Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi 'tiên tri' điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại
21:00 29/05/2024
Quá khứ đang dạy chúng ta bài học đắt giá!
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), các nhà khoa học từ Đại học Bang Oregon đã xác định tốc độ tăng CO2tự nhiên trên Trái đất hiện tại đang nhanh nhất trong 50.000 năm qua.
Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã khai thác các bong bóng không khí bị mắc kẹt trong lõi băng tại Thềm băng Tây Nam Cực (WAIS). Về cơ bản, đây là nơi ghi lại nhiệt độ tương đối ổn định trong Thế Holocen giữa (Holocen là một thế địa chất bắt đầu vào khoảng 11.700 năm trước và còn tiếp tục đến ngày nay).
Một lát cắt từ lõi băng ở WAIS. Ảnh: Katherine Stelling, Đại học Bang Oregon, Mỹ
Nhóm nghiên cứu đã phải khoan sâu khoảng 3.200 mét để có đủ lượng băng cổ có niên đại khoảng 50.000 năm về trước. Các nhà nghiên cứu sau đó tìm kiếm các hóa chất bị mắc kẹt trong lớp băng cũ để tìm hiểu về khí hậu trong quá khứ.
Sau khi tiến hành phân tích hóa học sâu rộng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ CO2 đang gia tăng hiện nay gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại của chúng ta cực đoan và khác thường như thế nào so với phần còn lại của lịch sử địa chất gần đây của Trái đất.
CO2 đang tăng kỷ lục
Cụ thể, tốc độ tăng CO2 trong khí quyển ngày nay nhanh hơn 10 lần so với bất kỳ thời điểm nào khác trong 50.000 năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thông qua phân tích hóa học chi tiết về băng Nam Cực cổ đại.
“Nghiên cứu về quá khứ dạy cho chúng ta biết ngày nay đang khác biệt như thế nào. Tốc độ thay đổi CO2 hiện tại thực sự là chưa từng có. Tốc độ tăng CO2 tự nhiên trong thế kỷ này đang diễn ra nhanh nhất trong lịch sử từng được quan sát, phần lớn là do khí thải của con người” - Kathleen Wendt, trợ lý giáo sư tại Trường Khoa học Trái đất, Đại dương và Khí quyển của Đại học bang Oregon, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Carbon dioxide, hay CO2, là một loại khí nhà kính xuất hiện tự nhiên trong khí quyển. Khi CO2 đi vào khí quyển, nó góp phần làm khí hậu nóng lên do hiệu ứng nhà kính. Trong quá khứ, mức độ này đã dao động do chu kỳ kỷ băng hà và các nguyên nhân tự nhiên khác, nhưng ngày nay chúng đang tăng lên do khí thải của con người.
Theo báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đã tăng 1,1% vào năm 2023, để đạt mức cao kỷ lục mới là 37,4 tỷ tấn CO2. Trong đó, khí thải từ than đá chiếm hơn 65% mức tăng trong năm 2023.
CO2 là khí nhà kính chính do con người phát thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, giao thông. Ảnh minh họa: Chris Leboutillier/Pexels
Sử dụng các mẫu từ lõi băng ở Thềm băng Tây Nam Cực, Kathleen Wendt và các đồng nghiệp đã điều tra những gì đang xảy ra trong Kỷ băng hà cuối cùng. Họ đã xác định được một mô hình cho thấy lượng CO2 tăng vọt này xảy ra cùng với các đợt lạnh ở Bắc Đại Tây Dương được gọi là Sự kiện Heinrich có liên quan đến sự thay đổi khí hậu đột ngột trên khắp thế giới.
'Bức tranh tương lai' đáng sợ
Thông thường—tức là khi con người không phát thải khí nhà kính ồ ạt từ những hoạt động sản xuất, giao thông, nông nghiệp... —Trái đất sẽ trải qua sự gia tăng định kỳ nồng độ CO2 do một hiệu ứng được gọi là Sự kiện Heinrich.
