• CIM 11.56 0.01(0.08%)
  • BTC 94977.86 997.39(1.06%)
  • GOLD 3295.627 53.210(1.59%)
  • WTI 63.15 0.42(0.67%)
  • EUR/USD 1.13774 0.00102(0.09%)
  • EUR/GBP 0.85356 0.00009(0.01%)
  • USD/CHF 0.82701 0.00025(0.03%)
  • USD/JPY 143.507 0.940(0.66%)
  • USD/CAD 1.38609 0.00111(0.08%)
  • GBP/USD 1.33287 0.00093(0.07%)
  • CAD/CHF 0.59656 0.00036(0.06%)
  • AUD/USD 0.64005 0.00077(0.12%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00269(0.45%)
  • CIM 11.56 0.01(0.08%)
  • BTC 94977.86 997.39(1.06%)
  • GOLD 3295.627 53.210(1.59%)
  • WTI 63.15 0.42(0.67%)
  • EUR/USD 1.13774 0.00102(0.09%)
  • EUR/GBP 0.85356 0.00009(0.01%)
  • USD/CHF 0.82701 0.00025(0.03%)
  • USD/JPY 143.507 0.940(0.66%)
  • USD/CAD 1.38609 0.00111(0.08%)
  • GBP/USD 1.33287 0.00093(0.07%)
  • CAD/CHF 0.59656 0.00036(0.06%)
  • AUD/USD 0.64005 0.00077(0.12%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00269(0.45%)

Doanh nghiệp vận tải châu Âu coi lệnh trừng phạt Nga như trò đùa, làm ăn với Moscow nhiều hơn trước

10:49 08/06/2022

Doanh nghiệp vận tải châu Âu đã tăng gấp đôi hoạt động vận chuyển dầu xuất khẩu của Nga kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bất chấp mọi nỗ lực cấm vận của EU.

06-06-2022 Sự thật khó chấp nhận với phương Tây tại Ukraine

06-06-2022 Ngành bán dẫn giữa hai gọng kìm: Nga chặn đầu vào, phương Tây nắm đầu ra

05-06-2022 Truyền thông Âu - Mỹ dần thay đổi quan điểm về xung đột Ukraine, muốn bỏ cấm vận Nga để giảm thiệt hại kinh tế

Tờ The Independent trích dẫn báo cáo từ các tổ chức vận động cho biết doanh nghiệp vận tải EU đã biến kế hoạch trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu thành một trò cười.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng lệnh cấm vận dầu một phần được sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới Nga hay làm rút ngắn cuộc xung đột.

Trừng phạt hay "trò cười"

Trong khi giới lãnh đạo EU cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận vào tuần này về việc cấm vận một phần dầu thô của Moscow, các tàu của châu Âu chở đầy dầu thô từ Nga đang trở thành lĩnh vực ngày càng sinh lời.

Tổ chức chống tham nhũng Global Witness phân tích dữ liệu từ Refinitiv cho biết ba quốc gia hàng hải lớn của châu Âu là Hy Lạp, Đảo Síp và Malta đã liên tục tăng cường lượng dầu vận chuyển mỗi tháng kể từ khi xung đột nổ ra.

Doanh nghiệp vận tải châu Âu coi lệnh trừng phạt Nga như trò đùa, làm ăn với Moscow nhiều hơn trước

Ba nước Địa Trung Hải đang ngày càng tăng cường hỗ trợ Nga xuất khẩu dầu mỏ.

Vào tháng 2, khi quân đội Nga tấn công Ukraine, các doanh nghiệp và tàu có liên quan tới ba quốc gia trên đã chuyển tổng cộng 31 triệu thùng dầu của Moscow. Đến tháng 5, con số này tăng vọt lên mức 58 triệu thùng.

Tổng cộng, kể từ tháng 2, tàu từ những nước này đã vận chuyển 178 triệu thùng dầu với giá trị ước tính khoảng 17,3 tỷ USD (tính theo giá hiện tại của dầu thô Nga).

Vào thời điểm đầu cuộc xung đột, các tàu có liên quan tới những quốc gia trên vận chuyển khoảng hơn 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Nga. Tới tháng 5, con số này tăng lên thành hơn 1/2.

Bà Anastassia Fedyk, Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Haas thuộc UC Berkeley, cho rằng những phát hiện này “rất đáng quan ngại”.

“EU có sức ảnh hưởng đối với Nga do nguồn cung năng lượng kém co giãn: rất khó và tốn kém để Moscow chuyển dòng chảy dầu thô sang nơi khác. Do đó, việc cho phép các tàu gắn cờ EU chở dầu của Nga đang làm suy yếu đòn bẩy thương lượng của Liên minh châu Âu”, bà nói.

