• CIM 11.37 0.12(1.02%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90720.00 3203.77(3.66%)
  • GOLD 3430.982 7.140(0.21%)
  • WTI 63.25 0.62(0.99%)
  • EUR/USD 1.14862 0.00264(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85799 0.00223(0.26%)
  • USD/CHF 0.81193 0.00309(0.38%)
  • USD/JPY 140.674 0.190(0.13%)
  • USD/CAD 1.38351 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33861 0.00080(0.06%)
  • CAD/CHF 0.58676 0.00282(0.48%)
  • AUD/USD 0.63943 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59983 0.00012(0.02%)
  • CIM 11.37 0.12(1.02%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90720.00 3203.77(3.66%)
  • GOLD 3430.982 7.140(0.21%)
  • WTI 63.25 0.62(0.99%)
  • EUR/USD 1.14862 0.00264(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85799 0.00223(0.26%)
  • USD/CHF 0.81193 0.00309(0.38%)
  • USD/JPY 140.674 0.190(0.13%)
  • USD/CAD 1.38351 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33861 0.00080(0.06%)
  • CAD/CHF 0.58676 0.00282(0.48%)
  • AUD/USD 0.63943 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59983 0.00012(0.02%)

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn "vật vã" chưa thể trở lại Mặt Trăng?

10:41 15/09/2022

Bất chấp những tiến bộ của hơn 5 thập kỷ, việc trở lại vệ tinh tự nhiên của Trái Đất vẫn khiến NASA 'vò đầu bứt tai'.

Artemis là nữ thần săn bắn trong thần thoại Hy Lạp - em gái song sinh của Apollo, thần Mặt Trời. Trong truyền thuyết, 2 người gần như ngang tài ngang sức và chẳng kém cạnh nhau ở khía cạnh nào.

Vũ trụ khó lắm, phải đâu chuyện đùa?

Nhưng khi được đặt tên cho các chương trình Mặt Trăng của NASA, 2 cái tên đó không còn được tương đồng đến vậy. Dù "sinh sau đẻ muộn" hơn 5 thập kỷ, Artemis của NASA vẫn chưa thể đạt được kỳ tích năm xưa mà Apollo đã hoàn thành.

Trong sứ mệnh quay trở lại vệ tinh tự nhiên của Trái Đất lần này, NASA đã vô cùng hào hứng với những kế hoạch hoành tráng cùng sự góp mặt của người nổi tiếng. Tuy nhiên, đáp lại sự kỳ vọng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã phải hoãn lịch phóng tới 2 lần chỉ trong vòng 5 ngày, vì cùng một lỗi là rò rỉ nhiên liệu.

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn vật vã chưa thể trở lại Mặt Trăng?

Hình ảnh tổ hợp tên lửa Artemis vào nỗ lực phóng đầu tiên hồi cuối tháng 8.

Mới đây, theo CNN, lịch phóng mới nhất đã được dời lại đến ngày 27/9. Quá tam ba bận, nếu lần tới này vẫn không thành công, những người tin vào thuyết âm mưu "vụ đáp lên Mặt Trăng là giả" sẽ càng có thêm cơ hội ăn mừng. Trong trường hợp hệ thống phóng không gian (SLS) bị đưa hoàn toàn khỏi bệ phóng nhằm sửa chữa sâu hơn, cửa sổ phóng sẽ tiếp tục bị lùi đến 17-31/10.

Và đây chỉ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài những sự trì hoãn kể từ năm 2010 - khi kế hoạch là bỏ qua Mặt Trăng và đi thẳng lên sao Hỏa. NASA cũng đã bị chỉ trích do công tác quản lý yếu kém của các nhà thầu tư nhân trong suốt quá trình của dự án, dẫn đến chậm trễ.

Tất cả những điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày nay việc đưa một tên lửa lên Mặt Trăng lại khó đến vậy? Các sứ mệnh Apollo đã diễn ra cách đây nửa thế kỷ và chứng kiến nhiều thành công hơn khi đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng mặc dù thực tế là họ đã sử dụng công nghệ từ thời "ông bà anh".

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn vật vã chưa thể trở lại Mặt Trăng?

20/7/1969, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân trên Mặt Trăng.

Vào thời điểm đó, các thiết bị máy tính được sử dụng đưa con người lên thăm "chị Hằng" còn không mạnh bằng một góc chiếc smartphone hay máy tính bạn đang sử dụng đọc bài viết này.

