Kỷ lục 1.000 tỷ USD của Trung Quốc khiến ông Trump đau đầu, 'vũ khí' thuế quan cũng khó giải quyết triệt để?
17:47 16/01/2025
Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết áp thuế để giảm thâm hụt, nhưng bài toán thương mại trở nên phức tạp hơn nhiều khi thâm hụt của Mỹ không chỉ đến từ Trung Quốc.
Năm 2024, Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại kỷ lục gần 1.000 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại của Mỹ cũng được dự báo ở mức tương đương. Tuy nhiên, chỉ 1/3 thặng dư của Trung Quốc đến từ Mỹ và chỉ 1/3 thâm hụt thương mại của Mỹ là với Trung Quốc.
Điều này khiến bài toán thương mại trở nên phức tạp đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump, người cam kết áp thuế để giảm thâm hụt của Mỹ.
Bài toán thương mại phức tạp
Giới phân tích đánh giá, nếu chính quyền của ông Trump chỉ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, tác động có thể không lớn như kỳ vọng.
Nhiều quốc gia khác cũng đang có thặng dư lớn với Mỹ, và họ cần xuất khẩu sang nền kinh tế số một thế giới để bù đắp thâm hụt với Trung Quốc. Nếu Washington chỉ nhắm vào Bắc Kinh, thâm hụt thương mại của Mỹ có thể gia tăng với các nước khác khi doanh nghiệp Mỹ tìm nguồn cung thay thế.
Ngược lại, nếu ông Trump áp thuế trên diện rộng, ông có nguy cơ gây tổn hại đến quan hệ với các đồng minh kinh tế quan trọng.
Ảnh minh họa. Nguồn: FT
Trong nhiều thập kỷ, thâm hụt thương mại lớn của Mỹ đối với hàng hóa sản xuất đã khiến nhiều việc làm lương cao bị mất đi, làm suy yếu năng lực công nghiệp quốc phòng. Nhưng điều này cũng giúp người tiêu dùng Mỹ hưởng lợi từ giá thấp.
Trong trường hợp ông Trump áp thuế mạnh tay, giá cả của các mặt hàng nhập khẩu như ô tô, smartphone có thể tăng lên - gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.
Áp lực từ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc
Trong khi Mỹ loay hoay với chính sách thương mại, Trung Quốc cũng đối mặt với thách thức riêng. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể tăng trưởng bền vững hơn nếu tiêu dùng nội địa được thúc đẩy thay vì quá phụ thuộc vào xuất khẩu.
Nhưng để đạt được điều này, Bắc Kinh cần chuyển hướng ngân sách từ quân sự, an ninh và doanh nghiệp nhà nước sang các chương trình phúc lợi xã hội, cũng như cắt giảm thuế tiêu dùng 13% và các loại thuế khác đối với hàng hóa xa xỉ nhập khẩu như ô tô Mỹ.
Hiện tại, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đang vượt xa tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu. Năm ngoái, xuất khẩu của nước này tăng hơn 12% trong khi thương mại toàn cầu chỉ tăng khoảng 3%.
Brad Setser, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nhận định: “Đó là mức tăng không thể duy trì lâu dài. Xuất khẩu Trung Quốc không thể tăng trưởng gấp 4 lần tốc độ thương mại toàn cầu mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia khác”.
Khối lượng xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc đang lấn át toàn bộ thương mại thế giới. Ảnh: Adek Berry/Agence France-Presse
Trung Quốc hiện là nhà cung cấp chính của nhiều nền kinh tế từ châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đến châu Á – Thái Bình Dương, xuất khẩu các mặt hàng như ô tô, đồ gia dụng và thiết bị điện tử.
Để mua hàng từ Trung Quốc, nhiều nước phải xuất khẩu sang Mỹ để kiếm về đồng USD.
Liên minh châu Âu (EU) là một ví dụ. Lượng hàng hóa họ nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá gấp đôi lượng hàng họ xuất khẩu sang nước này, dẫn đến thâm hụt thương mại 247 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, EU lại có thặng dư thương mại khoảng 240 tỷ USD với Mỹ.
