Gần 2.000 tỷ 'đổ vào' một startup có mức tăng trưởng 650%, hé mở cơ hội làm giàu trong lĩnh vực Việt Nam đứng top đầu thế giới
00:02 06/02/2025
Techcoop cũng là công ty khởi nghiệp Việt Nam duy nhất huy động được trên 50 triệu USD trong năm 2024.
Mặc dù Fintech (công nghệ tài chính), Logistics, thương mại điện tử… vẫn là những lĩnh vực “trending” và thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhưng trong năm 2024, Agritech (Công nghệ nông nghiệp) bất ngờ nổi lên là lĩnh vực mà startup Việt Nam gọi được vốn đầu tư lớn nhất. Đây là thống kê được thực hiện bởi VinVentures, công bố trong báo cáo “Hệ sinh thái startup công nghệ Việt Nam 2024” mới đây.
Thực tế, cú nhảy vọt của Agritech đến từ một startup mang tên Techcoop, qua việc huy động được 70 triệu USD. Với thương vụ này, CTCP Hợp tác Đầu tư và Công nghệ Techcoop (Techcoop) cũng trở thành công ty khởi nghiệp Việt Nam duy nhất huy động được trên 50 triệu USD trong năm 2024.
Thành lập 1 năm đã có lãi, doanh thu 2024 tăng trưởng 650%
Thông tin cụ thể trên tờ Vietnam Investment Review cho biết, đợt huy động vốn vòng Series A được thực hiện vào tháng 12/2024. 70 triệu USD này bao gồm 30 triệu USD vốn chủ sở hữu còn 40 triệu USD từ các ngân hàng và nhà đầu tư nợ toàn cầu.
Phần vốn chủ sở hữu của vòng Series A được đồng dẫn đầu bởi AVV (Ascend Vietnam Ventures) và TNB AURA thông qua sáng kiến TNBA Scout dành cho Việt Nam. Các nhà đầu tư đáng chú ý khác bao gồm Ethos Ventures, LLC, Capria Ventures, BlueOrchard Finance Ltd, AppWorks, nhà đầu tư tác động Hàn Quốc MYSC và Mandala Capital.
Trước đó, vào tháng 3/2024, Techcoop đã công bố đóng vòng gọi vốn hạt giống mở rộng với số vốn huy động được là 5 triệu USD.
Dù mới thành lập vào năm 2022, số liệu kinh doanh của Techcoop rất ấn tượng. Năm 2023, doanh thu của công ty là 10 triệu USD (khoảng 250 tỷ đồng), cho biết đã có lãi. Năm 2024, con số doanh thu đã nhảy vọt lên 75 triệu USD (hơn 1.800 tỷ đồng) - tăng trưởng 650% và mục tiêu đạt 150 triệu USD vào năm 2025, 360 triệu USD vào năm 2026.
Sự tăng trưởng của doanh thu đi kèm quá trình startup được rót vốn.
Techcoop thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng do 3 cá nhân là Nguyễn Minh Tuấn (50%), Diệp Thị Mỹ Hảo (35%) và Nguyễn Việt Hà (15%). Bà Diệp Thị Mỹ Hảo – cựu CEO của CTCP Nafoods (mã chứng khoán NAF) giữ vai trò là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ khi thành lập đến nay.
Bà Diệp Thị Mỹ Hảo, đồng sáng lập kiêm CEO của Techcoop (bên trái)
Đến tháng 12/2023, giống như nhiều startup khác, Techcoop tái cấu trúc cổ phần, để Techcoop Investment & Technology Pte.Ltd (pháp nhân tại Singapore) nắm 99,9% cổ phần và nâng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.
Tháng 6/2024, Techcoop tiếp tục nâng vốn lên 140 tỷ đồng và tháng 12/2024 tăng lên 450 tỷ đồng. Trong vòng 1 năm, vốn điều lệ của startup này tăng 400 tỷ đồng.
Trên website, Techcoop giới thiệu: Chúng tôi định vị mình là một trong những công ty Công nghệ Tài chính Nông nghiệp (AgriFinTech) đầu tiên ở Việt Nam.
