IMF: Kinh tế thế giới cải thiện nhưng các nước nghèo bị bỏ lại phía sau
06:00 17/04/2024
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng trong năm nay dù triển vọng trong dài hạn kém tươi sáng. Bên cạnh đó, khoảng cách đang ngày càng nới rộng giữa các nước giàu và nước nghèo, vốn thiếu nguồn lực để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Pierre-Olivier Gourinchas (trái), nhà kinh tế trưởng của IMF, phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, Mỹ hôm 16-4. Ảnh: Getty
Kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới hôm 16-4, IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo tăng 3,1% trong báo cáo hồi tháng 1. Bước sang năm 2025, kinh tế thế giới dự kiến duy trì mức tăng trưởng 3,2%.
Triển vọng kinh tế thế giới cải thiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh bền bỉ của nền kinh tế Mỹ, vốn đã thách thức dự báo về sự suy thoái ngay cả khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong hơn hai thập niên. IMF dự kiến GDP của Mỹ sẽ tăng 2,7% vào năm 2024, cao hơn nhiều so với dự báo tăng trưởng 2,1% đưa ra trong báo cáo hồi tháng 1.
IMF cho biết, sự tăng trưởng vượt trội của Mỹ là nhờ nguồn cung lao động nhập cư tăng lên, cũng như chi tiêu mạnh mẽ của chính phủ.
Theo IMF, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay và 4,1% trong năm tới, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 1. Khủng hoảng bất động sản và nhu cầu trong nước suy yếu sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc. IMF cảnh báo, việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dư thừa có thể gây ra căng thẳng thương mại với các nước khác. Nền kinh tế Nga và Ấn Độ dự kiến cũng tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo hồi tháng 1.
“Nền kinh tế toàn cầu vẫn khá kiên cường”, Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nói với các phóng viên tại cuộc họp báo bên lề hội nghị mùa xuân thường niên giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington hôm 16-4.
Tuy nhiên, ông lưu ý, điều đáng lo ngại là tiến trình hướng tới mục tiêu lạm phát của các ngân hàng trung ương phần nào bị đình trệ kể từ đầu năm.
“Giá dầu đã tăng gần đây một phần do căng thẳng địa chính trị và lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao. Việc hạn chế thương mại hơn nữa đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng có thể đẩy lạm phát hàng hóa lên cao”, ông viết trong báo cáo của IMF.
Trong vài năm tới, bức tranh toàn cảnh sẽ kém thuận lợi hơn. IMF dự đoán đến năm 2030, nền kinh tế thế giới có thể chỉ tăng trưởng 2,8% mỗi năm, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000-2019.
Theo IMF, kinh tế thế giới tăng trưởng trì trệ khi nguồn cung lao động tăng chậm lại một phần là do dân số già hóa ở nhiều nơi trên giới. Trước đây, việc lực lượng lao động trẻ và phụ nữ lần đầu tiên tham gia thị trường việc làm đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế thế giới. Nhưng vào cuối thập niên này, IMF nhận thấy nguồn cung lao động toàn cầu chỉ tăng 0,3% mỗi năm, chưa bằng 1/3 mức tăng trung bình trong 10 năm trước đại dịch Covid-19.
IMF cho biết, một áp lực lớn nữa đối với triển vọng dài hạn của nền kinh tế thế giới là tốc độ hình thành vốn (capital formation) dự kiến chậm lại, do mức nợ tăng cao làm giảm khả năng đầu tư của các chính phủ.
Xung đột địa chính trị và sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu thành các khối thương mại có chung chí hướng, trong đó khác biệt về quan điểm chính trị quan trọng hơn khoảng cách địa lý, cũng đe dọa sự tiến triển kinh tế toàn cầu, IMF nhận định.
Theo IMF, cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương đang đi đúng hướng, dù còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ. Và vẫn có rất nhiều rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là những tác động tiêu cực từ các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.
Dù vậy, IMF dự báo đến một thời điểm nào đó trong nửa cuối năm nay, các nền kinh tế phát triển sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tổ chức này dự kiến giá cả tiêu dùng toàn cầu tăng 5,9% trong năm nay và 4,5% vào năm tới, nhanh hơn 0,1 điểm phần trăm so với các mức dự báo đưa ra hồi tháng 1.
