Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua tuần giao dịch từ ngày 27 đến 31-5-2024 trong trạng thái giằng co và rung lắc khi chỉ số VN-Index tăng điểm tốt trong hai phiên đầu tuần trước khi điều chỉnh lại trong ba phiên cuối tuần. So với tuần trước đó, chỉ số này giảm nhẹ 0,21 điểm xuống còn 1.261 điểm.
Đáng chú ý, chỉ số đã có lần thứ hai kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm và đều có lực cầu vào đỡ, tạo thế nến rút chân khá tích cực. Trong xu hướng giằng co, thanh khoản trên sàn HOSE giảm gần 21%, trung bình đạt gần 22.000 tỉ đồng/phiên.
Lũy kế năm tháng đầu năm 2024, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt gần 36.000 tỉ đồng. Ảnh minh họa TL
Điểm trừ với thị trường vẫn đến từ giao dịch khối ngoại khi họ có tuần bán ròng kỷ lục. Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng năm phiên liên tiếp hơn 182 triệu đơn vị cổ phiếu. Xuyên suốt năm phiên này, có tới bốn phiên giá trị bán ròng lên tới ngàn tỉ đồng, đặc biệt là phiên ngày 30-5 bán ròng đột biến trên 3.200 tỉ đồng.
Tổng cộng sau năm phiên, khối ngoại bán ròng 8.135 tỉ đồng trên toàn thị trường. Con số này đã vượt qua mức bán ròng kỷ lục theo tuần vừa thiết lập hồi cuối quí 1-2024 (4.650 tỉ đồng).
Tâm điểm bán ròng ghi nhận tại cổ phiếu MSR của Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials với giá trị bán ròng 1.979 tỉ đồng. Đây khả năng là động thái thoái vốn của cổ đông ngoại khi mà trước đó, Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR mà công ty đang sở hữu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Như vậy, lũy kế năm tháng đầu năm nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt gần 36.000 tỉ đồng, trong đó riêng trong tháng 5, giá trị bán đạt gần 18.200 tỉ đồng với 10 phiên rút ròng ngàn tỉ đồng.
Đáng chú ý, VHM là cổ phiếu bị xả ròng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay với hơn 9.482 tỉ đồng. Có thể kể đến một số nguyên nhân lý giải cho động thái bán khá quyết liệt của nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tiên là do chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao và những biến động chính trị đã gây ra hoạt động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu.
Những thị trường tăng trưởng yếu hơn, đồng tiền mất giá hay những thị trường cận biên sẽ bị rút vốn mạnh để phân bổ vào những nơi thị trường hiệu quả hơn. Không chỉ Việt Nam, mà các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt.
Ngoài ra, áp lực bán ròng một phần còn đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) của Dragon Capital bị rút ròng hơn 6.300 tỉ đồng kể từ đầu năm 2024 và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Tương tự, Fubon ETF – quỹ ETF có quy mô lớn nhất thị trường cũng đang đẩy mạnh bán ròng hàng trăm tỉ cổ phiếu Việt Nam trong vài phiên trở lại đây, đưa mức rút ròng từ đầu năm của quỹ này lên gần 800 tỉ đồng.
Trên TTCK Mỹ, phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 31-5) chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của các chỉ số, đặc biệt là Dow Jones khi chỉ số này tăng 1,51%, lên mức 38.686 điểm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu Salesforce và UnitedHealth với mức tăng lần lượt 7,5% và 2,8%. Chỉ số S&P 500 có mức tăng thấp hơn là 0,8% trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,01%. Phiên cuối tuần đón nhận thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE).
Cụ thể, PCE của Mỹ tăng 0,2% trong tháng 4, tương đồng với mức dự báo của các chuyên gia trong cuộc thăm dò của Dow Jones trước đó. Kết quả này khiến PCE lõi tháng 4 của Mỹ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với dự báo 2,7%. Nhìn chung, TTCK Mỹ đã có một tháng 5 đầy thắng lợi khi các chỉ số đều ghi nhận tháng tăng thứ 6 trong bảy tháng qua khi Dow Jones tăng 2,3%; S&P 500 tăng 4,8% còn Nasdaq Composite tăng vọt 6,9%.
Về xu hướng VN-Index, việc biến động mạnh quanh vùng đỉnh cũ là điều thường thấy đối với chỉ số này. Các luồng thông tin tại thời điểm hiện tại cũng khá đan xen theo các chiều hướng khác nhau. Những thông tin có phần bất lợi là áp lực từ lãi suất, tỷ giá, giá vàng hay động thái bán ròng quyết liệt của khối ngoại.
Ở chiều ngược lại, những thông tin theo chiều hướng nâng đỡ, hỗ trợ thị trường là kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, tiến trình tiếp tục hồi phục của kinh tế vĩ mô và sức cầu tốt từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Thêm vào đó, với phiên tăng mạnh đầu tuần này, khả năng VN-Index vượt qua vùng đỉnh 1.285-1.300 điểm đang ngày một cao hơn.
Với bối cảnh trên, nhà đầu tư nên kiên trì nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt đến giá mục tiêu và có thể cân nhắc gia tăng thêm tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh.
Vinachem cử ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT Casumina - làm người đại diện 10% vốn của tập đoàn tại Casumina. Theo đó, ông Thắng được điều chỉnh tăng tỷ lệ % đại diện của Vinachem tại Casumina từ 21% lên 31% vốn.
Việc Amazon bất ngờ thu hẹp đơn đặt hàng vào năm 2022 khiến Gilimex (GIL) chịu tổn thất không nhỏ do đã đầu tư nhiều tiền để thuê công nhân sản xuất hàng triệu sản phẩm và nhập lượng lớn nguyên liệu thô.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/06/2024, toàn thị trường có 37 mã tăng, 58 mã giảm và 19 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.98 triệu CW.
Các hợp đồng tương lai tăng giảm đan xen trong phiên giao dịch ngày 05/06/2024. VN30-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang không mấy lạc quan.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.