Khó hiểu vì 16 dự án hơn 99.000 tỷ đồng chậm tiến độ
23:56 09/03/2024
Các dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 99.000 tỷ đồng đều chậm tiến độ. Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tỏ ra khó hiểu vì đây là các dự án Chính phủ muốn làm, địa phương muốn có, nhà tài trợ vốn đồng tình ủng hộ.
Ngày 9/3, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư ( KH&ĐT ) Trần Quốc Phương chủ trì cuộc họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).
Ông Phạm Hoàng Mai - Vụ trưởng Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT cho biết, tháng 7/2023, Chính phủ có Nghị quyết 108/NQ đồng ý huy động vốn vay ưu đãi nước ngoài (ODA) cho 16 dự án thuộc chương trình Mekong DPO. Các dự án có tổng mức đầu tư hơn 99.133 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng trong nước hơn 30.000 tỷ đồng, còn lại là vốn ODA).
Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu - Mekong DPO họp phiên thứ 3, khi tiến độ chuẩn bị các dự án cơ bản đều chậm. (Ảnh: CK).
Ông Mai dẫn thực tế, tới nay các dự án đều triển khai chậm so với kế hoạch đề ra. Điều này do chất lượng chuẩn bị hồ sơ đề xuất dự án của các địa phương chưa cao, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều nội dung, mất thêm thời gian. Cùng đó, khi Bộ KH&ĐT lấy ý kiến, các cơ quan đều chậm trả lời; Bộ Tài chính chậm báo cáo Thủ tướng các nội dung về tài chính của dự án; một số cơ chế đặc thù trong đầu tư dự án đường bộ mới được Quốc hội thông qua cũng ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng dự án...
Thứ trưởng KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ đã có nghị quyết huy động vốn ODA cho cho 16 dự án Mekong DPO ; Quốc hội có nghị quyết áp dụng cơ chế đặc thù cho một số dự án giao thông, trong đó giao địa phương làm chủ đầu tư một số dự án (quốc lộ 61C, cầu Cửa Đại, cầu Cổ Chiên 2). Các nghị quyết này đã tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để chuẩn bị, phê duyệt các dự án Mekong DPO.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương (phải) phát biểu. Ảnh: CK.
Dù vậy, ông Phương thừa nhận, tiến độ chuẩn bị, phê duyệt các dự án Mekong DPO đều chậm so với kế hoạch. Thậm chí, một số dự án đang lấy ý kiến, hoặc chưa được đồng thuận về phương án thiết kế, quy mô đầu tư, phương án tài chính... nên chưa đủ cơ sở để báo cáo Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng xem xét phê duyệt. Thậm chí, dự án cầu Cửa Đại, Cổ Chiên 2 mới được các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh , Tiền Giang đề xuất bổ sung.
“Tình trạng chung của các dự án Mekong DPO là chậm. Đây là các dự án Chính phủ muốn làm, địa phương muốn có, nhà tài trợ đồng tình ủng hộ, nhưng lại chậm, tôi cũng chưa hiểu. Đây là điều mà bản thân tôi và anh Mai (ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Kinh tế đối ngoại - PV ) rất khó trả lời với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trả lời Thủ tướng. Bộ trưởng nói với tôi, các dự án này từ lúc có ý tưởng đến nay đã 7 năm mà chưa đâu vào đâu”, ông Phương nói.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho rằng, hiện vướng mắc về pháp lý với các dự án Mekong DPO cơ bản không còn. Tuy nhiên, việc chuẩn bị dự án về hồ sơ, thủ tục của các địa phương chưa tốt. Dẫn tới các dự án phải điều chỉnh liên tục, thậm chí thay đổi lớn so với ban đầu, gây mất thời gian, cơ hội.
"Điều chỉnh dự án là điều tối kỵ, trừ khi bất đắc dĩ, bởi mỗi lần điều chỉnh là gần như phải làm lại các bước từ đầu. Tốn kém không chỉ tiền bạc, thời gian còn cả cơ hội. Rất đáng tiếc. Các địa phương, chủ đầu tư cần xem lại", ông Phương nói thêm.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL có những dự án liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ dự án; chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền để tháo gỡ. Có như vậy các dự án mới sớm được thông qua, triển khai và phát huy hiệu quả với từng địa phương và cả khu vực.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Luật Đất đai (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có nhiều quy định mới, quan trọng.
Sang tháng 3, biên độ điều chỉnh lãi suất vay ngân hàng giữa ưu đãi và sau ưu đãi phổ biến từ 2-3,8%, tuy nhiên người mua nhà cần đặc biệt lưu ý với điều kiện đi kèm.
Dù chưa đủ điều kiện mở bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng Dự án Lumi Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại và Phát triển kinh doanh Ánh Sao (Công ty con của CapitaLand Development) đã được rao bán với hình thức đặt cọc, đăng ký thỏa thuận ký quỹ…
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần kêu gọi đầu tư.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải đặt niềm tin các công trình cao tốc Bắc-Nam sẽ vượt tiến độ theo kế hoạch đề ra, sớm thông đường, kịp chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và toàn quốc vào năm 2025.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn Phúc Sơn là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn như khu trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn, chợ đầu mối Vĩnh Tường... Điểm chung dễ nhận thấy là các dự án này đều đang trong cảnh im lìm, hoang vắng.
UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai loạt dự án trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt...
Giá vàng vừa điều chỉnh sau cú bứt phá kỷ lục, nhưng theo chuyên gia của TD Securities, cơ hội chưa khép lại. Vàng vẫn là tài sản bị định giá thấp, ít được nắm giữ trong khi ngân hàng trung ương và tổ chức lớn đang mạnh tay mua vàng, theo Kitco.
Trong năm nay, Khang Điền sẽ tiến hành bàn giao phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại tại dự án The Privia, triển khai hai dự án tại TP Thủ Đức và khởi công xây dựng hạ tầng khu công nghiệp khi hoàn tất thủ tục pháp lý.
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với loạt văn bản pháp lý và chương trình hành động quan trọng cần hoàn tất trước ngày 30/6/2025, nhằm tạo nền móng pháp lý cho dự án.
Cuộc chiến thuế là điều Boeing không hề mong muốn lúc này, vì họ vẫn đang quay cuồng với loạt sự cố suốt 6 năm qua.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.