Những quyết định về tăng lãi suất điều hành, nới rộng biên độ tỷ giá, hoạt động tích cực trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần đây đã có những đóng góp đáng kể trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Tuy vậy, hiệu quả của các chính sách tiền tệ luôn có giới hạn của nó vì sự đánh đổi. Trong khi lạm phát ở rất nhiều nền kinh tế đã tăng theo bối cảnh chung thì ở Việt Nam vẫn cố gắng duy trì quanh mục tiêu 4% và thậm chí với một số người thì càng thấp càng tốt.
Kể từ năm 2016, mục tiêu lạm phát dưới 4% là một trong những chỉ số quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của Việt Nam. Chính sách lạm phát mục tiêu đã được áp dụng ở nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vì nó giúp cho kỳ vọng lạm phát được neo vào một con số cụ thể, chẳng hạn như một số nền kinh tế đã phát triển lựa chọn con số 2%.
Khi lạm phát được ổn định thì uy tín của ngân hàng trung ương được củng cố, lãi suất ổn định là điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế phát triển.
Việc tăng thêm lãi suất trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: LÊ VŨ
Nhưng gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột địa chính trị đã khiến cho giá cả tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới giới. Lạm phát tăng nhanh và đột ngột ở Mỹ đã khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải tăng mạnh lãi suất liên tục trong thời gian vừa qua. Lãi suất ở Mỹ tăng kéo theo đô la Mỹ tăng giá, góp thêm một tay khiến cho lạm phát ở nhiều nền kinh tế tăng thêm.
Trong bối cảnh chung lạm phát tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới thì cứng nhắc với việc bám sát lạm phát mục tiêu sẽ gây khó khăn cho những chính sách khác.
Chẳng hạn vì lo sợ lạm phát vượt xa mục tiêu mà chính sách tiền tệ bị thắt chặt quá, cụ thể là tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng. Và đây là điều dường như đang xảy ra khi dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế Việt Nam bị chậm lại, một số lĩnh vực bị thiếu hụt thanh khoản như chứng khoán, bất động sản. Không những thế, ở những quốc gia mà khả năng dự báo lạm phát còn hạn chế thì rủi ro chính sách trong việc bám sát lạm phát mục tiêu sẽ cao hơn.
Ngược lại, cũng vì đảm bảo mục tiêu lạm phát mà có thể ngân hàng trung ương gác lại việc hỗ trợ thông qua chính sách lãi suất khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn.
Còn nếu xem nhẹ mục tiêu lạm phát hơn thì sẽ duy trì chính sách tiền tệ mềm mỏng như Nhật Bản, Trung Quốc, hay như Thổ Nhĩ Kỳ đang làm.
Thêm không gian cho lạm phát
Theo báo cáo của Chính phủ ở Quốc hội ngày 20-10 vừa qua, mục tiêu của lạm phát năm 2023 sẽ vào khoảng 4,5%, tức đã có điều chỉnh tăng so với mục tiêu 4% hay ghi nhận của các tổ chức quốc tế. Nhưng với những điều kiện và khả năng hiện nay của Việt Nam, không gian lạm phát có thể nới rộng thêm để giảm áp lực cho các chính sách khác.
Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh hiện nay nên nhìn trong một tổng thể kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng, sức mua của người dân vẫn được đảm bảo, và nền kinh tế có đủ điều kiện để chống lại các cú sốc lớn.
Việc tăng thêm lãi suất trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều bất lợi vì áp lực lãi vay của những doanh nghiệp đã vay và những doanh nghiệp có nhu cầu vay khiến họ càng khó khăn hơn trong bối cảnh nguồn vốn bị hạn chế và thận trọng hơn rất nhiều sau những vụ đổ bể trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán bị sụt giảm mạnh.
Mặc dù Việt Nam vẫn có thể can thiệp tỷ giá không mấy khó khăn với lượng dự trữ ngoại hối hiện tại, cán cân xuất nhập khẩu cân bằng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối nhưng việc nới lỏng lạm phát sẽ làm cho việc điều chỉnh tỷ giá sẽ tự nhiên hơn và trong tầm kiểm soát tốt hơn.
Với nhiều ngân hàng trung ương, lạm phát mục tiêu không phải là một con số cố định và phải đạt được nó trong tất cả các thời kỳ. Thay vào đó, đây là một mục tiêu trung hạn và trong từng giai đoạn có thể điều chỉnh tăng giảm với biên độ khác nhau.
Như trường hợp Fed trước đây đưa ra lạm phát mục tiêu 2%, nhưng sau đó vì thấy không khả thi nên đã đưa ra khái niệm lạm phát mục tiêu trung bình linh động (Flexible Average Inflation Targeting – FAIT). Và chính vì điều này mà Fed có thể linh động hơn rất nhiều trong các chính sách tiền tệ của mình.
Phần lớn tâm lý hiện nay của người dân và doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới là lo sợ suy thoái, và hơn nữa là nền kinh tế rơi vào đình lạm (stagflation). Tuy vậy, tình hình thất nghiệp ở nhiều nước vẫn chưa đến mức phải báo động, và lạm phát được nhiều nghiên cứu mới cập nhật là đã ở vùng đỉnh và bắt đầu thoái trào.
Trong các kịch bản cho kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới trong vài năm sắp tới, có một kịch bản thiên về khả năng lạm phát vẫn ở mức cao và giảm chậm, nhưng tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục và có thể tăng mạnh sau năm 2023 vì chủ yếu nhờ vào các chính sách tài khóa. Trong trường hợp đó thì lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao như hiện nay hoặc thấp hơn một chút nhưng sẽ ổn định.
