Hai cường quốc BRICS sắp nói không với hệ thống SWIFT của phương Tây
15:29 04/06/2024
Nga và Trung Quốc - hai thành viên chủ chốt của BRICS, đang tăng tốc thực hiện kế hoạch chuyển dịch khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Ủy viên Quyền Kinh doanh của Tổng thống Nga, ông Boris Titov. Ảnh: RT
Moscow và Bắc Kinh đã và đang phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới mà không cần sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT của phương Tây, Ủy viên Quyền Kinh doanh của Tổng thống Nga, ông Boris Titov, nói với đài RT hôm 3/6.
Thông báo về kết quả của hội nghị quốc tế “Nga và Trung Quốc: Hợp tác trong kỷ nguyên mới” được tổ chức tại Moscow vào tuần trước, ông Titov cho biết, hai nước đã tăng tốc nỗ lực chuyển từ SWIFT sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia tương ứng.
“Nhiều ngân hàng của Nga và Trung Quốc đã thay thế SWIFT bằng hệ thống CIPS của Bắc Kinh” - ông Titov nói với hãng tin Tass, đồng thời nhấn mạnh rằng việc sử dụng hệ thống của Trung Quốc để thanh toán bằng nhân dân tệ sẽ tiếp tục được mở rộng.
Theo ông Titov, quyết định chuyển sang chủ yếu sử dụng đồng ruble và nhân dân tệ trong các giao dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại Nga - Trung. Kim ngạch thương mại song phương trong năm 2023 đạt 240 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc tăng gần 47% lên 111 tỷ USD và xuất khẩu sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 12,7% lên 129 tỷ USD.
Moscow đã và đang quảng bá hệ thống thanh toán nội địa của mình như một giải pháp thay thế cho SWIFT do nhiều ngân hàng của Nga đã bị ngắt kết nối khỏi mạng lưới tài chính phương Tây vào năm 2022.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng SPFS của Nga được thành lập vào năm 2014 và có chức năng giống như SWIFT. Năm 2017, hệ thống SPFS bắt đầu hoạt động hoàn chỉnh, truyền tải thông báo về các giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào.
Ban đầu, SPFS chỉ dành cho người dùng ở Nga. Đến tháng 2/2022, hơn 20 ngân hàng Belarus, tổ chức tín dụng từ Armenia, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Cuba và các quốc gia khác đã tham gia hệ thống này.
Hồi tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga công bố báo cáo cho biết SPFS có 557 khách hàng tham gia từ 20 quốc gia tính đến cuối năm 2023.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần kêu gọi thành lập các nền tảng tài chính mới, độc lập cho các hoạt động thanh toán quốc tế, nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu cần rộng mở hơn và không thiên vị hơn.
Nhóm các nền kinh tế BRICS đang dẫn đầu chương trình nghị sự phi USD hóa trên toàn cầu. BRICS thuyết phục các quốc gia đang phát triển loại bỏ đồng USD và giao dịch bằng đồng nội tệ để củng cố nền kinh tế bản địa.
BRICS hiện gồm 10 thành viên: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các nước thành viên đang xem xét việc hình thành đồng tiền chung BRICS để thay thế đồng USD.
Hiện tại, kế hoạch đầy tham vọng này đang có những tiến triển khi đồng tiền chung BRICS có thể sẵn sàng trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi tài chính toàn cầu vào năm 2024, theo trang Watcher.guru.
Trong tháng này, các thành viên BRICS là Nga và Iran tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng đồng tiền BRICS ngay trong ngày ra mắt và loại bỏ đồng USD trong giao dịch. Hiện cả Moscow và Tehran đều đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ, vì vậy hai nước này mong muốn giảm phụ thuộc đồng USD.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 31/5 cho biết, các bộ trưởng Ngoại giao BRICS sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập một cơ chế tài chính riêng của nhóm không phụ thuộc vào phương Tây.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, các nước BRICS đặt mục tiêu xây dựng một cơ chế tài chính riêng để phát triển kinh tế trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức địa chính trị toàn cầu.
Trong khi đó, các nước G7 và Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận cách nhắm mục tiêu vào các ngân hàng của những nước thứ 3 được cho là giúp Nga lách các biện pháp trừng phạt.
Bloomberg tuần trước đưa tin, các biện pháp trừng phạt sẽ nhắm vào các tổ chức tài chính của nước thứ 3 sử dụng hệ thống SPFS của Nga.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6, trong đó "một loạt biện pháp nhằm thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt Nga" sẽ được xem xét.
EU cũng đang soạn thảo một gói trừng phạt mới với Nga, trong đó cũng bao gồm lệnh cấm các quốc gia thành viên sử dụng hệ thống SPFS.
Trong thời gian cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm trên thị trường, hai “ông lớn” ngành ô tô là Toyota Motor và Mazda đã buộc phải dừng các đợt bàn giao xe.
Tình trạng thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường nói riêng và người trẻ tuổi nói chung đang trở thành vấn đề quốc gia nhức nhối cần sớm giải quyết của Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine sắp tới ở Thụy Sĩ, một quyết định mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả là "món quà dành cho Nga"
(KTSG Online) - Các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam và Mexico trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh với các
(KTSG Online) - Nỗ lực của Nga nhằm ký kết một thỏa thuận xây dựng đường ống bán đến 50 tỉ mét khối khí đốt sang Trung Quốc hàng năm rơi vào bế tắc khi
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.