Bà Fedyk cho biết thêm: “Một lệnh cấm vận dầu mỏ cần phải triệt để. Chính sách hiện tại của EU chỉ làm giảm một phần nguồn cung của Nga và đang thúc đẩy thay đổi trong logistics”.

Doanh nghiệp vận tải châu Âu coi lệnh trừng phạt Nga như trò đùa, làm ăn với Moscow nhiều hơn trước

Giá dầu Urals của Nga đang quay lại mức trước xung đột.

Vận tải hưởng lợi

Vào hôm 7/6, Ủy ban châu Âu cuối cùng đã công bố kế hoạch để cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Nhưng các biện pháp này cần được triển khai theo nhiều giai đoạn và đã bị suy yếu đáng kể do mẫu thuẫn giữa các thành viên.

Dầu của Nga sẽ tiếp tục chảy vào châu Âu theo một đường ống đi qua Hungary. Và sau khi Hy Lạp, Malta và Đảo Síp vận động hành lang, các tàu thuyền và công ty đăng ký tại EU vẫn được phép tiếp tục chuyển dầu từ Nga sang các nước không thuộc Liên minh châu Âu.

Các công ty EU vẫn có thể tiếp tục thu lợi từ việc tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển dầu của Nga sang các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, những nơi sẵn lòng mua loại dầu thô mà châu Âu không mong muốn.

Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Moscow trong khi khối lượng dầu Nga mà Ấn Độ nhập khẩu đã tăng 25 lần so với cùng kỳ.

Vì nhiều công ty đã xa lánh dầu thô từ Nga nên những doanh nghiệp vẫn sẵn lòng vận chuyển sẽ thu được khoản lợi khổng lồ.

Nguồn tin trong ngành vận tải cho biết, vào hôm 3 /6, một tàu chở dầu lớn khởi hành từ cảng Primorsk, Nga có thể thu về 32.500 USD/ngày. Trước khi chiến dịch quân sự diễn ra, chuyến tàu tương tự chỉ có thể mang về khoảng 10.000 USD.

Các chuyên gia và nhà vận động cảnh báo rằng việc lãnh đạo châu Âu không ngăn được các tàu do EU kiểm soát chở hàng hóa của Nga sẽ để lại lỗ hổng trong lệnh cấm vận.

Bà Fedyk cho biết, động thái của EU cũng đã trừng phạt người tiêu dùng châu Âu, vì các thị trường đã đẩy giá dầu lên cao trong nhiều tuần với kỳ vọng rằng lệnh cấm vận cứng rắn sẽ được công bố. Bà nói: “Các công dân bình thường ở châu Âu đã trả nhiều tiền hơn cho dầu của Nga và không thực sự trừng phạt Moscow”.

“Trên thực tế, Bộ Tài chính Nga đã công khai khoe khoang rằng hành động của EU chỉ giúp làm tăng doanh thu cho Moscow”, bà cho biết, đồng thời khẳng định việc loại trừ trừng phạt lĩnh vực hàng hải là một sai lầm và cần sớm được xem xét lại.

Doanh nghiệp vận tải châu Âu coi lệnh trừng phạt Nga như trò đùa, làm ăn với Moscow nhiều hơn trước

Tài khoản vãng lai của Nga đạt thặng dư kỷ lục do giá dầu cao và nhập khẩu sụt giảm. 

Trong khi một số công ty, chẳng hạn như Shell và BP, công khai tách mình khỏi các ngành công nghiệp dầu khí của Nga, những công ty khác cố gắng lấp đầy lỗ hổng. Trong số đó có cả những công ty thuộc sở hữu của một số nhà tài phiệt vận tải biển giàu có nhất Hy Lạp.

Không thể khẳng định bất kỳ công ty nào đã vi phạm các biện pháp trừng phạt hoặc pháp luật. Nhưng các con số đang đặt ra câu hỏi về hiệu quả của nỗ lực quốc tế nhằm siết chặt tài chính của Moscow và đưa cuộc xung đột đến hồi kết.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, ông Yanis Varoufakis, nói rằng các chủ tàu nước mình có quyền lợi trong việc ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào đối với việc bán dầu Nga.

Tuy nhiên, ông lập luận rằng ngành công nghiệp này “chẳng đóng góp gì” cho nền kinh tế Hy Lạp. Nguyên nhân là bởi tàu thuyền thường được đăng ký ở các quốc gia khác và lợi nhuận được giữ tại nước ngoài, ngoài tầm với của chính phủ Hy Lạp.

