Khi kỳ lân giáo dục trực tuyến phải tìm cơ hội ở trung tâm gia sư
21:30 11/09/2022
Các công ty khởi nghiệp (startup) tiên phong trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtech) ở Ấn Độ đã phát triển thần tốc trong thời kỳ đại dịch Covid-19, giúp họ bước vào hàng ngũ kỳ lân, tức startup có mức định giá từ 1 tỉ đô la trở lên.
Nhưng giờ đây, khi đại dịch đã lắng xuống cùng với tâm lý mệt mỏi do học trực tuyến quá nhiều và nguồn vốn rẻ cạn kiệt, họ buộc phải cắt giảm nhân sự, chi phí tiếp thị và chuyển sang tìm kiếm tăng trưởng ở các trung tâm gia sư và luyện thi ngoại tuyến.
Chuyển sang hướng mở trung tâm gia sư ngoại tuyến
Sau 2 năm tăng trưởng chóng mặt, được thúc đẩy bởi tình trạng đóng cửa trường học kéo dài trong thời kỳ dịch bệnh, Ấn Độ đã sản sinh ra một nhóm kỳ lân trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến. Có 6 startup về Edtech đạt mốc định giá từ 1 tỉ đô la trở lên kể từ đợt phong tỏa trên toàn quốc vào tháng 3-2020. Họ đã gia nhập Byju's, startup đã đạt danh hiệu kỳ lân vào năm 2017 và hiện là startup edtech giá trị nhất thế giới, với mức định 22 tỉ đô la sau một vòng gọi vốn vào tháng 3, theo PitchBook.
Byju's, kỳ lân edtech lớn nhất thế giới, ra mắt một trung tâm gia sư ở TP. Kolkata, Ấn Độ hồi tháng 5-2022. Ảnh: ibgnews
Nhưng sự hồi sinh của hoạt động giảng dạy trực tiếp khi các trường học và đại học mở cửa trở lại trên toàn thế giới, cùng với sự cạn kiệt của nguồn vốn rẻ khi các cơ quan quản lý tiền tệ thắt chắt tiền tệ để kiểm soát lạm phát , đã buộc các startup trong lĩnh vực Edtech phải chuyển hướng.
Byju's, được điều hành bởi Công ty Think&Learn, có trụ sở tại thành phố Bangalore, và các kỳ lân Edtech hàng đầu ở Ấn Độ đang cắt giảm việc làm và chi phí tiếp thị, đồng thời đầu tư vào các trung tâm dạy kèm truyền thống để tìm kiếm động lực tăng trưởng.
Sreedhar Prasad, nhà tư vấn cho doanh nghiệp internet, nhận định: “Tính phù hợp của giáo dục kỹ thuật số cần được xác định lại. Rất khó để phát triển edtech ở Ấn Độ, trừ khi bạn thâm nhập được vào không gian giáo dục trực tiếp”. Byju's đã mở khoảng 200 trung tâm gia sư trong những tháng gần đây và có kế hoạch tăng con số này lên đến 500 trung tâm. Các kỳ lân edtech khác gồm Unacademy, Vedantu Innovations, và Physics Wallah, cũng đã mạo hiểm tham gia vào lĩnh vực giảng dạy ngoại tuyến.
Điều đó khiến họ bước vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với mạng lưới các trường luyện thi và gia sư tư nhân rộng lớn và lâu đời của Ấn Độ, chuyên giúp học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi cạnh tranh gay gắt để vào các trường đại học hàng đầu hoặc giành được công việc đáng mong ước trong các cơ quan chính quyền.
Vào chiều thứ Sáu tuần qua, dòng học sinh đi qua lối vào chính của trung tâm gia sư của Byju's tọa lạc ở khu phố thương mại Karol Bagh sầm uất của Delhi. Anshika Kumari, một học sinh 9 tuổi, có hai giờ học toán và khoa học với Byju's sau giờ tan trường 5 ngày một tuần, bao gồm 3 buổi học tại trung tâm trên và 2 buổi học trực tuyến. “Các lớp học ngoại tuyến này hữu ích hơn nhiều”, Kumari nói.