Sự khập khiễng càng rõ rệt khi Artemis mang danh một con tàu công nghệ đỉnh cao là Orion với mục tiêu đi lên sao Hỏa, hệ thống SLS là tên lửa lớn nhất từng được làm ra, thế mà nó vẫn chỉ là vụ phóng thử nghiệm, không người lái.

Chuyện gì đã xảy ra?

John Logsdon, giáo sư danh dự về chính sách không gian tại Đại học George Washington, nói với The Daily Beast: "Công việc đưa SLS lên khỏi mặt đất phức tạp hơn rất nhiều so với việc phóng các sứ mệnh Apollo. Bạn phải làm mọi công việc từng liên quan đến sứ mệnh Apollo và đồng thời xử lý nhiên liệu hydro lỏng".

Một con tàu "chắp vá"

Nhiên liệu hydro mà Logsdon đề cập đến chính là thứ khiến 2 nỗ lực phóng vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua phải hoãn. Vấn đề nằm ở chỗ hydro là nguyên tố nhẹ nhất và có nguyên tử nhỏ nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Điều đó đồng nghĩa tên lửa có trọng tải nhẹ hơn, dẫn đến hiệu quả phóng cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến các vấn đề lớn hơn - cụ thể là rất dễ thoát ra khỏi bất kỳ khe hở hoặc vết nứt nào.

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn vật vã chưa thể trở lại Mặt Trăng?

Trong cả 2 nỗ lực phóng trước, hydro lỏng bắt đầu rò rỉ gần một công cụ được gọi là bộ phận ngắt kết nối nhanh giúp cung cấp nhiên liệu cho SLS. Bản thân điều này không phải là vấn đề lớn nếu chỉ là một lượng nhỏ rò rỉ.

Tuy nhiên, số lượng bị rò rỉ cao hơn "2 hoặc 3 lần" so với mức NASA dự trù, giám đốc sứ mệnh của Artemis 1, Mike Sarafin cho biết trong một tuyên bố của Ars Technica. "Mỗi khi chúng tôi nhìn thấy một vết rò rỉ, nó đã nhanh chóng vượt quá giới hạn dễ cháy của chúng tôi".

So sánh với sứ mệnh Apollo, vốn sử dụng tên lửa Saturn V để lên vũ trụ, hệ thống phóng đó sử dụng một loại nhiên liệu "về cơ bản là nhiên liệu máy bay" Logsdon giải thích. "Đó là một dạng dầu hỏa dùng làm chất đẩy".

Lý do NASA sử dụng hydro lỏng mặc dù rất khó xử lý liên quan đến thiết kế của SLS: Hệ thống động cơ đẩy lõi của nó được chế tạo bằng cách "tái chế" các bộ phận cũ và đã qua sử dụng từ chương trình Tàu con thoi, loại tàu vũ trụ NASA đã phóng từ năm 1981 đến năm 2011. Đã hơn 10 năm kể từ khi nó kết thúc.

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn vật vã chưa thể trở lại Mặt Trăng?

Trước đây, các tàu con thoi cũng sử dụng hydro lỏng và thường xuyên gặp vấn đề tương tự.

Về lý do tại sao NASA quyết định sử dụng công nghệ cũ đáng lý nên được cho vào bảo tàng để khởi động thế hệ khám phá không gian mới bắt nguồn từ hơn một thập kỷ trước, khi Quốc hội Mỹ ký quyết định tài trợ cho việc xây dựng SLS.

Theo hướng dẫn này, cơ quan được yêu cầu sử dụng "hợp đồng, đầu tư, lực lượng lao động, cơ sở công nghiệp và năng lực từ các dự án Tàu con thoi và Orion, Ares 1". Có vẻ như các nhà lập pháp không muốn bỏ phí hàng đống vật liệu cũ vốn có giá hàng tỷ USD.

Tóm lại, vấn đề đầu tiên là do sử dụng công nghệ cũ để tiết kiệm. Tuy nhiên, Logsdon cũng chỉ ra rằng một động lực lớn khác đằng sau những cơn đau đầu dai dẳng của sứ mệnh Artemis là nhân tố con người.

Nhân lực hạn chế

Hồi NASA phóng tàu lên Mặt Trăng, áp lực lớn nhất của họ là cuộc chạy đua không gian trong bối cảnh cạnh tranh vị thế dẫn đầu giữa Mỹ với cường quốc Liên Xô. Áp lực càng lớn khi trước đó, Liên Xô đã phóng thành công Sputnik và đưa người lên không gian.

