Hãng tàu biển phải mua giấy phép phát thải carbon khi hoạt động ở châu Âu
18:19 03/12/2022
Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên đồng ý bổ sung hoạt động vận tải biển vào thị trường carbon, yêu cầu các hãng vận tải biển phải trả tiền cho lượng khí thải làm nóng hành tinh của họ. Quyết định này nhằm gia tăng áp lực, buộc lĩnh vực hàng hải phải tăng tốc đầu tư vào các công nghệ xanh hơn.
Bắt đầu từ năm 2024, các hãng vận tải biển phải mua giấy phép phát thải carbon khi tàu của họ hoạt động ở lãnh thổ của EU. Ảnh: Flickr
Cho đến nay, lĩnh vực vận tải biển vẫn nằm ngoài thị trường carbon của EU, hay còn gọi là Chương trình giao dịch khí thải (ETS). Chương trình này yêu cầu các ngành công nghiệp gây ô nhiễm bao gồm các nhà máy sản xuất công nghiệp và nhà máy điện phải mua giấy phép để phát thải khí carbon, tạo ra động lực tài chính để họ tìm cách giảm phát thải khí nhà kính.
Đề xuất bổ sung lĩnh vực hàng hải vào thị trường carbon của EU lần đầu tiên được đưa ra cách đây một thập niên nhưng những lo ngại về khả năng cạnh tranh quốc tế đã làm chậm tiến độ.
Nhưng điều đó sẽ thay đổi từ năm 2024, khi các công ty vận tải biển bị bắt buộc phải mua giấy phép phát thải carbon của EU cho 40% lượng khí thải của họ và mức này sẽ tăng lên 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2026 cho các chuyến vận tải biển trong lãnh thổ của EU. Kể từ năm 2026, hai khí thải nhà kính khác, metan (CH4) và nitơ dioxide (NO2) trong vận tải biển cũng sẽ bị tính phí phát thải.
Thỏa thuận nói trên được các nhà lập pháp của Nghi viện châu Âu và các nhà đàm phán từ 27 nước thành viên EU nhất trí vào cuối ngày 29-11.
Thỏa thuận cũng bắt buộc mua giấy phép phát thải cho 50% lượng khí thải nhà kính của các hành trình vận tải biển quốc tế, có điểm xuất phát hoặc điểm kết thúc ở EU. Quy định này nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm ở biên giới giữa các quốc gia khác nằm bên ngoài EU và EU.
Quy định mới này áp dụng cho tất cả các tàu có tổng dung tích 5.000 tấn. Ủy ban châu Âu sẽ xem xét lại quy định này trong những năm tới để đảm bảo rằng các công ty vận tải biển không sử dụng tàu có tổng dung tích 4.999 tấn để lách luật.
“Thỏa thuận mới không chỉ giúp ích cho khí hậu mà còn giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố gần sông và bờ biển,” Peter Liese, nhà lập pháp của Nghị viện châu Âu, người vận động áp đặt quy định mua giấy phép phát thải carbon đối với ngành vận tải biển, nói hôm 30-11.
Liese cho biết các quy định mới sẽ khuyến khích các chủ tàu biển và công ty điều hành tàu biển đầu tư vào các công nghệ tốt nhất hiện có như nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn. Ông dự báo thỏa thuận này sẽ giúp giảm phát thải 120 triệu tấn carbon mỗi năm trong lĩnh vực hàng hải.
Các nhà đàm phán của EU cũng đồng ý trích doanh thu từ việc bán 20 triệu giấy phép phát thải carbon của EU cho các hãng vận tải biển để tài trợ cho các dự án cắt giảm khí thải trong lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, khoản doanh thu này cũng sẽ được sử dụng để bảo vệ các sinh vật biển. Hôm 29-11, giấy phép phát thải carbon tháng 12 ở EU giao dịch ở mức 81,33 euro/tấn, giảm so với mức cao kỷ lục 98,42 euro/tấn được thiết lập vào ngày 19-8.
Vận tải biển được coi là một trong những lĩnh vực khó khử carbon nhất. Các tổ chức đại diện cho các hãng tàu biển cho rằng, hiện nay thiếu công nghệ khả thi về mặt thương mại để giúp hoạt động vận tải biển giảm khí thải carbon.
Hội đồng Vận tải biển thế giới (WSC), một tổ chức đại diện cho ngành vận tải biển quốc tế, nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của ngành sang nhiên liệu không carbon.
Jim Corbett, giám đốc phụ trách môi trường châu Âu của WSC, nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng và hy vọng rằng chương trình ETS của EU đối với ngành hàng hải sẽ giúp thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng như mạng lưới cung cấp nhiên liệu hàng hải thay thế cần thiết để thực hiện quá trình chuyển đổi”.
Với khoảng 90% hoạt động thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển, hoạt động vận tải biển chiếm gần 3% lượng khí thải carbon của toàn cầu và tỷ lệ đó sẽ tăng lên trong những thập niên tới nếu không được kiểm soát.
Thỏa thuận nói trên của EU là một phần của cuộc cải cách lớn hơn đối với thị trường carbon của EU khi khu vực này hướng đến mục tiêu giảm 55% lượng khí thải nhà kính ròng vào năm 2030 so với mức của năm 1990.
(KTSG Online) – Dù các công ty và nhà đầu tư đã tiêu tốn hàng chục tỉ đô la Mỹ cho những chiếc xe tự lái, nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa được khai thác
(KTSG Online) - Công ty khởi nghiệp (startup) Lightyear của Hà Lan bắt đầu sản xuất mẫu xe điện đầu tiên trên thế giới có trang bị các tấm pin mặt trời.
Chính phủ cho rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho một mạng lưới xe quá nhỏ không mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, trong khi nhu cầu đối với xe hydro chỉ tăng lên nếu chúng được chú trọng đầu tư.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cảnh báo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có lẽ cần phải nâng lãi suất nhiều hơn dự báo của thị trường trong bối cảnh áp lực lạm phát duy trì ở mức cao.
Kể từ cuộc họp tháng 10 của OPEC+, giá dầu đã giảm mạnh và dao động quanh mức 85 USD/thùng, cách khá xa mức đỉnh trên 130 USD/thùng ghi nhận vào tháng 3/2022.
Theo một tài liệu pháp lý, sàn tiền số Crypto.com đã vô tình chuyển nhầm 100 USD thành gần 10,5 triệu USD cho một người phụ nữ. Người này đã dùng tiền để mua căn nhà 1,35 triệu USD.
Liên minh châu Âu đã đồng ý về mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, sau khi Ba Lan ủng hộ đề xuất này để mở đường cho sự chấp thuận chính thức vào ngày Chủ nhật (4/12).
(ĐTCK) Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã so sánh sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX của Sam Bankman-Fried với sự sụp đổ domino lớn nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đợt bán tháo cổ phiếu hậu IPO của GoTo Group đã biến startup giá trị nhất Indonesia này trở thành công ty tệ nhất trong số 11 công ty công nghệ và internet có đợt IPO trị giá trên 500 triệu USD trong năm 2022.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.