Mức tăng trưởng trong năm 2023, 2024 và 2025 của kinh tế toàn cầu (trái), khu vực kinh tế phát triển (giữa), khu vực kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (phải) theo ước tính của IMF. Ảnh: IMF
Các nước nghèo tụt lại phía sau
IMF cảnh báo, đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới vào cuối thập niên này có thể gây những tác động tiêu cực đến xu hướng “hội tụ” kinh tế giữa các nước giàu và nghèo. Đây vốn là đặc điểm đáng khích lệ của nền kinh tế thế giới trong hầu hết hai thập niên qua, khi các nước có thu nhập thấp thường tăng mức sống nhanh hơn các nền kinh tế trưởng thành như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nhưng kể từ sau đại dịch Covid-19, xu hướng này đã bị đình trệ. Các nước nghèo nhất đang vật lộn với đà tăng giá mạnh của thực phẩm, phân bón và các hàng hóa quan trọng khác. Họ cũng có ít nguồn lực tài khóa hơn để ứng phó tác động kéo dài của đại dịch, làm trì hoãn quá trình phục hồi của nền kinh tế.
So với xu hướng trước đại dịch, tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp được dự báo sẽ chậm lại nhiều hơn so với các nền kinh tế phát triển. Hậu quả là các nước này sẽ chứng kiến tiến bộ bị trì trệ ở các chỉ số như tuổi thọ, thu nhập và tiêu dùng của người dân.
Dù IMF dự đoán tổn thương kinh tế kéo dài từ đại dịch ít hơn so với mức ước tính vào 6 tháng trước, nhưng tổ chức này cho biết, khoảng 3,3 nghìn tỉ đô la sản lượng kinh tế toàn cầu bị mất mát kể từ năm 2020.
“Nền kinh tế Mỹ đã vượt lên xu hướng trước đại dịch. Nhưng hiện tại, chúng tôi dự báo còn nhiều tổn thương dai dẳng hơn đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Nhiều nước trong số đó vẫn đang chật vật để thoát ra hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch và chi phí sinh hoạt”, nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho biết.
IMF cho rằng, tăng tốc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là con đường khả thi hướng tới một tương lai kinh tế tươi sáng hơn. Nhưng vẫn chưa rõ AI có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đến mức nào. IMF ước tính AI có thể tăng tốc độ tăng trưởng năng suất của nền kinh tế thế giới từ 0,1- 0,8 điểm phần trăm mỗi năm trong một thập niên.
Ngoài ra, AI có nguy cơ thay thế con người trong một số công việc nhất định hoặc thay đổi căn bản tính chất của các công việc. Tác động của AI trong khía cạnh này ở các nước có thể khác nhau.
Ở các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, IMF ước tính 60% việc làm dễ bị tác động bởi AI, so với 40% việc làm ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và 26% ở các nước thu nhập thấp. Tuy nhiên, IMF cảnh báo, khi các nước nghèo ít bị AI tác động hơn thì họ cũng thu được ít lợi ích từ công nghệ này hơn.
(ĐTCK) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo tình trạng quá lạc quan trên thị trường về kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ thực hiện một cuộc "hạ cánh mềm" trong cuộc chiến lạm phát kéo dài nhiều năm.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh đối với kim loại của Nga sẽ củng cố vị thế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trở thành người mua cuối cùng của Moscow đối với các mặt hàng quan trọng.
Gã khổng lồ công nghệ” Microsoft cho biết họ sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào G42, một công ty của UAE có quan hệ với Trung Quốc, khi Washington và Bắc Kinh đều muốn tăng ảnh hưởng lĩnh vực công nghệ ở Vùng Vịnh.
(ĐTCK) Hôm thứ Ba (16/4), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa thấy lạm phát quay trở lại mục tiêu của ngân hàng trung...
Điều trớ trêu là những nước có quy định chặt chẽ nhất về rác thải lại là nước xuất khẩu rác nhiều nhất sang các nước đang phát triển để rũ bỏ trách nhiệm cũng như chi phí xử lý chất thải của chính mình.
(KTSG Online) – Tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) lần thứ 135 ở tỉnh Quảng Đông, nhiều nhà xuất khẩu hàng điện tử lo lắng khi chứng kiến
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.