cấp cung ứng điện, đặc biệt trong các tháng hè năm 2023 do nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc.
Theo báo cáo của EVN, tập đoàn đang đối mặt khả năng thiếu 4.900 MW điện ở miền Bắc trong bối cảnh thời tiết nắng nóng, ít mưa, các hồ thuỷ điện có lượng nước về rất thấp, đặc biệt nhiều hồ thuỷ điện ở khu vực phía Nam không cung ứng đủ điện như kế hoạch do mực nước trong hồ không đủ.
Số liệu của các công ty thuỷ điện cho thấy, do tác động của El Nino, lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc tiếp tục kém, lưu lượng nước chỉ bằng khoảng 70-90% so với trung bình các năm. Hiện sản lượng còn lại trong hồ toàn hệ thống là 4,5 tỉ kWh, thấp hơn tới 4,1 tỉ kWh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tập đoàn Điện lực cho biết, nguy cơ thiếu điện còn xuất phát từ việc giá than nhập khẩu và than trong nước tăng cao khiến các nhà máy điện càng phát điện càng lỗ nặng. Sản lượng điện tiêu thụ tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn khiến việc bổ sung lượng than thiếu hụt gặp khó khăn và đã xảy ra tình trạng thiếu than tại các nhà máy trong một vài thời điểm.
Theo EVN, việc cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện chạy dầu cũng giảm so với các năm trước. Cùng với đó, khả năng phát điện của các nguồn điện gió trong các tháng 5, 6, 7 có thể thấp hơn năm 2022 do càng về cuối giai đoạn mùa khô, khả năng phát thường có xu hướng giảm.
Dẫn chứng khó khăn thực tế đã xảy ra trong việc cấp điện mùa khô năm 2023, EVN cho hay trong tháng 4, mặc dù miền Bắc và miền Trung mới bắt đầu có dấu hiệu nắng nóng nhưng thực tế lượng điện tiêu thụ đã tăng cao.
Và để đảm bảo cung ứng điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã phải huy động các tổ máy chạy dầu từ ngày 17-4. Trong đó ngày nhiều nhất đã huy động 2.498 MW chạy dầu (ngày 21-4).
EVN dự báo trong các tháng 5, 6, 7 tiếp theo, miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch đề ra. “Trong tình huống cực đoan ở miền Bắc, hệ thống điện sẽ gặp tình trạng không đáp ứng được sản lượng điện tăng cao, công suất phát điện có thể thiếu hụt với số ước tính từ 1.600 – 4.900 MW”, theo đánh giá của EVN.
Trong các giải pháp được đưa ra, EVN cho biết sẽ tiếp tục huy động tối ưu các nguồn thủy điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc.
Tập đoàn này cũng cho biết sẽ đàm phán để tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, từ Lào; đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện từ Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, một số nhà máy thủy điện và các dự án điện tái tạo chuyển tiếp trên cơ sở thống nhất mức giá tạm thời để đưa vào vận hành.
Hàng chục dự án điện tái tạo hoàn thành đang “đắp chiếu”
Hiện có khoảng 5.000 MW điện gió, mặt trời trong 85 dự án chuyển tiếp đến nay vẫn chưa thể đàm phán được giá để huy động nguồn này.
Do đó, vào cuối tháng 4 vừa qua, 23 nhà đầu tư thuộc các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp (đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa được vận hành thương mại) nói trên tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng, kiến nghị một số chính sách và đề xuất các giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế đàm phán giá phát điện tái tạo chuyển tiếp.
Các dự án điện gió, điện mặt trời với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng tiếp tục 'đắp chiếu' vì chưa đàm phán được giá. Ảnh minh họa: TL
Trong văn bản kiến nghị, các nhà đầu tư cho rằng, hiện mới chỉ có 28/85 nhà đầu tư điện tái tạo chuyển tiếp nộp hồ sơ cho EVN để đàm phán giá mua bán điện. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để tính toán giá điện và đàm phán.
Trong khi, EVN cũng đã báo cáo các vướng mắc trong đàm phán giá điện gửi Bộ Công Thương. Trong đó, có vướng mắc về thời hạn hợp đồng, phương pháp xác định giá đàm phán (phương pháp xác định các thông số đầu vào và nguyên tắc xác định giá điện) dẫn đến việc chưa có cơ sở để hoàn thành công tác đàm phán giá điện. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn chưa hướng dẫn cụ thể.
