FPT trở lại top 10 doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất thị trường chứng khoán sau nhiều năm
00:14 22/11/2023
Con số 4,9 tỷ USD không phải là mức vốn hóa cao nhất mà FPT từng đạt được. Tại thời điểm đạt đỉnh lịch sử vào đầu tháng 9/2023, vốn hóa của doanh nghiệp công nghệ này lên đến 5,2 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến một thay đổi đáng chú ý trong top các doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất sàn chứng khoán. FPT với phiên tăng điểm khởi sắc đã đẩy vốn hóa lên mức 116.710 tỷ đồng (~ 4,9 tỷ USD) qua đó vượt Techcombank (TCB) vươn lên vị trí thứ 10 trong danh sách các doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thị trường.
Nếu tính cả các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết đang giao dịch trên UPCoM, FPT sẽ đứng thứ 11 về giá trị vốn hóa thị trường. Bởi, UPCoM có một đại diện ưu tú là “gã khổng lồ” ngành hàng không ACV với quy mô vốn hóa lên đến 156.309 tỷ đồng (~ 6,5 tỷ USD). Con số này đưa ACV xếp thứ 7 trong top các doanh nghiệp lớn nhất toàn sàn chứng khoán.
Trở lại với FPT, doanh nghiệp này từng là cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán vào năm 2006. Tuy nhiên, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam sau đó đã mất dần vị thế khi làn sóng doanh nghiệp Nhà nước và một loạt “bom tấn” tư nhân lên sàn trong giai đoạn 2007-08 và 2016-18.
Thực tế, con số 4,9 tỷ USD không phải là mức vốn hóa cao nhất mà FPT từng đạt được. Tại thời điểm đạt đỉnh lịch sử vào đầu tháng 9/2023, vốn hóa của doanh nghiệp này lên đến hơn 125.700 tỷ đồng (~ 5,2 tỷ USD).
Trong nhịp giảm mạnh của thị trường từ giữa tháng 9, hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn đều chiết khấu sâu. Tuy nhiên, FPT lại không giảm quá nhiều từ đỉnh, thậm chí còn hồi phục nhanh. Cổ phiếu này hiện chỉ còn kém khoảng 7% so với đỉnh lịch sử.
Tăng trưởng bền bỉ trên nền tảng cơ bản vững vàng
FPT là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng bền vững suốt nhiều năm qua với chính sách cổ tức rất đều đặn. Điều này xuất phát từ nền tảng kinh doanh ổn định với tăng trưởng cao được duy trì liên tục trong thời gian dài. Kể từ khi cơ cấu lại mô hình hoạt động của tập đoàn năm 2018, FPT tăng trưởng mạnh liên tục cả về doanh thu và lợi nhuận qua từng năm.
Năm 2023, FPT đặt mục tiêu tham vọng với kế hoạch doanh thu 52.289 tỷ đồng (~2,1 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 9.055 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 18% so với kết quả thực hiện năm ngoái. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, tập đoàn công nghệ này sẽ tiếp tục phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận lập được năm 2022 trước đó.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu đạt 42.465 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7.689 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 21% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả đạt được, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam đã hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu và gần 85% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023.
Trước đó, FPT đã tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận với lãi trước thuế quý 3 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này nối dài chuỗi tăng trưởng lợi nhuận theo quý so với cùng kỳ tập đoàn này. FPT cũng là doanh nghiệp hiếm hoi duy trì được thành tích này trong nhiều năm qua.
Định giá liệu còn hấp dẫn?
Trong báo cáo mới đây, SSI Research kỳ vọng FPT sẽ giành được nhiều hợp đồng hơn nhờ lợi thế chi phí thấp và lợi ích dài hạn từ độ nhận diện càng tăng trên thị trường quốc tế. Bộ phận phân tích dự dự phóng LNTT mảng CNTT nước ngoài sẽ tăng trưởng hai chữ số trong năm 2024 (tăng 26% svck), nhưng thấp hơn so với năm 2023 do doanh thu ký mới tăng trưởng chậm lại trong 9 tháng đầu năm 2023.