Mẹ của cô bé nói đã chọn mô hình giáo dục lai (Hybrid) của Byju's sau khi thấy kết quả không tốt trong 2 năm học của con ở các lớp học chủ yếu dạy trực tuyến do nhà trường tổ chức.
Đại dịch đã làm thay đổi toàn cảnh bức tranh giáo dục Ấn Độ
Các nhà phân tích cho biết, dân số đi học khổng lồ của Ấn Độ, với hơn 260 triệu học sinh và sinh viên, và việc các trường học của họ không đáp ứng được nguyện vọng của tầng lớp phụ huynh trung lưu là những điều khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Edtech.
Các nhà tuyển dụng nói rằng việc chú trọng phương pháp giáo dục học thuộc lòng khiến hàng triệu học sinh sau khi rời ghế nhà trường không phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đang hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước.
Bằng cách đưa các bài học lên không gian trực tuyến, các startup trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến của Ấn Độ đã cam kết rằng các học sinh dù ở bất cứ đâu đều có thể tiếp cận các tài năng giảng dạy hàng đầu với mức học phí phải chăng, thay vì dựa vào các gia sư tư nhân và các trường luyện thi.
Vào năm 2018, chưa đầy ba năm sau khi ra mắt, ứng dụng dạy học trực tuyến của Byju's đã có 900.000 người đăng ký trả phí và công ty đã thu hút các nhà đầu tư lớn gồm Sequoia Capital, Tencent và Chan Zuckerberg Initiative của người sáng lập, Facebook Mark Zuckerberg và vợ, Priscilla Chan.
Quyết định đóng cửa các trường học của chính phủ Ấn Độ vào tháng 3-2020, khi đại dịch Covid-19 tấn công nước này, đã biến lĩnh vực edtech một ván cược chắc thắng. Được cung cấp nguồn vốn rẻ khi lãi suất gần bằng zero, các nhà đầu tư đã đổ 4,86 tỉ đô la vào các startup edtech của Ấn Độ trong vòng 2 năm, theo dữ liệu của PitchBook.
Con số này chiếm 15% nguồn vốn đầu tư toàn cầu cho lĩnh vực edtech trong cùng kỳ. Ứng dụng Byju's gần đây đã có 7 triệu học viên trả phí và có khoảng 150 triệu người dùng tải xuống và đăng ký trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, dữ liệu của PitchBook cũng ghi nhận trong quí 2-2022, nguồn vốn rót vào lĩnh vực edtech trên toàn thế giới đã giảm xuống còn 2,1 tỉ đô la, từ mức 4,34 tỉ đô la vào một năm trước đó. Ấn Độ chỉ thu hút 1% trong con số đầu tư đó.
Dù làn sóng chuyển đổi sang học tập trực tuyến của Ấn Độ không kéo dài như một số chuyên gia kỳ vọng, 2 năm qua đã thay đổi toàn cảnh bức tranh giáo dục ở Ấn Độ.
Chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ, được ban hành vào giữa năm 2020, kêu gọi đổi mới toàn diện hệ thống trường học, lấy công nghệ giáo dục và mô hình học hành kết hợp giữ trực tuyến và ngoại tuyến làm cốt lõi. Giáo viên, học sinh và phụ huynh ở Ấn Độ cũng đã học được các kỹ năng kỹ thuật số mới, ngay cả khi đó chỉ là những kỹ năng cơ bản.
Sa thải nhân viên khi tốc độ tăng trưởng chậm lại
Gần đây, Byju's sa thải 500 nhân viên, một động thái mà công ty cho biết để loại bỏ tình trạng dư thừa lao động. Theo Venture Intelligence, Byju's đang kết thúc đợt mua sắm kéo dài 2 năm, chi tổng cộng hơn 2 tỉ đô la để mua lại hàng chục chục công ty. Chẳng hạn năm ngoái, Byju's đã đồng ý mua lại Aakash Educational Services, công ty điều hành hơn 200 trung tâm luyện thi ở Ấn Độ.