Nền tảng Fintech cung cấp giải pháp cho vay cho ngành nông nghiệp. Nền tảng này cung cấp các giải pháp cho vay cho nông dân, hợp tác xã và các bên liên quan khác trong sản xuất nông nghiệp. Nền tảng giúp tăng thu nhập cho nông dân tham gia chương trình của họ thông qua vật tư nông nghiệp và hệ thống công nghệ.
Theo đó, bằng cách số hóa các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp, Techcoop có 3 dịch vụ.
Một là cung cấp các giải pháp thương mại tích hợp, tài chính và tư vấn cho các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ (SME) và hợp tác xã của Việt Nam trong chuỗi cung ứng, hướng đến xuất khẩu tại các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản.
Hai là cung cấp vật tư đầu vào nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống và cơ khí) với thời hạn thanh toán từ 3-6 tháng và đầu ra (hạt, trái cây và rau quả) với thời hạn thanh toán từ 30 đến 60 ngày.
Ba là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm AgriFarm (truy xuất nguồn gốc), AgriSME và AgriERP giúp nông dân nhỏ và hợp tác xã chuẩn bị tốt hơn cho xuất khẩu.
Đến nay, Techcoop đã hợp tác với gần 3.000 doanh nghiệp nông nghiệp SME và câu lạc bộ nông dân, tiếp cận hơn 205.000 nông dân.
5 triệu USD ở vòng hạt giống được Techcoop cho biết sẽ được sử dụng để phát triển và mở rộng công nghệ tại 30 tỉnh thành tại Việt Nam thông qua 8 trung tâm hoạt động chiến lược tại Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng.
Trong khi 70 triệu USD ở series A nhằm tiếp tục phát triển và gia tăng giá trị cho hệ sinh thái khách hàng.
Hé mở cơ hội
Năm 2024, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục mới: 62,4 tỷ USD, đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều vượt 4 tỷ USD, rau quả Việt Nam đạt 7,1 tỷ USD, tôm xuất khẩu 4 tỷ USD, gạo lập mốc kỷ lục mới mang về gần 6 tỷ USD… Bên cạnh đó, chuối Việt Nam lần đầu tiên vượt chuối Philippines, chiếm vị trí số 1 trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Trung Quốc.
Sầu riêng cũng đột phá với kim ngạch xuất khẩu, bao gồm cả sầu riêng đông lạnh, đạt 3,2 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm trước.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng chỉ ra rằng, lĩnh vực chế biến sâu tại Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu. Muốn trở thành bếp ăn của thế giới, vấn đề của ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ là sản lượng mà phải duy trì song song cùng chất lượng, đi với các chiến lược phát triển bền vững.
Báo cáo của Quỹ đầu tư VinVentures cũng đánh giá, nông nghiệp là một trụ cột của kinh tế Việt Nam nhưng việc áp dụng công nghệ nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp và các doanh nghiệp Agritech phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thay đổi các tập quán “thâm căn cố đế” của nông dân. Chúng bao gồm việc lạm dụng các chất hóa học trong canh tác và phụ thuộc vào các phương thức giao dịch truyền thống như bán hàng qua thương lái.
Cho đến hiện tại, nhu cầu lớn nhất của người nông dân Việt Nam vẫn chỉ là sản lượng cao. Họ ưu tiên các giải pháp trước mắt nhằm tăng năng suất và sản lượng nuôi trồng với kỳ vọng bán được nhiều, tiền thu về nhiều.
Dù vậy, lĩnh vực Agritech đã và đang được hỗ trợ bởi Chiến lược phát triển Nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng đối với Nông nghiệp sạch và bền vững ngày càng tăng trước sự báo động về an toàn thực phẩm với sức khỏe con người.
Với nhận thức tăng lên và thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng trẻ tuổi ngày nay yêu cầu các sản phẩm sạch, hữu cơ, thân thiện với môi trường. Theo Viện Y tế Quốc gia, những người tiêu dùng này sẵn sàng chi trả cao hơn khoảng 30,7% cho thực phẩm hữu cơ.
Để có thể tăng sức ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu, nông dân Việt Nam phải áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, chẳng hạn như loại bỏ thuốc trừ sâu, chất hóa học, tránh giống biến đổi gen. Bứt phá hơn nữa, đó là áp dụng công nghệ nông nghiệp để cải thiện khả năng cạnh tranh.