Với sức ép cạnh tranh, hiển nhiên là nguồn lực và "deadline" cho NASA đã căng thẳng hơn rất rất nhiều.

Hơn 50 năm đã trôi qua, vì sao sứ mệnh mới của NASA vẫn vật vã chưa thể trở lại Mặt Trăng?

Kỹ sư trưởng phần mềm của chương trình Apollo đứng bên chồng mã lập trình viết tay của cô, góp phần đưa nhân loại lên Mặt Trăng.

Và, gây tranh cãi nhất, Logsdon cho rằng những người làm việc cho chương trình Apollo vốn tài năng hơn hậu thế. Đó là hệ quả của việc hơn 400.000 người đã tham gia vào việc đưa nhân loại lên Mặt Trăng trong lần đầu tiên. Mặc dù NASA không có dữ liệu công khai về số lượng người tham gia vào SLS, nhưng nhân lực chắc chắn ít hơn, Logsdon suy đoán.

Việc NASA phải phụ thuộc vào các công ty tư nhân thường xuyên bị chỉ trích vì hoạt động kém hiệu quả và thiếu thời hạn chính cũng không giúp ích được gì.

Logsdon nói: "Những người làm việc cho Artemis có thể không giỏi bằng nhân lực Apollo. Đã có rất nhiều lời chỉ trích, đặc biệt về phía Boeing và hiệu suất của họ đối với SLS. Một số báo cáo của Tổng thanh tra NASA đã chỉ trích chất lượng hoạt động của Boeing và ở một mức độ nào đó, cả chất lượng giám sát của chính NASA".

May mắn thay, NASA vẫn sở hữu những bộ óc siêu việt nhất. Bằng cách này hay cách khác, vấn đề rò rỉ nhiên liệu hydro sẽ được giải quyết. Nó có thể mất nhiều thời gian và kinh phí hơn nữa, nhưng cuối cùng sẽ thành công.

Logsdon kết luận bằng việc vụ phóng đầu tiên của sứ mệnh Tàu con thoi cũng gặp khó. Vạn sự khởi đầu nan, đặc biệt là với ngành khoa học khó nhằn như hàng không vũ trụ, nhưng một khi đã có đà, nhân loại rất có thể sẽ tiếp tục vươn xa.

