Fed mạnh tay hạ lãi suất có thể mang tới lợi ích lớn cho hàng loạt nền kinh tế Đông Nam Á
17:48 01/11/2024
Chuyên gia Shaurabh Agarwal nhận định: “Chúng tôi rất tự tin và lạc quan với việc Fed hạ lãi suất...các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ quay trở lại xu hướng tăng trưởng GDP thực 6-7% trong thời gian tới”.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất hồi tháng 9, đồng thời phát tín hiệu sẽ hạ thêm trong thời gian tới. Điều này có thể sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, theo CNBC.
Shaurabh Agarwal - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư cổ phần tư nhân khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus nhận định: “Chúng tôi rất tự tin và lạc quan với việc Fed hạ lãi suất...các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ quay trở lại xu hướng tăng trưởng GDP thực 6-7% trong thời gian tới”.
Quan điểm này của ông Pincus nhận được sự đồng tình của các nhà kinh tế và quan chức tài chính ở Đông Nam Á.
David Sumual, Kinh tế trưởng của Bank Central Asia cho rằng Indonesia có thể hưởng lợi từ các chính sách tài chính của Mỹ, bất kể các chính sách đó nhằm mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn.
David Sumual nhận định việc Fed tiếp tục hạ lãi suất sẽ mang lại lợi ích cho Indonesia thông qua các kênh liên quan đến hàng hóa. Khi lãi suất giảm, giá hàng hóa toàn cầu có khả năng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh có gói kích thích tài chính sắp được Trung Quốc đưa ra.
Ngoài ra, việc hạ lãi suất cũng có thể thu hút dòng vốn đầu tư vào Indonesia, đặc biệt là qua các danh mục đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, ông Sumual cho biết tác động này có thể hạn chế hơn một chút, vì thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế.
Thông thường, lãi suất cao hơn ở Mỹ thường gây áp lực tiêu cực lên các thị trường mới nổi, vì khi lãi suất tại Mỹ tăng, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dòng vốn trở lại Mỹ để hưởng lợi từ mức lãi suất cao hơn.
Thêm nữa, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và các quốc gia khác có thể khiến đồng tiền của các thị trường mới nổi mất giá so với đồng USD, đặt ra thách thức đối với Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế mới nổi trong việc kiềm chế lạm phát.
Ngược lại, khi Mỹ hạ lãi suất, nó có thể thúc đẩy các thị trường mới nổi và dòng vốn chảy vào các quốc gia này có thể tăng trở lại. Giá hàng hóa cơ bản toàn cầu cũng có xu hướng tăng khi tỷ giá đồng USD giảm xuống do triển vọng ôn hòa hơn của Fed.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất hồi tháng 9, đồng thời phát tín hiệu sẽ hạ thêm trong thời gian tới
Indonesia
Hiện nay, Ngân hàng Trung ương của Indonesia và Thái Lan đang phải điều chỉnh chiến lược sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed. Động thái của Fed khiến các quốc gia này cân nhắc hạ lãi suất để duy trì sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư và giảm thiểu áp lực từ chênh lệch lãi suất với Mỹ.
Ngân hàng Indonesia đã có động thái đáng chú ý khi cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau ba năm, chỉ vài giờ trước khi Fed ra quyết định giảm lãi suất. Việc cắt giảm này được cho là bất ngờ vì trước đó, NHTW Indonesia đã duy trì chính sách lãi suất cao nhằm bảo vệ đồng rupiah và kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, nước này dường như đã điều chỉnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu hướng lãi suất thấp trên toàn cầu và kỳ vọng về tăng trưởng đầu tư.
Trước khi Fed hạ lãi suất, ông Henry Wibowo - Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân hàng JPMorgan Chase nói rằng “ở châu Á, Indonesia sẽ là một trong những thị trường hưởng lợi chính từ dòng vốn đầu tư danh mục” liên quan tới việc Fed nới lỏng. Ông cho rằng cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Jakarta có thể sẽ là một trong những nhóm cổ phiếu hưởng lợi nhiều nhất.
Ông Sumual cũng nói lãi suất ở Indonesia thường xuyên bám sát theo lãi suất của Fed vì nền kinh tế Indonesia chịu tác động từ dòng vốn toàn cầu và những biến động tiền tệ quốc tế. Khi Fed điều chỉnh lãi suất, dòng tiền quốc tế có xu hướng dịch chuyển, ảnh hưởng đến luồng vốn vào Indonesia và tỷ giá của đồng rupiah so với USD.
Việc điều chỉnh lãi suất theo Fed giúp Ngân hàng Trung ương Indonesia giảm thiểu những biến động mạnh của dòng vốn và tỷ giá, đồng thời hỗ trợ ổn định kinh tế trong nước.