Được đặt theo tên nhà địa chất biển người Đức Hartmut Heinrich, những sự kiện này trùng hợp với một đợt giá lạnh ở Bắc Đại Tây Dương do các tảng băng trôi vỡ ra từ dải băng Laurentide. Điều này gây ra một loại phản ứng dây chuyền dẫn đến sự thay đổi các kiểu khí hậu toàn cầu.
Cảnh chạy lụt khổ sở của một gia đình bị dòng nước lũ tàn phá khu vực Githurai ở Nairobi, Kenya, ngày 24/4/2024. Ảnh: AP Photo/Patrick Ngugi
Christo Buizert, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi nghĩ rằng Sự kiện Heinrich là do sự sụp đổ nghiêm trọng của dải băng ở Bắc Mỹ. Điều này tạo ra một phản ứng dây chuyền bao gồm những thay đổi đối với gió mùa nhiệt đới, gió tây Nam bán cầu và những lượng CO2 lớn thoát ra từ các đại dương.”
Trong thời kỳ gia tăng tự nhiên lớn nhất, CO2 đã tăng khoảng 14 phần triệu trong 55 năm. Và những bước nhảy xảy ra khoảng 7.000 năm một lần. Với tốc độ hiện nay, mức độ gia tăng đó chỉ mất từ 5 đến 6 năm.
Nghiên cứu khác cho rằng gió tây Nam bán cầu này sẽ mạnh hơn trong thế kỷ tới do biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ CO2 do con người tạo ra của Nam Đại Dương.
Khi đó, hành tinh này sẽ tràn ngập CO2 - một trong những loại khí nhà kính mạnh gây nóng lên toàn cầu. Hậu quả của việc này sẽ rất nghiêm trọng. Đơn cử, Trái đất sẽ diễn ra nhiều đợt nắng nóng hơn nữa với tần suất và cường độ mạnh; nhiệt độ tăng cũng khiến băng tan mạnh gây mực nước biển dâng, bão lũ sẽ xảy ra thường xuyên kèm theo đó là hạn hán, lũ lụt khắp nơi...
Trong báo cáo Số người chết vì thiên tai trên toàn cầu 2000-2023 của Statista, chỉ riêng năm 2023 có khoảng 95.000 trường hợp tử vong được báo cáo do thiên tai trên toàn thế giới. Đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 2010. Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên toàn thế giới gây ra năm 2023 lên tới 380 tỷ USD.
Khi biến đổi khí hậu làm tăng rủi ro xảy ra nhiều hiện tượng cực đoan nhiều hơn thì nỗi đau mất mát về con người và vật chất vẫn khiến thế giới nhức nhối.
Khi đó, không ai có thể ngờ rằng cô gái nhỏ bé này lại thực sự có thể tự mình gia nhập vào Phố Wall và tạo được chỗ đứng vững chắc trong một lĩnh vực luôn rất hot, nơi có rất nhiều người có năng lực.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cảm ơn Thụy Điển đã cung cấp gói viện trợ mới “không chỉ cứu mạng người Ukraine mà còn giúp đảm bảo hòa bình, an ninh lâu dài ở châu Âu”.
Kỷ nguyên khám phá vũ trụ đang chứng kiến một cuộc đua mới đầy sôi động giữa các cường quốc: xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Khác với cuộc đổ bộ Mặt Trăng ngắn ngủi trong quá khứ, lần...
Samsung đã đánh mất vị trí dẫn đầu trên thị trường điện thoại màn hình gập toàn cầu vào tay Huawei trong quý 1 năm nay, theo báo cáo của Tech Insights.
Đối với người dân Trung Quốc, chi phí cho mỗi chuyến du lịch trong nước có thể rẻ gấp vài lần du lịch quốc tế. Nhiều thành phố Trung Quốc cũng đang tăng cường quảng bá trên mạng xã hội để thu hút du khách.
Toyota sẽ phát triển một loại động cơ đốt trong nhỏ và tối ưu hơn cho xe hybrid nhằm cung cấp cho khách hàng các lựa chọn đa dạng, đồng thời góp phần vào nỗ lực giảm phát phải.
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ thử thách lại ngưỡng kháng cự 1.246 điểm.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Toàn bộ khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung đã đượcTập đoàn Vicoland thế chấp tại VietABank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.