JPMorgan: Kinh tế Mỹ đang trong tình trạng 'suy thoái chọn lọc'
09:15 02/07/2024
Người tiêu dùng thu nhập cao chiếm tới 1 nửa tổng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Theo nhà phân tích Matthew Boss của JPMorgan, kinh tế Mỹ đang bị chia rẽ bởi một “cuộc suy thoái chọn lọc” trong bối cảnh một lượng nhỏ người tiêu dùng chứng kiến khối tài sản tăng mạnh, và bộ phận còn lại phải vật lộn để tồn tại.
Theo ước tính của Boss, người tiêu dùng thu nhập thấp và thu nhập cao có sự phân hóa rõ rệt. Người tiêu dùng thu nhập cao đóng góp 40 nghìn tỷ USD chi tiêu cho nền kinh tế, chiếm khoảng một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ.
Trong khi đó, người tiêu dùng có thu nhập thấp đến trung bình đang bị bỏ xa khi chi phí sinh hoạt tăng. Trích dẫn dữ liệu bán lẻ quốc gia, ông cho biết 20% người tiêu dùng có thu nhập thấp nhất chỉ đóng góp 10% tổng chi tiêu của nền kinh tế.
Trong 1 cuộc phỏng vấn với CNBC vào tuần trước, Boss cho biết: “Tôi nhận thấy đang có một cuộc suy thoái có chọn lọc”.
Những người Mỹ giàu có nhất đã chứng kiến khối tài sản tăng mạnh trong 4 năm qua. Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, 10% hộ gia đình có thu nhập cao nhất đã kiếm được số tiền khổng lồ 30,5 nghìn tỷ USD kể từ năm 2022, trong khi nhóm nửa dưới có mức thu nhập thấp nhất chỉ kiếm được 1,8 nghìn tỷ USD tài sản .
Sự chênh lệch lớn này có thể là do 10% người Mỹ giàu nhất chiếm phần lớn quyền sở hữu cổ phiếu của gia đình, trong khi các hộ gia đình có thu nhập thấp thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lạm phát. Theo một báo cáo, 65% hộ gia đình có thu nhập dưới 25.000 USD (630 triệu VND) một năm cảm thấy áp lực lạm phát lớn. Tỷ lệ này cao hơn khoảng 23 điểm phần trăm so với các hộ gia đình có thu nhập từ 75.000-100.000 USD.
Người tiêu dùng có thu nhập trung bình cũng cho biết họ bị ảnh hưởng giá cả tăng trong vài năm qua. Theo một cuộc khảo sát quý 2 do Primerica thực hiện, chưa đến một nửa số hộ gia đình có thu nhập trung bình đánh giá tình hình tài chính của họ ở mức “tốt” và 68% đánh giá khả năng tiết kiệm của họ là “không tốt lắm” hoặc “kém”.
Các chuyên gia khác cũng đã cảnh báo về một cuộc suy thoái châm ngòi bởi người tiêu dùng khi người Mỹ cắt giảm chi tiêu. Theo nhà kinh tế hàng đầu David Rosenberg, doanh số bán lẻ thực tế trong quý 1 đã giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái – một dấu hiệu cho thấy suy thoái tiêu dùng có thể đã đến.
Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra phán quyết rằng ông Donald Trump có quyền miễn trừ nhất định vì những hành động trong thời gian đương nhiệm, đồng thời trả lại hồ sơ cho toà án cấp dưới.
Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), Tiến sĩ S Somnath mới đây cho biết, Thủ tướng nước này Narendra Modi có thể sẽ bay vào vũ trụ trên chiếc tàu không gian có người lái đầu tiên của Ấn Độ.
Trong phiên 1/7, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm. Nhờ cổ phiếu công nghệ ghi nhận kết quả tích cực, chỉ số Nasdaq Composite đã lập kỷ lục mới.
Thế giới có thể coi họ là những nhân vật truyền cảm hứng, nhưng đôi khi, họ chỉ là những người bình thường phải đối mặt với một số thất bại và những bài học khó khăn trong cuộc sống.
Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Hai (01/07), với trọng tâm chú ý của thị trường chuyển sang dữ liệu việc làm của Mỹ dự kiến công bố vào cuối tuần này, vốn có thể mang đến nhiều tín hiệu hơn về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất.
Các hợp đồng dầu WTI tương lai tăng hơn 2% vào ngày thứ Hai (01/07) trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ 04/07, sau khi leo dốc 6% trong tháng trước do lo ngại về một cuộc chiến tranh Trung Đông lan rộng hơn và kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu mùa hè tăng cao.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ngày 30/6 cảnh báo mức nợ công đang gia tăng trong lúc một số cuộc bầu cử lớn diễn ra trong năm nay có thể khiến các thị trường tài chính toàn cầu biến động.
Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu sẽ không để việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất ảnh hưởng quá nhiều đến nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ của họ.
Trong năm nay, đồng USD mạnh và lãi suất tương đối cao ở Mỹ đã ảnh hưởng đến nhiều tài sản tài chính của châu Á, từ các đồng tiền khu vực đến cổ phiếu Nhật Bản.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.