Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nhiều nước đã bày tỏ mong muốn hợp tác với BRICS ở một mức độ nào đó, để tham gia các hoạt động của tổ chức theo cách này hay cách khác".-
Hiện tại, khoảng 30 quốc gia thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập hoặc hợp tác với BRICS. Ảnh: En.irna
Phát biểu tại cuộc họp báo với các phóng viên hàng đầu từ các quốc gia BRICS, Tổng thống Vladimir Putin thông báo rằng số lượng các quốc gia tham gia BRICS đã tăng lên, với khoảng 30 quốc gia thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập hoặc hợp tác với BRICS.
"Nhóm của chúng tôi đang mở rộng. Số lượng bạn bè và những người cùng chí hướng trong khối BRICS đã tăng lên và sự quan tâm đến các hoạt động của hiệp hội này rất cao" – RT dẫn phát biểu của Tổng thống Nga tại cuộc họp báo.
“Cho đến nay, khoảng 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn hợp tác với BRICS ở một mức độ nào đó để tham gia các hoạt động của tổ chức theo cách này hay cách khác" - ông nói thêm.
Tổng thống Nga lưu ý rằng BRICS hiện chiếm khoảng 45% dân số thế giới, trong khi doanh thu thương mại và thị phần của nhóm trong nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tăng đều đặn.
Ông Putin nhấn mạnh rằng BRICS không giống các tổ chức khác, vì bản chất của BRICS khiến nhóm mang lại lợi ích trên phạm vi toàn cầu, chứ không chỉ cho những nước tham gia.
"Chúng tôi không xây dựng một khối nào đó chống lại lợi ích của ai đó. Đây không phải là một tổ chức như vậy. Chính vì vậy, BRICS có tính chất phổ quát và theo tôi, sẽ có tác động có lợi cho các vấn đề thế giới nói chung, bao gồm cả nền kinh tế thế giới" - người đứng đầu Điện Kremlin nói.
Tổng thống Nga cũng bác bỏ những khẳng định rằng BRICS bằng cách nào đó nhằm vào phương Tây: "BRICS không phải là một hiệp hội chống phương Tây. Tổ chức này chỉ đơn giản là không phải phương Tây".
Ông Putin lưu ý thêm rằng triển vọng mở rộng hơn nữa của BRICS phải được các thành viên thường trực xem xét kỹ lưỡng và phải đạt được sự đồng thuận vững chắc về vấn đề này. “Trong khi có khả năng tăng về số lượng, BRICS phải duy trì tính đa phương và duy trì hiệu quả hiện tại, ông giải thích.
"Bằng cách tăng số lượng thành viên của tổ chức, chúng ta không nên giảm hiệu quả của toàn bộ cấu trúc xuống mức tối thiểu,” ông Putin cảnh báo.
Vượt lên G7
Các quốc gia BRICS đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc tế, nhưng tiềm năng của họ sẽ chỉ tăng thêm thông qua hợp tác trong khối, Tổng thống Putin cho biết trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS ở Moscow hôm 18/10.
Tổng thống Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS ở Moscow hôm 18/10. Ảnh: Tass
Ông Putin cho biết tỷ trọng GDP toàn cầu của khối này đã vượt quá tỷ trọng của G7 - những nền kinh tế hàng đầu phương Tây, và tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng.
BRICS hiện chiếm 37,4% GDP toàn cầu, trong khi G7 chỉ chiếm 29,3%, ông Putin nhấn mạnh. "Khoảng cách này đang ngày càng mở rộng. Và nó sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa. Đó là điều không thể tránh khỏi", ông nói thêm.
Tổng thống Nga nhấn mạnh: Trên thực tế, các quốc gia BRICS là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong tương lai gần, chính BRICS sẽ tạo ra mức tăng trưởng GDP toàn cầu chính".
Theo nhà lãnh đạo Nga, BRICS chiếm khoảng 1/4 lượng hàng hóa xuất khẩu của thế giới và các thành viên của khối này thống trị nhiều thị trường quan trọng, bao gồm năng lượng, kim loại và thực phẩm.