Vì vậy, các nhà đầu tư kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương sớm ban hành các quy định hướng dẫn theo thẩm quyền làm cơ sở pháp lý cho EVN và chủ đầu tư đàm phán. Các nhà đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN cho phép huy động tạm thời với các dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian các bên mua bán điện thực hiện đàm phán giá phát điện (chính thức).
Các nhà đầu tư cho biết, tình thế đang rất khó khăn khi vốn đầu tư bỏ ra, dự án đã hoàn thành nhưng không bán được điện. Hiện tổng dư nợ của các dự án chuyển tiếp lên tới 60.000 tỉ đồng, vượt quá vốn điều lệ của Vietcombank và tương đương 44% tổng dư nợ xấu của toàn ngành ngân hàng Việt Nam thời điểm cuối năm 2022. Do đó, cần tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để tránh rủi ro vi phạm cam kết trả nợ của các dự án.
Các nhà đầu tư cũng cho biết, về phía EVN, ngày 26-4 vừa qua, tập đoàn đã có công văn gửi Công ty Mua bán điện của EVN (EPTC) đề nghị chỉ đàm phán với những dự án có giá đề xuất tạm dưới 50% và không hồi tố.
Cụ thể, với đề xuất này, mức giá tạm cho nhà máy điện mặt trời mặt đất sẽ là 592,45 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi là 754.13 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 793,56 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 907,97 đồng/kWh. Nếu trong trường hợp giá tạm này được thanh toán, không hồi tố và trừ vào thời gian hợp đồng PPA, thì đây sẽ trở thành giá điện thanh toán chính thức.
Tuy nhiên, với mức giá EVN đưa ra, các nhà đầu tư không đồng tình vì như vậy doanh thu không thể đủ dòng tiền chi trả chi phí vận hành tuabin cho nhà cung cấp, và lãi vay phát sinh.
Mặt khác, nếu EVN không có cơ chế hồi tố, chưa tính tới các chi phí vận hành ngoài thiết bị tuabin (như trạm biến áp, móng tuabin…), theo các nhà đầu tư, khi chấp nhận giá phát tạm dẫn đến sẽ phải chấp nhận lỗ chi phí vận hành, lỗ chi phí khấu hao, đồng thời phải tìm kiếm nguồn vốn khác bù dòng tiền hao hụt và không thể trả nợ gốc cho ngân hàng. Chính vì thế, các nhà đầu tư không đồng ý với phương án giá EVN đưa ra.
Theo giới quan sát, tình hình hiện nay cả bên bán và bên mua khó có thể đi đến sự thống nhất do vướng cơ chế, thiếu hướng dẫn chi tiết. Bởi lẽ đến nay, Bộ Công Thương chỉ hướng dẫn khung theo Luật Điện lực, mà chưa hướng dẫn chi tiết các thông số đầu vào, nguyên tắc xác định giá.
Hai bên không chốt được giá do các chủ đầu tư còn cho rằng, mức giá trần của điện tái tạo chuyển tiếp thấp hơn 20% so với giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ưu đãi 20 năm từng được đưa ra trước đây. Còn bên xây dựng khung giá lại cho rằng, những năm gần đây, giá đầu vào của thiết bị năng lượng tái tạo đã giảm rất nhiều so với trước kia nên phải giảm giá mua điện đầu vào.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của KTSG Online, ngoài vướng mắc về giá mua điện hay có hồi tố hay không hồi tố thì một vướng mắc lớn khác của các dự án chuyển tiếp hiện nay là vấn đề pháp lý.
Bởi lẽ EVN yêu cầu phải đầy đủ hồ sơ mới được đàm phán, nhưng các hồ sơ cho dự án bao gồm rất nhiều vấn đề như hồ sơ đất đai, chủ trương đầu tư, các thỏa thuận chuyên ngành, trong đó nhiều giấy tờ đã hết hạn nên rất khó để chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục này trong thời gian gấp rút.
Như vậy, kể cả trong trường hợp giá mua điện được thống nhất thì với các vấn đề pháp lý hiện nay nếu chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ theo quy định thì rất khó để EVN huy động điện từ các dự án này.
Ảnh minh họa: TL
Với tình hình trên, xem ra khả năng các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp khó có thể tham gia để “góp sức” vào nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao vào mùa hè này. Và hàng ngàn tỉ đồng đầu tư điện gió, điện mặt trời có nguy cơ phải tiếp tục “đắp chiếu” và tiếp tục chờ cơ chế.
