Đà tăng giá mạnh của xe cũ, vé máy bay và quần áo khiến lạm phát cốt lõi của Mỹ tăng vượt dự báo trong tháng thứ hai liên tiếp. Nếu áp lực giá cả tiếp tục duy trì, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể lùi kế hoạch giảm lãi suất sang nửa cuối năm.
Tốc độ tăng giá cả hàng năm của Mỹ vẫn còn cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của Fed. Ảnh: Ảnh: WSJ
Fed có thêm lý do để thận trọng
Theo dữ liệu của Cục Thống kê lao động Mỹ (BLS), công bố hôm 12-3, trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi, không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm dễ biến động, tăng 0,4% so với tháng 1. So với cách đây một năm, chỉ số này tăng 3,8%. Các mức tăng này đều cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo của các nhà kinh tế. Trong tháng 1, CPI cốt lõi tăng 3,9%, hàng năm, cao hơn mức dự báo 0,2 điểm phần trăm. CPI cốt lõi trong ba tháng qua tăng 4,2% hàng năm, cao nhất kể từ tháng 6.
Các nhà kinh tế xem CPI cốt lõi là một chỉ báo đáng tin cậy hơn về xu hướng lạm phát của Mỹ so với chỉ số CPI tổng thể. Theo BLS, CPI tổng thể của Mỹ tăng 0,4% so với tháng 1 và tăng 3,2% so với một năm trước, chủ yếu do tác động của giá nhiên liệu.
BLS ghi nhận chi phí nhà ở và xăng chiếm hơn 60% mức tăng của CPI trong tháng trước. Giá ô tô đã qua sử dụng, quần áo, bảo hiểm xe cơ giới và vé máy bay cũng tăng. Đáng chú ý, mức tăng hàng tháng 3,6% của giá vé máy là cao nhất kể từ tháng 5-2022. Chi phí nhà ở tăng 0,4%, chậm lại so với mức tăng mạnh trong tháng 1.
Dù tốc độ tăng lạm phát hàng năm hiện đã chậm lại đáng kể so với mức đỉnh lạm phát vào giữa năm 2022, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Dữ liệu mới nhất bổ sung bằng chứng cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng, có thể khiến Fed thận trọng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm. Tuần trước, Chủ tịch Fed, Jerome Powell cho biết các quan chức Fed đã tiến gần hơn đến “mức độ tự tin lớn hơn” để bắt đầu hạ lãi suất.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ của Capital Economics, nhận định dữ liệu lạm phát mới nhất có nghĩa là các quan chức Fed chưa đạt được niềm tin lớn hơn về xu hướng giảm tốc bền vững của giá cả.
Đồng tình với ý kiến này, Pooja Sriram, nhà kinh tế học, cho biết CPI của tháng 2 có thể làm giảm niềm tin của Fed rằng lạm phát đang nhanh chóng tiến gần đến mục tiêu 2%.
“Dữ liệu lạm phát mới nhất sẽ được xem là lý do để Fed duy chính sách tiền tệ hiện tại lâu hơn. Xu hướng giảm tốc lạm phát dường như đang chững lại, trong khi Fed muốn thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trước khi nới lỏng lãi suất”, Kathy Jones, giám đốc chiến lược ở bộ phận thu nhập cố định của Charles Schwab, bình luận.
Hoài nghi triển vọng 'hạ cánh mềm' nếu lạm phát dai dẳng
Ngoài số liệu chỉ số giá nhà sản xuất sẽ công bố trong thời gian sắp tới, đây là báo cáo lạm phát lớn cuối cùng mà Fed tiếp nhận trước tiến hành cuộc họp chính sách vào tuần tới. Thị trường dự đoán Fed sẽ giữ nguyên biên độ lãi suất 5,25-5,5% hiện tại lần thứ năm liên tiếp. Do vậy, các nhà kinh tế sẽ tập trung tìm kiếm manh mối về thời điểm Fed bắt đầu giảm chi phí vay.
Các nhà giao dịch trên thị trường lãi suất tương lai đã đặt cược Fed sẽ tiến hành đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 tới. Nhưng sau khi số liệu CPI mới nhất được công bố, họ phần nào giảm bớt kỳ vọng đó.
