EU và Trung Quốc chọn "bắt tay" để đối đầu "đòn thuế" từ ông Trump?
16:46 13/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ tăng thuế quan lên từ 60 đến 100% đối với hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế quan chung từ 10 đến 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác tới Mỹ.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu nên giải quyết những bất đồng của họ và thành lập một mặt trận thống nhất chống lại một Donald Trump "chiến thắng", cựu giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định.
Đánh giá của ông Pascal Lamy - tổng giám đốc của tổ chức thương mại đa phương có trụ sở tại Geneva từ năm 2005 đến năm 2013 - được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại về tương lai của toàn cầu hóa gia tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần trước.
Ông Pascal Lamy - cựu tổng giám đốc WTO. Ảnh: SCMP
Trong một cuộc phỏng vấn với SCMP cuối tuần trước, ông Lamy - hiện là giáo sư danh dự của Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu, cho biết nhiệm kỳ tới của ông Trump sẽ đặt ra thách thức không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với EU và nhiều đối tác thương mại khác.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ tăng thuế quan lên từ 60 đến 100% đối với hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế quan chung từ 10 đến 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác tới Mỹ. Sau khi phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, khoảng 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã bị đánh thuế nhằm kiềm chế thâm hụt ngày càng tăng của Mỹ, và động thái này đã gây ra hành động trả đũa từ Bắc Kinh.
Cựu lãnh đạo WTO khẳng định rằng bất kể Washington làm gì, thì sự tôn trọng đối với WTO cũng sẽ thúc đẩy những nước khác duy trì hoạt động thương mại thế giới.
Ông cho biết: "Những gì Trung Quốc nên làm là [trao đổi] với các cường quốc thương mại lớn khác, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc... và thiết lập một lập trường chung".
"Chúng ta nên xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ trong WTO".
Chính sách thương mại của chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc, vốn ghi nhận tốc độ tăng trưởng chững lại trong bối cảnh phải vật lộn với nhu cầu trong nước yếu, cuộc khủng hoảng kéo dài tại thị trường bất động sản, núi nợ của chính quyền địa phương và lòng tin của nhà đầu tư thấp.
Bắc Kinh cũng bất đồng quan điểm với Brussels về thuế quan đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất. Các biện pháp đối phó của họ, mặc dù có phạm vi khá hạn chế, đã không được các quan chức châu Âu chấp thuận.
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo WTO Lamy phản đối việc coi tranh chấp này là chiến tranh thương mại.
Thay vào đó, ông cho biết có “sự khác biệt về đánh giá” về mức độ trợ cấp EV của Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản.
“Đây là một bất đồng sẽ được WTO giải quyết. Có một cơ chế trong WTO để giải quyết vấn đề này, thông qua tham vấn, đàm phán hoặc kiện tụng. Nó chưa thể được coi là một cuộc chiến tranh thương mại”, ông Lamy cho biết.
Sau cuộc họp tại Budapest hôm 8/11, các nhà lãnh đạo châu Âu đã tái khẳng định trong một thông cáo rằng hệ thống đa phương vẫn là yếu tố thiết yếu khi khối này theo đuổi chính sách thương mại đầy tham vọng, mạnh mẽ, cởi mở và bền vững.
“Tôi nghĩ Trung Quốc đồng ý với điều đó”, ông Lamy cho biết.
Chính trị gia kỳ cựu này cũng cho biết thương mại mất cân bằng của Trung Quốc là vấn đề kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ mức tiêu dùng và phúc lợi xã hội không đầy đủ, trong đó tình trạng dư thừa năng lực sản xuất chỉ là một biểu hiện.
“Nguyên nhân thực sự là hệ thống kinh tế vĩ mô của Trung Quốc không đủ tiêu dùng và tiết kiệm quá mức, do đó, năng lực sản xuất phải chuyển sang xuất khẩu”, ông Lamy cho biết.
“Nếu có năng lực sản xuất lớn và không đủ tiêu dùng trong nước, thì bạn buộc phải ra nước ngoài để bán trên thị trường quốc tế với mức giá thấp hơn so với giá bán trên thị trường trong nước. Đây là vấn đề kinh tế vĩ mô nhưng với chiều hướng thương mại, vấn đề này chắc chắn phải được giải quyết.”
Ông đề xuất Trung Quốc tái cân bằng nhanh hơn và xem xét kỹ hơn lý do tại sao các hộ gia đình tiết kiệm quá mức.
“Lý do là không đồng đều, phúc lợi hoặc bảo hiểm chung không đủ so với mức phát triển của Trung Quốc và đây là thách thức lớn nhất mà đất nước phải đối mặt. Đó là nhận định của tôi,” ông nói.
Khi các quốc gia trên toàn cầu chuẩn bị cho khả năng ông Trump trở lại vị trí Tổng thống, một nhà lãnh đạo thế giới đã lên kế hoạch cho chiến lược ngoại giao cẩn trọng.
Ông Donald Trump có thể sẽ phải đối mặt với ít giới hạn hơn nhiều về quyền lực của mình khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2025 trong nhiệm kỳ thứ 2.
(ĐTCK) Theo báo cáo hàng tháng mới nhất được công bố hôm thứ Ba (12/11), OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay và năm tới do nhu cầu chậm lại ở quốc gia tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc.
(ĐTCK) Sau hai năm đối mặt với hạn hán kỷ lục trong bối cảnh hiện tượng thời tiết El Nino tàn phá hoạt động vận chuyển tàu thuyền, Kênh đào Panama đang có sự phục hồi về thương mại.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngân hàng Metro Bank tại Anh vừa bị Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của nước này phạt gần 17 triệu bảng (21,65 triệu USD) vì đã buông lỏng công tác giám sát hoạt động rửa tiền tiềm ẩn trong vòng 4 năm.
Boeing đang lâm vào cuộc khủng hoảng về chất lượng sản xuất và nhân sự. Tình hình tài chính đáng báo động của công ty đang thu hút sự chú ý của cả giới đầu tư, kinh doanh và các nhà chính trị.
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.