Về lâu dài, nếu cơ chế giá bán điện gió, điện mặt trời không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến việc dừng hoặc chậm đầu tư các dự án điện, dẫn tới không bảo đảm an ninh năng lượng, khó thực hiện được các cam kết về chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải carbon và lộ trình cắt giảm khí thải của Chính phủ.
Các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp sớm huy động các dự án song song với việc đàm phán giá mua điện mới. Phải tính toán cho doanh nghiệp có một mức giá đủ để vận hành nhà máy, còn việc hồ sơ đầy đủ, đàm phán giá vẫn tiếp tục giữa các bên. Bởi lẽ không được huy động, máy móc để lâu ngày không vận hành sẽ hư hỏng.
Theo đó, với các dự án nào đủ điều kiện về mặt kỹ thuật, EVN có thể tính toán để huy động lên lưới, có thể ghi nhận số liệu về điện năng và xin chủ trương để được tạm ứng tiền điện cho các chủ đầu tư với mức 50% giá trần mà Bộ Công Thương đưa ra. Điều này giúp các chủ đầu tư đủ để trang trải các chi phí vận hành, còn hơn là chẳng có đồng nào mà máy móc lại phơi sương phơi nắng.
Trong thời gian huy động tạm thời, trong công văn gửi lên Thủ tướng gần đây, các nhà đầu tư đề xuất 3 phương án giá tạm. Thứ nhất, giá tạm bằng 90% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 mà Bộ Công Thương ban hành ngày 7-1-2023, trong thời gian từ khi bắt đầu huy động cho đến khi các bên mua bán thống nhất được giá cuối cùng, không hồi tố.
Hoặc thứ hai là, giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 trong thời gian huy động tạm thời, sau khi các bên mua bán thống nhất được giá cuối cùng, EVN sẽ thực hiện thanh toán bằng mức giá đã thống nhất cho toàn bộ thời gian từ thời điểm dự án được huy động sản lượng điện.
Hoặc thứ ba là, giá tạm tính bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm. Thời gian huy động tạm này không tính vào thời gian 20 năm hợp đồng mua bán điện chính thức sẽ ký giữa EVN và các nhà đầu tư.
Theo biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất tại Ngân hàng Phương Đông, các khoản tiền gửi online kỳ hạn 13 - 36 tháng đang có mức lãi suất cao nhất là 9,1%/năm.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết mực nước của các hồ thủy điện lớn giảm sâu, thậm chí xuống dưới mực nước chết có thể gây khó khăn trong việc cung cấp điện trong các tháng 5, 6 tại miền Bắc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị TKV, Tổng công ty Đông Bắc cung cấp than theo đúng hợp đồng đã ký kết trong giai đoạn tháng 5-7, đồng thời tìm kiếm các giải pháp bổ sung lượng than cấp cho sản xuất điện theo nhu cầu huy động của hệ thống.
Khủng hoảng trần nợ công đang diễn ra ở Washington là một điểm cộng cho vàng và bạc. Sức hấp dẫn của vàng nhân lên gấp bội khi Hoa Kỳ đối mặt với rủi ro vỡ nợ Khủng hoảng trần nợ đang...
(ĐTCK) Kết quả kinh doanh quý I của các “ông lớn” bán lẻ công nghệ và những thông tin về bối cảnh thị trường của các doanh nghiệp này cho thấy một tương lai ảm đạm.
(ĐTCK) Tại Diễn đàn toàn cảnh Ngân hàng 2023 với chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu”, bà Dương Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, cơ quan này đã mua vào 6 tỷ USD trong thời gian qua.
Theo ghi nhận, giá lúa gạo hôm nay (10/5) có chuyển biến tích cực. Tỉnh Vĩnh Long chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất 15 tháng vào tuần trước, giới phân tích và các ngân hàng đầu tư kỳ vọng giá sẽ phục hồi vào cuối năm nay do nhu cầu lái xe tăng và nguồn cung từ OPEC+...
Giá vàng trong nước ghi nhận trong phiên giao dịch trưa hôm nay (10/5) tăng thêm 10.000 - 250.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh vàng. Trong khi trên thị trường thế giới, giá vàng lại quay đầu giảm.
Ngân hàng sẽ phát hành gần 300 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức cho năm 2022, tỷ lệ tương ứng gần 14,5%. Cùng với đó, SeABank cũng thực hiện tăng vốn từ vốn chủ sở hữu, chào bán riêng lẻ và ESOP để tăng vốn lên tối đa 25.660 tỷ đồng.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.