David Sumual cho biết Ngân hàng Indonesia có thể chờ đợi Fed cắt giảm thêm lãi suất trước khi tiếp tục chính sách giảm lãi suất của mình. Điều này là vì phía ngân hàng đang cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hai mục tiêu chính: ổn định chính sách tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp vĩ mô thận trọng.
Các đồng tiền rupiah của Indonesia và đồng baht Thái Lan đều đã có thời điểm tăng giá mạnh sau quyết định hạ lãi suất của Fed, một phần nhờ việc nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ và đổ vào các thị trường ở Đông Nam Á. Ngoài ra, các đồng ringgit của Malaysia, đôla Singapore cũng tăng giá so với USD sau khi Fed hạ lãi suất.
Thái Lan "tiến thoái lưỡng nan"
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đã tiến hành hạ lãi suất lần đầu tiên trong 4 năm.
Đồng baht Thái mạnh lên đã tạo ra tình thế khó khăn cho Thái Lan, vì đồng tiền mạnh làm giảm sức cạnh tranh xuất khẩu và hạn chế tăng trưởng kinh tế. Sau khi Fed cắt giảm lãi suất, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Pichai Naripthaphan, đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) xem xét cắt giảm lãi suất — hiện đang ở mức 2,5%, thuộc mức thấp so với các nước trong khu vực.
Ông Pichai nhấn mạnh rằng việc giảm lãi suất có thể giúp kích thích đầu tư và giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các hộ gia đình, một vấn đề đáng lo ngại vì nợ hộ gia đình đã đạt đến 90% GDP của Thái Lan. Việc hạ lãi suất có thể giúp người dân dễ dàng trả nợ hơn, hỗ trợ tiêu dùng nội địa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Pichai Naripthaphan giải thích mỗi khi Mỹ tăng hoặc giảm lãi suất, dòng vốn ra vào Thái Lan sẽ chịu tác động, gây ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng baht. Khi Fed hạ lãi suất, dòng vốn có thể chảy vào Thái Lan nhiều hơn, khiến đồng baht mạnh lên. Ngược lại, nếu Fed tăng lãi suất, dòng vốn có xu hướng chảy ra khỏi Thái Lan, làm đồng baht suy yếu.
Trong báo cáo công bố vào tháng 9, Fitch Ratings dự đoán rằng Fed sẽ thực hiện bốn lần cắt giảm lãi suất trước năm 2025 và dự kiến sẽ có thêm một lần cắt giảm lãi suất nữa trước khi kết thúc năm.
Đối với khu vực Đông Nam Á, các Ngân hàng Trung ương dường như sẽ theo sát động thái của Fed. David Sumual tin rằng Ngân hàng Indonesia và Ngân hàng Thái Lan sẽ có những quyết định tương tự để cắt giảm lãi suất, điều này có thể mang lại lợi ích bổ sung cho các danh mục tài sản tại các thị trường mới nổi trong khu vực.
Theo CNBC
>> Nhiều chuyên gia 'dội gáo nước lạnh' vào quyết định cắt giảm lãi suất của Fed, cảnh báo nước Mỹ không thể hạ cánh mềm
Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump vừa khởi kiện đài CBS về một cuộc phỏng vấn với đối thủ Kamala Harris được phát sóng trên chương trình tin tức 60 Minutes vào đầu tháng 10. Đơn kiện cho rằng nội dung cuộc phỏng vấn gây hiểu lầm.
Liên minh châu Âu (EU) vừa áp thuế lên xe điện Trung Quốc tăng gấp hơn 4,5 lần so với mức cũ. Đây có là lợi thế cho Tesla của Elon Musk và thêm cú hích nếu Donald Trump thắng cử?
Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố, Nga đã mất tổng cộng 20.013 khẩu pháo kể từ khi các lực lượng Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9 đang mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á. Với dự báo Fed sẽ tiếp tục...
Nhiều công đoàn tại Mỹ lâu nay ủng hộ các ứng viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã thu hút được sự ủng hộ từ khu vực này, tạo ra thách thức đáng kể đối với bà Harris trong cuộc bầu cử năm nay.
Theo các nhà phân tích, lạm phát chung đã tăng nhanh hơn dự báo, nhưng lạm phát lõi (không tính giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá) vẫn ổn định ở mức 2,7% từ tháng 9.
Quận Los Angeles đã đệ đơn kiện các công ty nước giải khát PepsiCo và Coca-Cola, cáo buộc các công ty này gây ô nhiễm môi trường bằng chai nhựa dùng một lần và lừa dối công chúng về mức độ tái chế, cũng như ảnh hưởng môi trường của bao bì nhựa.
Xu hướng giao hàng mới này đang mang lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về mặt kinh tế, xã hội và việc làm.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.