NHNN chính thức nâng quy mô gói tín dụng 100.000 tỷ đồng, mở ra cơ hội tiếp sức nông-lâm-thủy sản, thúc đẩy phát triển bền vững và mở rộng dư địa tăng trưởng cho ngành ngân hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế cần thêm xung lực, ngày 15/4, NHNN mở rộng gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản. NHNN yêu cầu 15 ngân hàng thương mại lớn thực hiện chương trình này, bao gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, HDBank, Sacombank, LPBank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, BVBank, SHB, và Vietbank.
Đây không chỉ là giải pháp cấp vốn đơn thuần, mà còn là cơ hội giúp ngân hàng thể hiện năng lực “hiểu ngành – hiểu vùng – hiểu chuỗi” – nơi năng lực tài chính, sự thấu hiểu thị trường và chiến lược phục vụ sẽ quyết định hiệu quả lan tỏa của dòng vốn ưu đãi.
>> Hai ngân hàng tư nhân sắp đạt mốc 1 triệu tỷ đồng tài sản trong năm 2025
Khơi thông dòng vốn 100.000 tỷ, ngân hàng tiếp sức cho tam nông hiện đại
Đầu tháng 8/2024, nhiều ngân hàng chủ động thiết kế gói vay riêng để đồng hành cùng chương trình tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng. Nhóm quốc doanh như Agribank, BIDV, Vietcombank, và VietinBank nhanh chóng triển khai các khoản vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,5–6%/năm, tập trung vào chuỗi nông sản có giá trị xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao và mô hình liên kết vùng – hợp tác xã.

Kích hoạt gói tín dụng 100.000 tỷ, 15 ngân hàng nhập cuộc tiếp sức cho nông-lâm-thủy sản |
Trong khi đó, HDBank – đại diện của nhóm ngân hàng tư nhân dẫn đầu, thể hiện rõ định hướng ưu tiên cho khu vực “tam nông hiện đại” – nơi sản xuất nông nghiệp đã bước vào giai đoạn tái cấu trúc. Ngân hàng còn triển khai các chương trình ưu đãi, được thiết kế may đo cho vay nông nghiệp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, với thời hạn vay lên đến 60 tháng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp .
Ngoài ra, HDBank đã hợp tác với Hội Nông dân Việt Nam để thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững
Không chỉ cung cấp vốn, HDBank cung cấp các gói giải pháp tổng thể, bao gồm bảo hiểm nông nghiệp, dịch vụ tài khoản điện tử miễn phí, và đặc biệt là các chương trình hỗ trợ kỹ thuật – kết nối đầu ra cho sản phẩm nông sản.
Các ngân hàng như MB, ACB, SHB… cũng đang chủ động lên kế hoạch tham gia gói tín dụng ưu đãi này, với các gói vay được thiết kế linh hoạt, tích hợp công nghệ số và tối ưu chi phí tiếp cận, đặc biệt phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân, hộ sản xuất nhỏ và doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Động lực cho ngân hàng phát triển bền vững, vượt trội
Chính sách mở rộng gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước dành cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản không chỉ là cú hích cho khu vực nông nghiệp – nông thôn, mà còn mở ra một hướng đi chiến lược cho các ngân hàng thương mại trong hành trình phát triển bền vững.
Agribank là ngân hàng tiêu biểu khi hiện diện tại hầu hết các xã, phường cả nước, đảm bảo tiếp cận vốn cho hàng chục triệu nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp. Với lợi thế mạng lưới 2.300 điểm, Agribank giữ vai trò đầu tàu trong dòng vốn nông nghiệp, từ miền núi phía Bắc đến vùng sông nước Cửu Long.
Trong nhóm tư nhân, HDBank nổi bật trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng tam nông. Không chỉ tập trung vào các đô thị lớn, HDBank chọn cách thâm nhập mạnh vào khu vực đô thị loại 2, 3 và nông thôn – nơi còn nhiều khoảng trống tài chính chưa được khai thác hiệu quả.
HDBank sở hữu 377 điểm giao dịch trên toàn quốc, riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long – trung tâm nông nghiệp của cả nước, có 49 điểm giao dịch. Không dừng ở mở rộng mạng lưới, HDBank còn phát triển App HDBank Nông thôn và hệ thống website tài chính theo đặc thù từng tỉnh thành, giúp kết nối tài chính sâu rộng và linh hoạt đến từng vùng sản xuất.

Nhờ chiến lược tiếp cận bền vững và chọn đúng phân khúc khách hàng, kết quả kinh doanh của HDBank tiếp tục tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp. Năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 16.731 tỷ đồng, tăng 28,5%, hoàn thành 106% kế hoạch cổ đông giao. duy trì tỷ lệ ROE và ROA thuộc nhóm dẫn đầu ngành, đạt 2,04% và 25,71%, phản ánh hiệu quả vận hành, khả năng kiểm soát rủi ro tốt và nền tảng tài chính vững chắc.
Bên cạnh Agribank và HDBank, một số ngân hàng như MB, ACB, VPBank cũng đang chủ động tận dụng cơ hội từ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. MB tài trợ trung dài hạn cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, ACB đẩy mạnh cho vay xanh trong nông sản xuất khẩu, còn VPBank số hóa quy trình để phục vụ khách hàng tiểu thương tại nông thôn.
>> Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400.000 tỷ đồng