Bài học từ Indonesia
Báo cáo từ năm 2022 của TNB Aura - một trong các nhà đầu tư vào Techcoop - cho biết, tại Hoa Kỳ và ROW (Rest of World, bao gồm Mỹ La tinh, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Colombia), Agritech từ trước đến nay vẫn là lĩnh vực được tài trợ nhiều nhất. Còn Châu Á trong những năm gần đây đã thu hút được nguồn vốn đầu tư đáng kể.
Tại Đông Nam Á, cơ hội của ngành đến từ vị thế lớn. Malaysia và Indonesia đóng góp hơn 90% sản lượng xuất khẩu dầu cọ cho thế giới. Hơn 40% nhập khẩu gạo tại EU đến từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Capuchia trong giai đoạn 2019 - 2021.
Indonesia là quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp Agritech trưởng thành nhất khu vực này và TNB Aura cho rằng dân số đông đảo của lĩnh vực nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng. Sau Indonesia, Việt Nam là quốc gia có những yếu tố thuận lợi đứng thứ 2.
Mô hình thành công cho các startup Agritech tại Indonesia gồm một số yếu tố quan trọng.
Thứ nhất, hệ sinh thái khép kín xây dựng giải pháp toàn diện thông qua việc cung cấp vật tư đầu vào, tiếp cận tài chính và tiêu thụ đầu ra vào cuối chu kỳ thu hoạch. Đây là mô hình tương tự như Techcoop đang thực hiện.
Thứ hai, tập trung xây dựng sự hiện diện tại một số khu vực nhất định bằng cách thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng mạnh mẽ và mối quan hệ với các bên liên quan chính.
Thứ ba, lấy nông dân làm trung tâm thông qua mô hình kinh doanh hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mở rộng quy mô và cải thiện hiệu quả năng suất chung.
Thứ tư, kết hợp kinh doanh trực tuyến bằng cách sử dụng công nghệ để quản lý trang trại, theo dõi thu hoạch, đào tạo nông dân như các ứng dụng di động đơn giản.
Ngoài Techcoop - nổi bật nhờ bộ giải pháp toàn diện trong chuỗi cung ứng và gọi được vốn từ các quỹ đầu tư, thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều startup đang lên nhờ “phá vỡ Chuỗi Cung ứng truyền thống” như Kamereo, FoodMap, Mio và EcoNation. Các startup ra đời nhằm mục đích hiện đại hóa và tinh gọn chuỗi cung ứng, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Startup Agritech Việt Nam hiện nay
Xu hướng này phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, đặc biệt là ở EU - một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam - nơi các yêu cầu nghiêm ngặt như EFSA, MRLs và quy định kiểm dịch thực vật được thực thi.
CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) mang về gần 7,650 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2024, tương đương hơn 21 tỷ đồng mỗi ngày. Công ty lãi ròng hơn 27 tỷ đồng, tích cực hơn đáng kể so với việc phải chịu lỗ gần 386 tỷ đồng trong năm 2023.
Quý 4/2024, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) lỗ ròng thêm 413 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cả năm lên hơn 918 tỷ đồng. Dù giảm lỗ so với năm trước, nhưng Doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu có lãi trong năm 2024.
CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, HOSE: HAX) vừa khép lại năm 2024 với kết quả kinh doanh tích cực nhờ hoạt động hiệu quả của các công ty con trong quý cuối năm.
Sau khi bán bất thành 1 triệu cp của CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) trong giai đoạn 25/12/2024-23/01/2025, CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) nhanh chóng quay lại với kế hoạch thoái vốn, lần này là đăng ký...
(ĐTCK) Ông Bế Công Sơn, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS – sàn HNX) vừa thông báo đã mua thành công 4,3 triệu cổ phiếu HBS, nâng sở hữu từ 0% lên 13,03% vốn và trở thành cổ đông lớn của Công ty. Giao dịch được thực hiện từ ngày 21-23/1.
(ĐTCK) Năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV) ghi nhận doanh thu đạt 3.308 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 473 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2023.
Theo báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN), trong năm 2024, Phúc Long ghi nhận doanh thu 1.621 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, mỗi ngày chuỗi trà sữa này thu hơn 4,4 tỷ đồng.
Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BIC) có lãi ròng quý 4/2024 tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 151 tỷ đồng, khi lợi nhuận mảng kinh doanh bảo hiểm tăng 63%.
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.