Alakh Pandey, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Physics Wallah, kỳ lân edtech mới nhất của Ấn Độ. Ảnh: startupgyani.com.
Kỳ lân Unacademy, được vận hành bởi Công ty Sorting Hat Technologies, là công ty khởi nghiệp edtech lớn thứ 3 thế giới, có mức định giá 6 tỉ đô la. Kỳ lân này cũng đã cắt giảm nhân sự và năm tới, sẽ ngừng tài trợ cho giải bóng chày nhà nghề của Ấn Độ. Unacademy đã mở trung tâm giáo dục ngoại tuyến đầu tiên vào tháng 6 và có kế hoạch mở thêm nhiều trung tâm như vậy.
Kỳ lân Vedantu cũng đã ra mắt trung tâm ngoại giáo dục ngoại tuyến đầu tiên vào tháng 6 ở thị trấn Muzaffarpur thuộc bang Bihar. Nhà cung cấp dịch vụ dạy kèm trực tuyến này đã sa thải hơn 10% lực lượng lao động trong năm nay. Tuy nhiên, Vamsi Krishna, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Vedantu, cho biết công ty đang có lãi và xem biện pháp cắt giảm nhân sự là điều cần thiết vì tăng trưởng sẽ chậm lại.
Ông dự kiến tăng trưởng lượng học viên trả phí sẽ trở lại mức trước năm 2020, tức tăng gấp đôi hoặc hơn hàng năm, từ tốc độ tăng gấp 4 lần hoặc nhanh hơn trong thời kỳ dịch bệnh.
Giới nhà đầu tư cũng trở nên kén chọn hơn nhưng vẫn tiếp tục rót vốn vào lĩnh vực edtech. Physics Wallah, chuyên luyện thi cho học sinh, đã thu hút được 100 triệu đô la vốn đầu tư trong vòng gọi vốn hồi tháng 6 dựa trên mức định giá hơn 1 tỉ đô la. Cùng tháng đó, họ tham gia vào xu hướng hybrid, mở một trung tâm luyện thi ngoại tuyến khổng lồ ở TP. Kota, bang Rajasthan, có thể chứa 10.000 học sinh cùng một lúc.
Nhu cầu cũng mạnh mẽ đối với các nền tảng edtech khác, chẳng hạn như các nền tảng tập trung vào giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo lại kỹ năng cũng như các dịch vụ hỗ trợ giáo dục, hoặc cung cấp các khóa học đang thịnh hành, chẳng hạn như khóa học lập trình cho trẻ em.
Nền tảng giáo dục đại học, upGrad Education, có trụ sở ở TP. Mumbai, đã huy động được 210 triệu đô la vào tháng trước và có kế hoạch mở rộng hơn nữa ra nước ngoài.
(KTSG Online) - Ngành công nghiệp dệt may khổng lồ của Bangladesh đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguồn dự trữ
Báo cáo từ một tổ chức tư vấn của Phần Lan cho thấy, trong sáu tháng qua, Nga đã thu được 158 tỷ euro từ hoạt động xuất khẩu năng lượng, và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là khách hàng lớn nhất mua năng lượng của Nga.
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố hướng dẫn pháp lý bước đầu để các nhà giao dịch, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm có thể tuân thủ việc đặt mức trần với dầu khí từ Nga.
Nga thắt chặt nguồn cung khí đốt cho châu Âu, các ngân hàng lớn tại châu lục đang thử nghiệm hàng loạt biện pháp nhằm đối phó với kịch bản bị cắt điện luân phiên.
Các nhà lãnh đạo của tất cả các nước châu Âu đang tìm mọi cách để để đảm bảo an ninh năng lượng, trong khi dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là “mảnh ghép cuối cùng” của câu đố về quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong kỳ họp tháng 9.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.