Nguồn: DB

Bloomberg: Thay vì giải phóng dầu trong kho dự trữ, Mỹ đang xem xét bổ sung dự trữ dầu
Bloomberg: Thay vì giải phóng dầu trong kho dự trữ, Mỹ đang xem xét bổ sung dự trữ dầu
3 năm trước
Bloomberg: Thay vì giải phóng dầu trong kho dự trữ, Mỹ đang xem xét bổ sung dự trữ dầu
Hạn hán nghiêm trọng khiến ngành công nghiệp sản xuất dầu ô liu của châu Âu gặp khó khăn
Hạn hán nghiêm trọng khiến ngành công nghiệp sản xuất dầu ô liu của châu Âu gặp khó khăn
3 năm trước
Hạn hán nghiêm trọng khiến ngành công nghiệp sản xuất dầu ô liu của châu Âu gặp khó khăn
1.300 nhân viên Thời báo New York từ chối quay lại làm việc
1.300 nhân viên Thời báo New York từ chối quay lại làm việc
3 năm trước
1.300 nhân viên Thời báo New York từ chối quay lại làm việc
Mỹ cố sức ngăn hàng chục nghìn lao động đình công, tránh tê liệt nền kinh tế
Mỹ cố sức ngăn hàng chục nghìn lao động đình công, tránh tê liệt nền kinh tế
3 năm trước
Mỹ đang đối mặt với nguy cơ về một cuộc đình công lớn của ngành đường sắt, làm tê liệt nền kinh tế, gia tăng lạm phát và ảnh hưởng đến triển vọng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
Tỷ phú Ray Dalio: Fed tăng lãi suất lên 4,5% sẽ khiến chứng khoán Mỹ lao dốc 20%
Tỷ phú Ray Dalio: Fed tăng lãi suất lên 4,5% sẽ khiến chứng khoán Mỹ lao dốc 20%
3 năm trước
Ông Dalio dự đoán tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm của Mỹ trong 10 năm tới sẽ ở mức 4,5-5%, và Fed sẽ cần tăng lãi suất lên đến 4,5-6%.
Lạm phát của Trung Quốc thấp hơn Mỹ nhưng người tiêu dùng vẫn lo lắng không yên
Lạm phát của Trung Quốc thấp hơn Mỹ nhưng người tiêu dùng vẫn lo lắng không yên
3 năm trước
Khảo sát mới đây của Oliver Wyman cho thấy, dù lạm phát tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Mỹ, người dân tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đau đáu nỗi lo.
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục trong tháng 8 khi giá năng lượng tăng
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục trong tháng 8 khi giá năng lượng tăng
3 năm trước
NG-1.44%Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh MụcThêm vào danh mục theo dõiThêm Lệnh
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ sau phiên bán tháo mạnh nhất hai năm, nhóm dầu khí dẫn dắt
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ sau phiên bán tháo mạnh nhất hai năm, nhóm dầu khí dẫn dắt
3 năm trước
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/9 dao động giữa sắc xanh và đỏ rồi đóng cửa trên tham chiếu khi nhà đầu tư bình tâm trở lại sau phiên lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.
Lạm phát giá tiêu dùng tại Anh bất ngờ giảm trong tháng Tám
Lạm phát giá tiêu dùng tại Anh bất ngờ giảm trong tháng Tám
3 năm trước
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 14/9, nhờ giá nhiên liệu giảm, lạm phát giá tiêu dùng tại Vương quốc Anh bất ngờ giảm trong tháng Tám, giúp các nhà đình và Ngân hàng trung ương nước này (BoE) giảm bớt sức ép, sau khi lạm phát cao kỷ lục 40 năm.
Những công ty
Những công ty "siêu nợ" đang nhấp nháy báo động đỏ trong thời kỳ lãi suất tăng
3 năm trước
Báo cáo của Financial Times đưa ra danh sách 207 công ty đang phát tín hiệu cảnh báo đỏ vì có lợi suất trái phiếu chênh lệch quá cao so với trái phiếu chính phủ.
Nợ công của Mỹ có thể sớm lên đến 31.000 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể sớm lên đến 31.000 tỷ USD
3 năm trước
Nợ công của Mỹ tiếp tục tăng và sẽ sớm lên đến 31.000 tỷ USD lần đầu tiên có thể ngay trong tháng này.
Các chuyên gia bàn luận khả năng Fed tăng lãi suất 100 điểm cơ bản
Các chuyên gia bàn luận khả năng Fed tăng lãi suất 100 điểm cơ bản
3 năm trước
Ngân hàng Nomura đã điều chỉnh dự báo lãi suất tăng 75 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed thành 100 bps. Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers cũng khuyên Fed hành động mạnh mẽ để bảo vệ uy tín trong lĩnh vực chống lạm phát.
Thứ Ba, 22/04/2025
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -13
Dự báo: -6
Trước đó: -4
-13
-6
-4
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -17
Dự báo:
Trước đó: -7
-17
-7
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -7
Dự báo:
Trước đó: -4
-7
-4
21:00
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: -16.7
Dự báo: -15.0
Trước đó: -14.5
-16.7
-15.0
-14.5
Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?
1 giờ trước
Sự chênh lệch về đàn heo và ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến giá heo hơi tại miền Nam cao hơn so với miền Bắc.
Sang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồngSang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồng
2 giờ trước
Tính đến cuối quý I/2025, công ty con của Vingroup (VIC) đã hoàn tất chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate cho đối tác.
Techcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/ngườiTechcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/người
3 giờ trước
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
SHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếuSHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếu
3 giờ trước
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơ
4 giờ trước
(ĐTCK) Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index hình thành mẫu hình nến đảo chiều Hammer cho thấy xu hướng giảm giá sẽ chững lại.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phụcGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục
4 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Tổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểmTổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểm
4 giờ trước
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?
6 giờ trước
USD, chứng khoán và trái phiếu chính phủ Mỹ có thể bị bán tháo khi Fed không còn còn khả năng hoạt động độc lập, theo cảnh báo của giới chuyên gia.
Lực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiênLực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên
6 giờ trước
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
VietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồngVietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồng
6 giờ trước
Toàn bộ khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung đã đượcTập đoàn Vicoland thế chấp tại VietABank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?
7 giờ trước
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Áp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiềuÁp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiều
8 giờ trước
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.