Dự án trăm tỷ triển khai, đường lên vùng cao Quảng Nam vẫn ngổn ngang sau 4 năm sạt lở
09:32 15/08/2024
Trận mưa lũ lịch sử năm 2020 đã làm các xã vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Đến nay, sau gần 4 năm, các tuyến đường lên vùng sạt lở vẫn ngổn ngang, dù các dự án khắc phục trăm tỷ đã triển khai nhưng các nhà thầu thi công vẫn ì ạch.
Vùng cao Quảng Nam vẫn ngổn ngang sau 4 năm xảy ra sạt lở kinh hoàng. (Video: Nguyễn Thành)
Sau sạt lở, dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, tái thiết các tuyến đường huyện (đường ĐH) ở vùng sạt lở Phước Sơn đi qua 4 xã Phước Đức, Phước Chánh, Phước Kim, Phước Thành của huyện Phước Sơn đã triển khai 3 năm nay. Trong đó, đoạn Phước Kim - Phước Thành dài 10km, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; đoạn từ xã Phước Thành - Phước Lộc, có chiều dài 10,21km, với tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, đến nay các tuyến đường này vẫn còn ngổn ngang, việc khắc phục sửa chữa chậm trễ dù mùa mưa bão đang đến gần. Nhiều đoạn đường hầu như chưa được khắc phục, sửa chữa.
Tiến độ khắc phục 2 tuyến đường lên các xã vùng cao vùng sạt lở đến nay vẫn ì ạch. Nhiều khu vực đơn vị thi công mới triển khai xây dựng, sửa chữa hệ thống cầu cống, các hạng mục còn lại bị hỏng chưa được khắc phục. Trong đó, đoạn từ Phước Công lên Phước Lộc nhiều đoạn vẫn còn y nguyên dấu vết sạt lở từ 4 năm trước.
Theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, dự án khôi phục, tái thiết các tuyến đường ĐH trên địa bàn huyện đã không được đưa vào dạng dự án cấp thiết cho nên buộc phải tiến hành đầy đủ thủ tục liên quan mới có thể tiến hành thi công. Vì vậy, kể từ cuối năm 2020, khi các tuyến đường đã bị phá nát thì phải đến gần 1 năm sau, dự án mới đảm bảo thủ tục để tiến hành thi công. Tuy nhiên, sau 3 năm thi công, đến nay các tuyến đường vẫn là những vệt dài nham nhở, nhiều đoạn dấu vết sạt lở còn nguyên.
Ông Hồ Văn Đức (một người dân thôn 2 xã Phước Lộc) cho biết: Đường sá hư hỏng, sạt lở gần 4 năm nay nhưng việc sửa chữa rất chậm, nhiều đoạn không hề được khắc phục đã khiến người dân đi lại rất khó khăn, mùa mưa người dân không dám đi lại các tuyến đường vì sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một tảng đá lớn rơi xuống đường sau sạt lở kinh hoàng năm 2020 vẫn còn y nguyên bên tuyến đường đi qua xã Phước Lộc của huyện Phước Sơn.
Nhiều vị trí sạt lở ở xã Phước Lộc, Phước Thành vẫn còn ngổn ngang chưa khắc phục xong. Theo tiến độ, các dự án khắc phục sẽ phải hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, với tốc độ và tình hình thi công như hiện nay, các tuyến đường khó hoàn thành theo kế hoạch.
Ông Hồ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: Sau sạt lở năm 2020, đến nay người dân trong xã bị ảnh hưởng đã ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn do việc khắc phục chậm trễ. Chính quyền xã đã nhiều lần ý kiến lên huyện để thúc đẩy các nhà thầu thi công khẩn trương, tuy nhiên đến nay tất cả vẫn rất chậm, nhiều đoạn sạt lở hầu như không có thấy thi công. "Mỗi mùa mưa bão, chính quyền xã phải họp dân để tuyên truyền vận động bà con không đi lại trên các tuyến đường vì dễ xảy ra sạt lở, lũ ống. Chỉ cần mưa kéo dài, sạt lở xảy ra là các xã vùng cao bị cô lập", ông Long cho biết.
Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng, nguyên nhân việc thi công các tuyến đường bị chậm có thể là do thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, giá vật liệu trên địa bàn tăng cao so với giá đã phê duyệt dẫn đến việc thi công của các nhà thầu cầm chừng.
Việc các nhà thầu thi công cầm chừng đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng cao vốn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra.
Trước đó, vào tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu UBND huyện Phước Sơn nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm trễ trong việc thi công, nghiệm thu, thanh toán công trình khôi phục, tái thiết tuyến ĐH trên địa bàn.
Một người dân hỏng xe dọc đường do đường quá xấu, đất đá lởm chởm. Đi lại trên tuyến đường sạt lở, ngổn ngang đất đá là nỗi ám ảnh của người dân vùng sạt lở ở huyện Phước Sơn.
Những cung đường sạt lở ngổn ngang xe tải, xe gầm cao mới có thể đi qua được. Vào mùa mưa, các tuyến đường trơn trượt, sình lầy, đất đá chờ chực sụt xuống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, mất an toàn tính mạng, tài sản của người đi đường.
Liên quan đến các tuyến đường vùng sạt lở, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị chính quyền huyện Phước Sơn khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng theo cam kết, rà soát toàn bộ thời gian thi công, tiến hành xử phạt vi phạm chậm tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, chính quyền không thể mạnh tay với các nhà thầu, đơn vị thi công được mà chỉ có thể "động viên" để các nhà thầu tổ chức thi công trong điều kiện giá vật liệu lên cao. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị trong việc xin phép cấp các mỏ khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cấp phép cũng đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý.
Một đoạn đường qua xã Phước Lộc khắc phục dang dở rồi dừng giữa chừng nhiều tháng nay. Việc đánh giá năng lực, lựa chọn các nhà thầu thi công các dự án khôi phục tái thiết đường ở vùng sạt lở của huyện Phước Sơn được người dân và cán bộ các xã vùng cao đặt ra nhiều câu hỏi, nghi ngại liên quan việc bỏ bê hoặc thi công cầm chừng dẫn đến chậm trễ các dự án trăm tỷ đồng.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM mới đây đã thông tin lý giải về nguyên nhân dự thảo bảng giá đất ở 5 huyện ngoại thành tăng cao, có nơi tăng 50 lần.
Tại Hà Nội, căn hộ bình dân chiếm tới 58% nguồn cung vào năm 2013, nhưng đến giai đoạn 2013-2018, tỷ trọng này đã giảm xuống còn 19% và gần như biến mất vào năm 2023.
TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới vào ngày 1/8 nhưng mới chỉ hoàn thành được 6 bước nên chưa áp dụng. Thế nhưng, TPHCM lại dừng thủ tục hành chính của người dân, còn các tỉnh thành khác...
Điều đặc biệt của ngôi nhà có giá rao bán 5 tỷ đồng là ở con ngõ dẫn vào nhà trên phố Bạch Mai, Hà Nội. Nó quá nhỏ, chỉ vừa đúng một người đi. Để xe máy lọt qua, người dân phải khoét lõm cả tường.
Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, gấp rút thi công để hoàn thành toàn bộ 9 cầu bộ hành kết nối các nhà ga trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên, TPHCM vào tháng 9/2024.
Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng đang trong quá trình hoàn thiện đã xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng do mưa lớn.
Biệt thự biển Mandarin Oriental, Đà Nẵng mang đến định nghĩa mới về đẳng cấp xa xỉ thượng lưu cho những người biết tận hưởng và trải nghiệm sống đích thực.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.