FPT giảm mạnh với thanh khoản kỷ lục, khối ngoại bán tháo, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam?
00:01 15/03/2025
Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.
Cổ phiếu FPT vừa trải qua một phiên giao dịch sôi động dưới sức ép lớn từ bên bán. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu cổ phiếu, xác lập kỷ lục kể từ khi niêm yết n ăm 2006. Giá trị giao dịch lên đến hơn 2.100 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán phiên 14/3.
Áp lực bán mạnh đẩy cổ phiếu FPT giảm mạnh 3,7% phiên 14/3, xuống mức 131.400 đồng/cp. So với đỉnh lịch sử đạt được hồi trung tuần tháng 1, FPT đã giảm khoảng 15% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng lùi xuống còn 193.000 tỷ đồng, đánh mất vị trí tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vào tay Vingroup.
Đáng chú ý, cổ phiếu FPT còn bị khối ngoại xả mạnh nhất toàn sàn phiên 14/3 vừa qua với giá trị bán ròng lên đến 650 tỷ đồng. Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên (4/3) với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.
Bên cạnh áp lực chốt lời, những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là yếu tố tác động đến FPT thời gian qua. Sự ra đời của mô hình AI giá rẻ đến từ Trung Quốc làm rấy lên lo ngại của nhà đầu tư về sự suy giảm giá trị thị trường AI. Dù vậy, dù vẫn còn nhiều hoài nghi về tính chính xác của chi phí phát triển các mô hình này.
Mặt khác, ban lãnh đạo FPT cho rằng sự ra đời của các mô hình AI giá rẻ như DeepSeek có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả FPT AI Factory. Thậm chí, sự xuất hiện của các mô hình AI chi phí thấp tương tự như DeepSeek có thể thúc đẩy việc ứng dụng AI hơn trong các doanh nghiệp/tổ chức, cho thấy cơ hội của các công ty công nghệ, bao gồm lĩnh vực AI của FPT.
Hồi tháng 4 năm ngoái, FPT công bố phát triển nhà máy AI thông qua chương trình hợp tác chiến lược toàn diện với “gã khổng lồ” ngành chip NVIDIA. Dự kiến, nhà máy AI tại Nhật Bản sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2025, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Trong khi đó, nhà máy AI tại Việt Nam vẫn triển khai đúng tiến độ và dự kiến bắt đầu tạo doanh thu trong quý 1 với mục tiêu đạt 40 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà máy AI/cho thuê GPU năm 2025.
Mảng công nghệ thông tin nước ngoài vẫn là động lực tăng trưởng chính
Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu 75.400 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2024 (so với cùng kỳ); lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, tăng 21%. Nếu hoàn thành, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục mới của doanh nghiệp đầu ngành công nghệ Việt Nam và sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%/năm.
Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thị trường nước ngoài vẫn là mảng hứa hẹn tăng trưởng tốt nhất trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho các dịch vụ CNTT, với lợi thế chi phí thấp.
"Các công ty Việt Nam còn có thể gây ấn tượng với khách hàng về sự nhiệt tình, khả năng thích ứng, chăm chỉ,… và hưởng lợi từ xu hướng tìm kiếm đối tác khác ngoài Trung Quốc và tình trạng thiếu lao động ở nhiều nước" , báo cáo của ACBS nhận định.
Theo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), dịch vụ được cung cấp từ các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ dừng lại ở phát triển, kiểm thử mà đã trở thành đối tác tư vấn, nghiên cứu, thiết kết, phát triển chuyển đổi số cho các đối tác toàn cầu.
Về mảng dịch vụ, ACBS đánh giá Dịch vụ chuyển đổi số (DX) tiếp tục có triển vọng tích cực vì vẫn được thúc đẩy trên toàn cầu. Theo International Data Corporation (IDC), thị trường DX được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 16,2% lên gần 4.000 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2027.
ACBS kỳ vọng mảng dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài của FPT có thể tăng trưởng doanh thu 26,6% svck trong 2025. Nhật Bản và châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là những thị trường nổi bật nhất với mức tăng trưởng doanh thu dự phóng 30% svck nhờ nhu cầu gia tăng chi tiêu cho CNTT, đặc biệt là chuyển đổi số và AI.
FiCO (FIC) khẳng định ông Đặng Minh Thừa không giữ vai trò điều hành tại doanh nghiệp. Do vậy, sự việc ông Đặng Minh Thừa vừa bị khởi tố không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2025, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 30% so với thực hiện 2024.
Một cuộc giằng co đáng chú ý đã diễn ra trên sàn chứng khoán phiên 14/03 khi tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) quyết liệt xả ròng VIX với giá trị gần 369 tỷ đồng, trong khi khối ngoại lại mạnh tay "gom" mã này với giá trị lên tới hơn 728 tỷ đồng.
(ĐTCK) Thị trường có tuần chững lại về điểm số, nhưng thanh khoản được duy trì ở mức cao cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư thời điểm hiện tại. Mặt khác, dòng tiền vẫn cho thấy sự...
(ĐTCK) Tại hội nghị thành viên 2025 tổ chức ngày 14/5, Lãnh đạo Sở GDCK Việt Nam (VNX) cho biết, Sở luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để sớm đưa các sản phẩm mới đưa vào vận...
(ĐTCK) Sau 7 tuần tăng liên tiếp, thị trường đã gặp áp lực bán gia tăng và có những phiên rung lắc, điều chỉnh giảm. Trong xu hướng chung này, các cổ phiếu được khuyến nghị tuần qua cũng giao dịch không mấy "thuận lợi".
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.