Các chính sách điều hành trong bối cảnh ngày càng có nhiều yếu tố bất định đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng nhanh. Và hiệu quả của các chính sách phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của dân chúng, doanh nghiệp, và nhà đầu tư. Mà muốn vậy, cần thông tin nhanh chóng và rõ ràng các khả năng hiện có cũng như các giải pháp ứng phó của Chính phủ, của NHNN. Khi đó, các lo lắng sẽ được triệt tiêu đáng kể và sự ổn định của nền kinh tế sẽ quay trở lại.
Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát vì vậy cần được nhìn ở một góc độ linh hoạt hơn. Ổn định trong một giai đoạn thế giới có nhiều biến động sẽ không giống như những giai đoạn bình thường trước đó và kiểm soát lạm phát không đồng nghĩa với việc bám sát một con số mục tiêu cụ thể. Kiểm soát lạm phát nên nhìn trong một tổng thể kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng, sức mua của người dân vẫn được đảm bảo, và nền kinh tế có đủ điều kiện để chống lại các cú sốc lớn.
Tài liệu tham khảo: – https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chinh-sach-lam-phat-muc-tieu-duoi-tac-dong-covid-19-post285804.html – https://thoibaonganhang.vn/nam-2023-chinh-phu-dat-muc-tieu-tang-truong-gdp-65-lam-phat-45-132525.html
Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc HDBank biến động lãi suất và tỷ giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của ngân hàng. Định hướng của ngân hàng hiện nay là tăng trưởng dần nguồn thu dịch vụ và các nguồn thu khác ngoài thu từ lãi.
Trong phiên giao dịch sáng nay (26/10), tỷ giá ngoại tệ ngân hàng VietinBank tiếp tục tăng ở cả hai chiều. Tỷ giá bảng Anh đang được giao dịch trong khoảng 28.464 - 29.474 VND/GBP, tăng thêm 416 đồng so với hôm qua.
Khảo sát vào ngày thứ Năm (27/10) cho thấy, tỷ giá won Hàn Quốc được ghi nhận tăng tại phần lớn các ngân hàng. Hiện tại, ngân hàng MSB có tỷ giá cao nhất tại chiều mua chuyển khoản nhưng lại thấp nhất tại chiều bán tiền mặt.
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (27/10), tỷ giá nhân dân tệ tại phần lớn các ngân hàng khảo sát đều tăng. Sau điều chỉnh, ngân hàng VietinBank có tỷ giá cao nhất tại hai chiều mua chuyển khoản và bán ra.
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (27/10), tỷ giá euro duy trì đà tăng ở cả hai chiều mua và bán tại các ngân hàng. Đồng thời, tại thị trường chợ đen, tỷ giá euro tăng ở hai chiều mua - bán, hiện đang ở mức 24.915 - 25.045 VND/EUR.
Ghi nhận vào sáng thứ Năm (27/10) cho thấy, tỷ giá AUD được điều chỉnh tăng ở hai chiều mua - bán ở phần lớn các ngân hàng được khảo sát. Đồng thời, tại thị trường chợ đen, tỷ giá mua - bán AUD tăng, hiện đang ở mức 16.114 - 16.214 VND/AUD.
Ghi nhận vào sáng ngày hôm nay (27/10), tỷ giá yen Nhật tại đa số ngân hàng tiếp tục tăng ở cả hai chiều mua và bán. Tương tự, tại thị trường chợ đen, tỷ giá mua - bán yen Nhật tăng, hiện đang ở mức 170,27 - 172,27 VND/JPY.
Lấy khách hàng làm trọng tâm – giá trị làm nên thương hiệu VPBank đang giúp ngân hàng hái trái ngọt với nguồn thu từ phí tăng trưởng ổn định, bền vững. Và nhờ lắng nghe, thấu hiểu các nhu cầu...
Theo TS. Cấn Văn Lực, động thái tăng lãi suất điều hành lần này của NHNN hướng tới ba mục tiêu: kiểm soát kỳ vọng lạm phát; lường trước các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed và giảm áp lực tỷ giá khi lãi suất đồng nội tệ tăng.
Cổ phiếu SBS tăng trần 2 phiên liên tiếp, nâng vốn hóa thêm gần 30% chỉ sau 2 ngày giao dịch. Diễn biến này diễn ra ngay sau khi Sacombank công bố kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm một công ty chứng khoán, làm dấy lên đồn đoán về SBS.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng động thái nhượng bộ mới nhất của ông Trump là dấu hiệu cho thấy vị tổng thống đang hoảng loạn vì biến động trên thị trường.
(ĐTCK) Dư âm của phiên bắt đáy mạnh chiều qua (22/4), cũng thông tin tích cực của thị trường bên kia bờ Thái Bình Dương giúp sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch sáng nay (23/4).
Sáng nay (23/4), CTCP Vinhomes tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Theo kế hoạch kinh được công bố, Vinhomes đặt chỉ tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent lạc quan rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt trong vài tháng tới, nhưng dự đoán hai nước có thể mất hai đến ba năm để đạt một thỏa thuận toàn diện.
Ông Trump làm rõ bản thân không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, bất chấp những chỉ trích gay gắt nhắm vào người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.
Tuy vẫn duy trì mức thuế cao, ông Donald Trump nhấn mạnh sẽ không gay gắt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cam kết giữ thái độ “rất nhẹ nhàng” trong đàm phán: “Chúng tôi sẽ cùng nhau sống hòa thuận và lý tưởng là sẽ hợp tác tốt đẹp”.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.