Với các nước đang phát triển, tình trạng mất cân bằng còn nghiêm trọng hơn, ngoại trừ một số nước xuất khẩu dầu mỏ và tài nguyên. Các quốc gia châu Phi, chẳng hạn, mua 3 USD hàng hóa từ Trung Quốc cho mỗi 2 USD hàng xuất khẩu sang nước này, và sau đó lại đảo ngược tỷ lệ này trong thương mại với Mỹ.
Cuộc đối đầu thương mại và lựa chọn của Mỹ - Trung
Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố hồi rằng họ sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ hàng chục quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nhưng vì Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, động thái này có thể không làm thay đổi đáng kể dòng chảy thương mại.
Nếu Mỹ áp thuế mạnh tay trong khi Trung Quốc cắt giảm thuế, nhiều quốc gia có thể phản ứng gay gắt.
Bắc Kinh hiện đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng ra ngoài nhóm đồng minh truyền thống như Nga, Iran và Triều Tiên, bằng cách thu hút các nước đang phát triển thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như thúc đẩy du lịch miễn thị thực từ châu Âu và Đông Á để cải thiện quan hệ kinh tế.
Một nhà máy sản xuất chỉ cao cấp tại Zaozhuang, Trung Quốc. Ảnh: Agence France-Presse
Chuyên gia chỉ ra cốt lõi của bài toán thương mại Mỹ - Trung nằm ở chênh lệch tỷ lệ tiết kiệm. Người dân Trung Quốc có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn cho hàng nhập khẩu, đặc biệt sau khi thị trường bất động sản sụp đổ làm bốc hơi phần lớn tài sản.
Trong khi đó, người Mỹ tiết kiệm rất ít và bù đắp thâm hụt thương mại bằng cách vay nợ từ phần còn lại của thế giới.
Một số quan chức và chuyên gia kinh tế Trung Quốc tin rằng đầu tư trực tiếp vào các nhà máy tại Mỹ có thể giúp cải thiện quan hệ thương mại giữa 2 nước thay vì đối đầu bằng thuế quan.
Ngược lại, các nhà lập pháp Mỹ vẫn tỏ ra dè dặt, thậm chí đã thông qua một số quy định hạn chế đầu tư của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức với cam kết cứng rắn về thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc đều phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong việc định hình chiến lược kinh tế và thương mại toàn cầu.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 15/1 bị bắt vì việc áp lệnh thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng 12/2024. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, một tổng thống đương nhiệm bị bắt.
Israel và phong trào Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực từ ngày 19/1, và bao gồm việc thả các con tin bị giam giữ tại Dải Gaza suốt 15 tháng qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đều nhận công lao khi Israel và Hamas đồng ý ký thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza ngày 15/1, sau khi Nhà Trắng đưa đặc phái viên Trung Đông của ông Trump vào các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng.
Theo CNBC, Ả Rập Xê Út đang có mục tiêu xuất hiện trên bản đồ khoáng sản quan trọng toàn cầu. Nước này đã công bố một số thỏa thuận, kế hoạch đầu tư và khám phá mới tại Diễn đàn Khoáng sản Tương lai thường niên tại thủ đô Riyadh.
(ĐTCK) Cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố hôm thứ Tư (15/1) cho thấy các yếu tố xung đột vũ trang, thời tiết khắc nghiệt và thông tin sai lệch là những rủi ro toàn cầu hàng đầu trong năm 2025.
Phân tích các mẫu huyết thanh từ 792 người tham gia, được thu thập từ năm 2022 đến 2024, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được 26 bệnh nhân nhiễm Virus Xue-Cheng (XCV).
(ĐTCK) Các khách hàng mua dầu mỏ của Nga tại châu Á đang tiếp cận các đối tác OPEC+ trong trường hợp lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ tạo ra vấn đề trong cung ứng.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vừa tiết lộ chuyện bà suýt sập bẫy lừa đảo qua điện thoại bằng trò dùng AI để giả giọng một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.