Nga cũng hưởng lợi

Ông Louis Goddard, cố vấn điều tra dữ liệu cấp cao tại Global Witness, cho biết: “Kể từ xung đột Ukraine, các tàu chở dầu châu Âu không chỉ tiếp tục mà còn tăng cường hoạt động mua bán với Nga”.

“Các con tàu liên quan đến Hy Lạp, Síp và Malta đang chế nhạo nỗ lực của EU trong việc trừng phạt cỗ máy chiến tranh của Moscow, giữ dòng tiền chảy sang Nga khi các lực lượng vũ trang của nước này tiếp tục tấn công Ukraine”, ông khẳng định.

“Để thu hẹp lỗ hổng này, EU phải kiên quyết chống lại sự vận động hành lang từ tất cảquốc gia thành viên có lợi ích liên quan đến thương mại dầu mỏ và đặt hạn chế vận chuyển vào trọng tâm trong các lệnh trừng phạt”, ông Goddard kết luận.

Ông Benjamin L Schmitt, nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, cho biết việc châu Âu không thể cấm hoàn toàn dầu của Nga có nghĩa là “Moscow không chịu áp lực để ngừng hành động quân sự tại Ukraine”.

Doanh nghiệp vận tải châu Âu coi lệnh trừng phạt Nga như trò đùa, làm ăn với Moscow nhiều hơn trước

Nga liên tục cắt giảm lãi suất sau khi tăng lên mức 20% vào cuối tháng 2 do nền kinh tế dần ổn định.

Ông Clay Lowery, Phó chủ tịch Viện Tài chính Quốc tế cho biết, Chính phủ Nga đang trên đà nhận được dòng tiền kỷ lục trị giá 250 tỷ USD trong năm nay.

Ông nói: “Dòng tiền tệ cứng khổng lồ này có nghĩa là có thanh khoản dồi dào và lãi suất thấp, giữ cho nền tài chính của Nga ổn định hơn ngay cả khi nền kinh tế rơi vào suy thoái”.

Ông Lowery cho rằng lệnh cấm vận hàng hải có thể là chìa khóa để ngăn chặn việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.