Ông Putin lưu ý thêm rằng nhiều nền tảng phát triển khác nhau hiện đang được tạo ra trong khối, giúp đảm bảo rằng "sự tăng trưởng kinh tế của các thành viên BRICS trong tương lai sẽ ngày càng phụ thuộc ít hơn vào ảnh hưởng hoặc sự can thiệp từ bên ngoài".
Xây dựng hệ thống thanh toán quốc tế mới
Cũng tại buổi họp báo với các phóng viên hàng đầu từ các quốc gia BRICS hôm 18/10, Tổng thống Putin đã trích dẫn một số sáng kiến mà Nga đã vạch ra trước Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, bao gồm hệ thống thanh toán xuyên biên giới chung và một công ty tái bảo hiểm.
Theo hãng tin Tass, Tổng thống Putin cho biết, các nước thành viên trong nhóm đang xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính quốc tế giống như SWIFT, không chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây và sử dụng tiền kỹ thuật số quốc gia để phát triển các dự án đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao trong và ngoài khối.
Ông nhấn mạnh rằng các sáng kiến tài chính của Nga cho Hội nghị Thượng đỉnh khuyến khích việc sử dụng rộng rãi các loại tiền tệ quốc gia, trong khi việc thảo luận về việc tạo ra một loại tiền tệ chung của BRICS là "quá sớm".
Tổng thống Nga cũng kêu gọi Ngân hàng Phát triển Mới ((NDB) - tổ chức phát triển đa phương đang hoạt động của BRICS, sớm đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng trên khắp các quốc gia Nam Bán cầu.
"Là một tổ chức phát triển, NDB đã đóng vai trò là giải pháp thay thế cho nhiều cơ chế tài chính phương Tây và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển ngân hàng này", ông Putin nói tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS ở Moscow hôm 18/10.
Tổng thống Putin đang thúc đẩy các siêu dự án giao thông mới của Nga như Tuyến đường biển Bắc Cực và hành lang Bắc-Nam, nối liền Nga với Vùng Vịnh và Ấn Độ Dương thông qua Biển Caspi và Iran. "Đây là chìa khóa để tăng cường vận chuyển hàng hóa giữa lục địa Á-Âu và châu Phi", ông nói.
Là chủ tịch hiện tại của BRICS, Nga sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của khối tại thành phố Kazan từ ngày 22-24/10. BRICS hiện gồm 10 thành viên: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập, Iran, Ethiopia và Ả Rập Saudi.
>>Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga
Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, đang dẫn trước đối thủ đảng Dân chủ, bà Kamala Harris, ở cả 7 bang chiến địa nhưng với khoảng cách không đáng kể.
Một "cá voi" nắm giữ lượng lớn Bitcoin (BTC) từ những ngày đầu khi mạng lưới Bitcoin mới ra mắt đã bắt đầu chuyển tiền sau nhiều năm im lìm, gây ra sự xáo trộn trên thị trường.Arkham Intelligence -...
Mặc dù dự án không đạt được kết quả như mong đợi, nhưng mối quan hệ đối tác này thể hiện rõ sự nghiêm túc của Apple trong việc nghiên cứu công nghệ pin và phát triển xe điện.
Bước tiến triển này được thúc đẩy nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động sản xuất của Trung Quốc, khi ngày càng nhiều công ty áp dụng công nghệ tự động hoá để cải thiện hoạt động.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua những thay đổi trong chính sách cho vay, mở ra cơ hội cung cấp thêm 30 tỷ USD vốn vay cần thiết cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Nếu châu Âu quyết định cấm nhập khẩu kim loại này từ Nga, họ sẽ cần tìm nguồn cung mới cho 500.000 tấn vật liệu mỗi năm. Nhưng danh sách các lựa chọn thay thế khá hạn chế.
Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads - vừa sa thải 24 nhân viên tại văn phòng Los Angeles sau khi phát hiện họ lạm dụng trợ cấp ăn uống.
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.