Gặp Thủ tướng, DN được giao dự án “quốc gia đại sự” muốn bắt tay với Viettel, FPT để làm 1 việc quan trọng
17:00 27/02/2025
Doanh nghiệp này đang muốn hợp tác với các tập đoàn như Viettel, VNPT và FPT.
Đây là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Sáng nay (27/2), tại Trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Các Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính cùng dự.
Tham dự Hội nghị có các bộ trưởng, thành viên Chính phủ; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng, cùng đại diện của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và ngân hàng thương mại nhà nước.
Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận về nhiệm vụ và giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số, hướng tới phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu đặt ra trong năm 2025 là đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% GDP.
Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững". Ảnh: VGP
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN, cho biết, để thực hiện mục tiêu cho năm 2025, ngay từ các tháng cuối năm 2024, Tập đoàn EVN và các đơn vị thành viên đã xây dựng các kịch bản và tích cực triển khai các giải pháp, nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị "từ sớm, từ xa", với mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, các kỹ sư, cán bộ nhân viên của EVN và các đơn vị đã tổ chức làm việc liên tục, xuyên lễ, Tết trên công trường và tổ chức vận hành các trạm điện, nhà máy điện 24/7 nhằm đảm bảo dòng điện liên tục cho đất nước.
Với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên theo Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, EVN dự kiến nhu cầu điện sẽ tăng trưởng tương ứng 12 - 13% so với năm 2024. Đây là thách thức rất lớn với tập đoàn nói riêng và các doanh nghiệp tham gia vào ngành điện nói chung trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện trong năm 2025 và các năm tới.
EVN kiến nghị gì?
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Đặc biệt, tại Hội nghị này, Tập đoàn EVN có một kiến nghị. Đó là sớm hiện thực hóa, đổi mới và cải cách thể chế pháp luật, đồng thời có cơ chế chính sách, tạo không gian phát triển mới cho các doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, riêng lĩnh vực về phân cấp đầu tư, có thể xem xét theo Luật Doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay các dự án của EVN phần lớn là trên 5 nghìn tỷ đồng, trong khi những dự án dưới 5 nghìn tỷ đồng rất ít, nên có thể xem xét tạo điều kiện hợp lý cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong đầu tư sản xuất.
Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN cho biết: "Đặc biệt, việc đổi mới theo Nghị quyết phát triển khoa học và công nghệ, hiện nay chúng tôi rất muốn đồng hành cùng với Viettel, VNPT hay FPT để thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, còn những quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư khiến cho việc hợp tác chưa được cụ thể. Vì thế chúng tôi mong muốn, cần có quy định rõ ràng trong thể chế để thực hiện việc hợp tác trên".
EVN triển khai loạt dự án quan trọng
Trong đầu tư xây dựng, trong thời gian qua, Tập đoàn EVN đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy và khẩn trương hoàn thành nhanh nhất đồng thời đảm bảo chất lượng các công trình, dự án điện. Trong đó, phấn đấu hoàn thành 253 dự án lưới điện từ 110-500 kV để tăng cường năng lực của hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối, đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương.
Đồng thời, tập đoàn phấn đấu hoàn thành các công trình trọng điểm như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhà máy thủy điện Quảng Trạch I hoà lưới phát điện tổ máy 1, đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đường dây 500/220 kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín, cấp điện cho huyện Côn Đảo...
Đặc biệt, vừa qua, rõ tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ngày 4/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đã giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia (Petrovietnam - PVN) làm chủ đầu tư của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Tại phiên họp này, Thủ tướng đánh giá phát triển điện hạt nhân và xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn, đại sự quốc gia , vấn đề khó, nhạy cảm, vì vậy cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và cần thiết thành lập Tổ công tác, tổ giúp việc chuyên trách giúp Ban Chỉ đạo.
EVN đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu dài hạn đến năm 2030. Ảnh: EVN
Tập đoàn EVN đặt mục tiêu phấn đấu dài hạn đến năm 2030 đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, xây dựng và phát triển EVN thông minh, bền vững trên cơ sở chuyển đổi số toàn diện, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng sâu rộngcác công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, IoT, điện toán đám mây... trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
Thứ hai, xây dựng EVN là doanh nghiệp dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực điện năng.
Thứ ba, phát triển hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí", khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu.
Thứ tư, thiết lập các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và trung tâm dữ liệu ngành điện, là cơ sở cung cấp cho các nền tảng trí tuệ nhân tạo sử dụng trong các bài toán phân tích, tính toán tối ưu vận hành nhà máy điện, lưới điện truyền tải, phân phối hiệu quả.
Cuối cùng, bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trên không gian mạng của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo và chuyển đối số.
NĐT nước ngoài có phiên bán ròng thứ 6 liên tục trên toàn thị trường với giá trị 661 tỷ đồng, tập trung tại STB (187 tỷ đồng), TPB (95 tỷ đồng), VCB (94 tỷ đồng)...
Sau phiên sáng chịu nhiều áp lực điều chỉnh về sát mốc 1,300, VN-Index chính thức đưa chứng sĩ lên chuyến “tàu lượn” khi thủng mốc 1,300 điểm ngay những phút đầu phiên chiều để rồi cũng rất...
(ĐTCK) Đà tăng bất ngờ của nhiều cổ phiếu ngành thép, cùng sự góp sức của cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm, vượt lên trên ngưỡng 1.300 điểm với thanh khoản cải thiện đáng kể.
Trong quý II/2025, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp các Bộ ngành liên quan nghiên cứu mô hình giao dịch chứng khoán nhằm chuyển đổi số liên thông các thủ tục đất đai.
Hoàng Anh Gia Lai vừa hoàn tất giải thể Công ty Nông nghiệp Kon Thụp sau hơn 1 năm thành lập. Sau khi giải thể, doanh nghiệp của bầu Đức còn 12 công ty con và 1 công ty liên kết.
Nhóm cổ phiếu thép hút tiền mạnh trên sàn chứng khoán. Đặc biệt, phiên chiều 27/2, các mã HSG, NKG, SMC, TLH tăng trần với thanh khoản lớn; GDS, TDS, TVH, HPG cũng tăng trên 2%.
(KTSG Online) - Chốt phiên giao dịch chiều nay (27-2), chỉ số VN-Index tăng 4,84 điểm, lên 1.307,8 điểm. Hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 6
Đặc biệt, những căng thẳng gần đây liên quan đến vấn đề lãi suất - tỷ giá một lần nữa đặt ra bài toán phải sớm nâng chất thị trường vốn lên một tầm cao mới.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.