Kêu gọi ủng hộ các hoàn cảnh nghèo khó bằng tài khoản cá nhân có vi phạm pháp luật không?
17:30 24/04/2025
Kêu gọi quyên góp từ thiện là hành động nhân văn được pháp luật cho phép, nhưng cá nhân kêu gọi cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định để đảm bảo minh bạch, đúng mục đích và tránh rủi ro pháp lý.
Thời gian gần đây, hoạt động kêu gọi từ thiện các hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo... vào tài khoản cá nhân diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự tham gia đông đảo từ các cá nhân, tổ chức. Đặc biệt với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, lượng tiền nhận được sau mỗi lần quyên góp là khá lớn, có thể lên đến chục triệu hay hàng trăm triệu đồng...
Tuy nhiên, nhiều người cũng không khỏi thắc mắc, liệu cá nhân có được phép kêu gọi từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn. Khi những vụ việc trục lợi từ thiện đã làm dấy lên sự lo ngại trong xã hội, cộng đồng.
Cá nhân có được phép kêu gọi từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn?
Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện. Pháp luật không cấm cá nhân kêu gọi ủng hộ đối với các trường hợp bị bệnh nặng, tai nạn giao thông, chạy thận, hoàn cảnh nghèo khó... bằng tài khoản cá nhân của mình thông qua mạng xã hội Facebook và Zalo với mục đích nhân đạo, tuy nhiên phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng và thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Cụ thể
Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về các nội dung:
- Mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động đóng góp;
- Tài khoản tiếp nhận (đối với tiền);
- Địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật);
- Thời gian cam kết phân phối;
- Gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
UBND cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Ngoài ra, cá nhân cần phải:
- Mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận;
- Có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.
- Không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
Cá nhân có cần công khai nguồn đóng góp tự nguyện?
Về việc quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện, tại Nghị định này cũng quy định rõ các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Cụ thể:
- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
- Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 1 - 3 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
- Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện;
- Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận;
- Công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
- Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Trường hợp có hành vi gian dối (dựng chuyện, giả mạo thông tin, giả danh nạn nhân...) nhằm chiếm đoạt tài sản; sử dụng tiền ủng hộ sai mục đích hoặc chiếm hưởng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, dư luận xã hội thì căn cứ tính chất, mức độ, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự về các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự (tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự; Tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự...).
Chiều cao 9 thước của Quan Vân Trường được mô tả trong "Tam Quốc diễn nghĩa" tương ứng với bao nhiêu cm theo đơn vị đo hiện đại là thắc mắc của không ít độc giả.
Phan Văn Chiến khai từng sống trong gia đình giàu có, quen dùng đồ hiệu, do gia đình phá sản nên "ghiền", trộm trang sức Tiffany & Co., đồ Hermes tiền tỷ để dùng.
Những năm qua, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Giang triển khai Dự án bảo tồn Voọc mũi hếch, giúp loài vật quý này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Ngày 25/4, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hoãn áp thuế nhập khẩu 125% với một số hàng hóa Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.