Nội dung liên quan:Căng thẳng Ukraine
CK Úc đóng cửa giảm 1,4%, cổ phiếu vật liệu và tài chính giảm
CK Úc đóng cửa giảm 1,4%, cổ phiếu vật liệu và tài chính giảm
3 năm trước
Theo Oliver Gray Chỉ số S & P / ASX 200 giảm 101,40 điểm tương đương 1,42% xuống 7.019,70 trong phiên giao dịch hôm thứ Năm, xóa đi mức tăng 0,4% trong phiên trước khi các nhà đầu tư rút lui trong bối cảnh...
Người Mỹ bị cấm mua cổ phiếu và trái phiếu Nga
Người Mỹ bị cấm mua cổ phiếu và trái phiếu Nga
3 năm trước
Đây là động thái mới nhất của Washington nằm trong nỗ lực gia tăng áp lực tài chính với Moscow nhằm phản ứng với cuộc chiến tranh ở Ukraine...
CK tương lai châu Âu giảm; Thị trường chú ý đến cuộc họp của ECB
CK tương lai châu Âu giảm; Thị trường chú ý đến cuộc họp của ECB
3 năm trước
Investing.com – Thị trường chứng khoán châu Âu dự kiến ​​sẽ giảm xuống vào thứ Năm trước cuộc họp quan trọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, vốn sẽ đưa ra một thời gian biểu cho việc tăng lãi suất để chống lại lạm phát tăng vọt.
'Shrinkflation' tăng tốc chóng mặt: Nhà sản xuất âm thầm thu nhỏ hàng hóa để chống chọi lạm phát
'Shrinkflation' tăng tốc chóng mặt: Nhà sản xuất âm thầm thu nhỏ hàng hóa để chống chọi lạm phát
3 năm trước
Lần tới đi siêu thị, hãy kiểm tra thật kĩ bao bì bởi nhiều khả năng nhà sản xuất đang âm thầm thu nhỏ sản phẩm để chống lại lạm phát leo thang.
Chứng khoán Mỹ sa sút khi nhà đầu tư lo kinh tế suy thoái
Chứng khoán Mỹ sa sút khi nhà đầu tư lo kinh tế suy thoái
3 năm trước
Thị trường chứng khoán Mỹ kết phiên 8/6 trong sắc đỏ sau hai phiên tăng liên tiếp khi nhà đầu tư nhận thấy nhiều dấu hiệu về khả năng suy thoái kinh tế đang đến gần.
Cả thế giới đang lo khủng hoảng lương thực, Jeff Bezos và Bill Gates đã gom đất nông nghiệp từ cả năm trước
Cả thế giới đang lo khủng hoảng lương thực, Jeff Bezos và Bill Gates đã gom đất nông nghiệp từ cả năm trước
3 năm trước
Từ trước khi khủng hoảng lương thực đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu người khắp nơi trên thế giới, các siêu tỷ phú đã gom cho mình hàng nghìn ha đất nông nghiệp.
Elon Musk dọa hủy thỏa thuận mua Twitter
Elon Musk dọa hủy thỏa thuận mua Twitter
3 năm trước
Elon Musk lên tiếng đe dọa sẽ chấm dứt thỏa thuận mua Twitter vì công ty mạng xã hội này không cung cấp đủ thông tin cần thiết về số lượng tài khoản giả.
Nasdaq Composite tăng nhẹ khởi đầu tuần mới
Nasdaq Composite tăng nhẹ khởi đầu tuần mới
3 năm trước
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ vào ngày thứ Hai (06/6), khi Phố Wall cố gắng phục hồi sau một tuần giảm điểm và chịu ảnh hưởng từ đà tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ.
Dow Jones giảm 350 điểm, Nasdaq sụt 2% sau báo cáo việc làm tháng 5
Dow Jones giảm 350 điểm, Nasdaq sụt 2% sau báo cáo việc làm tháng 5
3 năm trước
Chứng khoán Mỹ giảm vào phiên cuối tuần khi nhà đầu tư nhận được báo cáo việc làm mạnh hơn dự báo và suy ngẫm về tác động của nó tới chính sách tiền tệ.
Đặt cược vào các canh bạc mạo hiểm, quỹ Tiger Global lỗ 52% từ đầu năm
Đặt cược vào các canh bạc mạo hiểm, quỹ Tiger Global lỗ 52% từ đầu năm
3 năm trước
Bức tranh kinh doanh của quỹ quản lý 75 tỷ USD Tiger Global Management đang ngày càng ảm đạm hơn, với khoản lỗ lên tới 52% từ đầu năm 2022.
Dow Jones tăng hơn 400 điểm, Nasdaq Composite vọt hơn 2%
Dow Jones tăng hơn 400 điểm, Nasdaq Composite vọt hơn 2%
3 năm trước
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Năm (02/6) sau khi phục hồi trong phiên, với cả 3 chỉ số chính đều kết thúc chuỗi 2 phiên sụt giảm liên tiếp.
Jamie Dimon: Hãy chuẩn bị cho cơn bão kinh tế từ Fed và cuộc chiến Nga-Ukraine
Jamie Dimon: Hãy chuẩn bị cho cơn bão kinh tế từ Fed và cuộc chiến Nga-Ukraine
3 năm trước
Jamie Dimon, CEO JPMorgan Chase, cho biết ông đang chuẩn bị mọi thứ để đối phó với cơn bão kinh tế sắp xảy ra và khuyến nghị các nhà đầu tư nên làm như vậy.
Thứ Bảy, 26/04/2025
41 giây trước
   
AustraliaAUDAustralia
   
Thực tế: -54.6K
Dự báo:
Trước đó: -58.8K
-54.6K
-58.8K
41 giây trước
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế: 49.9K
Dự báo:
Trước đó: 49.0K
49.9K
49.0K
41 giây trước
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế: 177.8K
Dự báo:
Trước đó: 171.9K
177.8K
171.9K
41 giây trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -26.9K
Dự báo:
Trước đó: -33.1K
-26.9K
-33.1K
41 giây trước
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: 65.0K
Dự báo:
Trước đó: 69.3K
65.0K
69.3K
Ông Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận BìnhÔng Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận Bình
4 giờ trước
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêngTop 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêng
6 giờ trước
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Ông Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tớiÔng Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tới
7 giờ trước
Ông Trump tin tưởng Mỹ sẽ sớm hoàn tất các thỏa thuận thuế quan.
Tổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung QuốcTổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc
7 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaDiễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
8 giờ trước
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Khối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechipKhối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechip
9 giờ trước
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
Thị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóngThị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng
10 giờ trước
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tếTrung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tế
10 giờ trước
Giới chức Trung Quốc sẽ tăng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động chịu ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu của Mỹ.
Khai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quanKhai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quan
10 giờ trước
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuầnKhối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuần
10 giờ trước
NĐT nước ngoài quay đầu rút ròng 640 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó tâm điểm là FPT, VIC và STB.
Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...
11 giờ trước
Cập nhật đến chiều 25/4 đã có 21 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025.
Một ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chínhMột ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chính
12 giờ trước
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.