“Ngay cả khi chỉ số CPI cốt lõi của tháng 2 vẫn ở mức nóng, điều mang lại sự yên tâm phần nào sự tăng vọt của chi phí nhà ở trong tháng 1 đã được xác nhận là chỉ xảy ra một lần. Điều đáng lo ngại hơn là tình trạng giảm phát hàng hóa cốt lõi dường như đã đình trệ”, hai nhà kinh tế của Bloombeg Economics, Anna Wong và Stuart Paul, viết trong một báo cáo.
“Dữ liệu CPI mới nhất của Mỹ vừa đủ để duy trì kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong tháng 6. Nhưng nếu trong tháng tới, dữ liệu CPI tương tự như tháng 2, Fed có thể đẩy lùi đợt giảm lãi suất đầu tiên sang nửa cuối năm, khiến triển vọng kinh tế Mỹ 'hạ cánh mềm' bị hoài nghi”, Seema Shah, Giám đốc chiến lược toàn cầu của Principal Asset Management, nhận định.
“Hạ cánh mềm” là kịch bản kinh tế hạ nhiệt sau thời gian tăng trưởng nóng nhưng không đến mức suy thoái và gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt.
Các nhà hoạch định sách của Fed ngần ngại giảm lãi suất một phần là do thị trường lao động còn quá nóng. Một báo cáo khác của BLS cho thấy, thu nhập thực tế của người lao động Mỹ trong tháng 2 tiếp tục tăng trên cơ sở hàng năm. Theo dữ liệu hồi tuần trước, doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tiếp tục tích cực tuyển dụng trong tháng 2 dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 2 năm.
Sức mạnh của thị trường việc làm có thể là con dao hai lưỡi. Tăng trưởng việc làm ổn định trong bối cảnh lãi suất cao giúp Fed có thêm thời gian chờ đợi trước khi xoay trục chính sách tiền tệ, nhưng điều này cũng làm dấy lên lo ngại rằng tình trạng lạm phát cao thể kéo dài hơn dự kiến.
Chính phủ Malaysia đã thu hồi trợ cấp phúc lợi của một người đàn ông sau khi phát hiện người này có việc làm, có xe hơi, nhưng vẫn đi ăn xin hằng đêm kiếm 500 RM (tương đương 2,6 triệu đồng).
Một loạt các công ty Nhật Bản, bao gồm Honda, Nippon Steel và ANA Holding, đã đồng ý tăng lương cho người lao động ở mức mạnh nhất trong hơn ba thập kỷ. Động thái này càng củng cố cho xu hướng lạm...
(ĐTCK) Chỉ vài tuần sau khi chứng khoán Nhật Bản phá vỡ mức cao nhất trong ba thập kỷ, thị trường tài chính nước này đang gặp thách thức trước một hiện tượng khác chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, đó là lãi suất tăng.
Khi nghĩ đến ranh giới tiếp theo của việc trồng lương thực, bạn có thể nghĩ đến kế hoạch trồng trọt trên sao Hỏa, nhưng gia đình người Ý đã làm điều không tưởng.
Các quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với những rủi ro khí hậu ngày càng tăng và chưa hề có sự chuẩn bị cho chúng, Cơ quan Môi trường Châu Âu cho biết trong đánh giá rủi ro ngày 11/2.
Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất trở lại sau đó, kịch bản mà ông mô tả là "thảm khốc nhất".
Để đáp ứng thực tế, các kỹ sư đã thu thập và sắp xếp gần 200 terabyte (TB) dữ liệu thô – gấp hơn 10 lần toàn bộ khối lượng dữ liệu của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.
Chỉ số CSI 300 đã tăng gần 13% kể từ mức đáy tháng 2. Lý do khiến nhà đầu tư ngoại trở nên lạc quan về thị trường chứng khoán Trung Quốc là các động thái hỗ trợ của Bắc Kinh và một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang khởi sắc.
Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Xây dựng đô thị - nông thôn của Trung Quốc cho hay, những công ty địa ốc mất khả năng thanh toán nghiêm trọng, mất khả năng hoạt động thì phải phá sản, tái cơ cấu tuân theo pháp luật và thị trường.
(KTSG Online) – Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản bao gồm Honda, Nissan, Panasonic, Nippon Steel, đồng ý nâng lương cho nhân viên trong năm 2024, với mức
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.