Tuy nhiên, SSI Research cũng kỳ vọng việc chi tiêu CNTT chậm lại trong năm 2023 sẽ thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu CNTT trong năm 2024. Theo Gartner, chi tiêu CNTT toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% trong năm 2024, theo đó mức tăng trưởng cho Trung tâm dữ liệu, dịch vụ CNTT và Phần mềm lần lượt là 9,5%, 10,4% và 13,8% (so với mức 4,7%, 7,3% và 12,9% trong năm 2023).
Về mảng CNTT trong nước và quảng cáo trực tuyến, Bộ phận phân tích này đưa ra quan điểm thận trọng khi chưa chắc chắn về sự phục hồi ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. LNTT mảng CNTT trong nước được dự báo sẽ đi ngang và quảng cáo trực tuyến sẽ tăng 3% svck từ mức nền thấp trong năm 2023.
Ngoài ra, mảng giáo dục của FPT cũng được kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng vững chắc trong năm 2024, nhờ chênh lệch giữa cung và cầu giáo dục ở trong nước và kỳ vọng Đại học FPT sẽ tiếp nhận lứa sinh viên đầu tiên ngành Vi mạch bán dẫn. Ngoài ra, rủi ro tỷ giá liên quan đến nợ nước ngoài của FPT cũng không đáng kể nhờ tỷ lệ thanh toán lãi vay và mức tiền mặt ròng duy trì ở mức cao.
Nhìn chung, SSI Research dự phóng LNTT của FPT sẽ tăng trưởng 19% svck trong năm 2023 và 21% svck trong năm 2024. Nhờ EPS ước tính tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2023-2024, mức định giá của FPT được cho là hấp dẫn so với các công ty CNTT nước ngoài dù cổ phiếu vẫn đang gần đỉnh lịch sử.
Từ đầu năm 2023, Công ty Thời trang và Mỹ Phẩm Duy Anh đã thanh toán tổng cộng 1.7 tỷ đồng tiền lãi và 49 tỷ đồng tiền gốc mua lại trước hạn, qua đó dứt nợ hai lô trái phiếu vào tháng 8.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 21/11/2023. VN30-Index tăng nhẹ kèm khối lượng có sự sụt giảm so với phiên trước và nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng.
CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn sẽ có xu hướng tích lũy, giao dịch sideway với biên độ từ 1,090 – 1,130 điểm trong ngắn hạn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/11/2023, toàn thị trường có 109 mã tăng, 76 mã giảm và 56 mã tham chiếu (tham khảo hình bên dưới). Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 812,200 CW.
VN-Index tăng nhẹ lên trên 1.110 điểm; Khơi dòng chảy tín dụng cuối năm; 10 tháng 2023, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm 43,87%; Dệt may khó về đích; Cạm bẫy 'con tàu lượn' trong...
(ĐTCK) Thị trường vẫn có thể xuất hiện các nhịp điều chỉnh khi áp lực chốt lời gia tăng ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã tăng mạnh trong thời gian qua. Đặc biệt, các chỉ số chính tăng vào vùng kháng cự của các đường trung bình.
(ĐTCK) Việc hình thành mẫu nến rút chân cho thấy bên mua đang tạm thời giữ thế chủ động. Tuy nhiên, việc khối lượng giao dịch sụt giảm, đi kèm với tín hiệu luân chuyển của dòng tiền sang nhóm...
Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách các đường trung bình 200 và 50 phiên.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ thử thách các đường trung bình 200 và 50 phiên trong những phiên tới.
Với kết quả đầu tư không mấy khả quan so với năm 2021, CTCP Hestia (Mã: HSA) đã thoái gần hết danh mục đầu tư cổ phiếu với trị giá trên 28 tỷ đồng trong năm 2022.
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự ở các phòng giao dịch truyền thống. Đồng thời, ngân hàng đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực công nghệ, quản trị dữ liệu, AI...
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.