Doanh nghiệp nội gian nan tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng ngoại…
21:48 15/03/2023
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy cùng với vốn ngoại gia tăng vào nền kinh tế gần 100 triệu dân được xem là cơ hội để nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giành suất trong chuỗi nhà cung ứng thế giới. Trên con đường gian nan này, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ muốn thành công phải chấp nhận thay đổi và họ đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xem xét điều chỉnh các bất cập về chính sách, đặc biệt là thuế.
Công ty TNHH cơ khí Nhật Long là một trong số rất ít doanh nghiệp quy mô nhỏ với khoảng 30 lao động đã “chen chân” vào chuỗi cung ứng các doanh nghiệp nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc… Ảnh: Quốc Hùng
Ông Nguyễn Ngô Long, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH cơ khí Nhật Long, cho hay công ty đã nhận được nhiều đơn hàng nhờ tập trung vào “sản xuất phụ tùng thay thế theo yêu cầu về chất lượng và giá cả”. “Hiện tại, nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng thay thế của Nhật Long tại TPHCM đang chạy hết công suất để kịp đơn hàng của 20 đối tác, trong đó có công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc…”, ông Long nói.
Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp hỗ trợ nào, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ với khoảng 30 lao động như Nhật Long, cũng có thể nắm bắt được cơ hội từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng để có thể chen chân vào danh sách nhà cung ứng của các nhà sản xuất thế giới.
Chấp nhận cải tiến để tăng sức cạnh tranh
Là doanh nghiệp sản xuất các thiết bị cho các tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có hãng xe điện Tesla, ông Nguyễn Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty cơ khí Lập Phúc, cho rằng doanh nghiệp trong nước không dễ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví dụ với đối tác Mỹ, ông Trí cho biết, bên cạnh các yêu cầu khắt khe về nhà máy sản xuất, thiết bị đạt chuẩn… các doanh nghiệp Mỹ còn đặt ra yêu cầu giá sản phẩm bán cho họ phải mang tính cạnh tranh, phải rẻ hơn Trung Quốc. Và “Giá rẻ hơn Trung Quốc nhưng chất lượng Nhật Bản”, theo sự chia sẻ của ông Trí tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do báo Tuổi Trẻ, Cục Công nghiệp và Sở Công Thương TPHCM cùng tổ chức gần đây, đã được Lập Phúc đề ra như một mục tiêu phải đạt được. Công ty cũng nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu từ trong việc đầu tư máy móc của Nhật Bản, xây dựng nhà máy đạt chuẩn cho đến việc đào tạo nhân sự… dù gặp nhiều thách thức.
“Để có giá rẻ hơn doanh nghiệp Trung Quốc, công ty phải mua máy móc đã qua sử dụng từ Nhật Bản về rồi cải tiến lại. Mua máy móc cũ phải đóng thuế nhập khẩu rất cao. Nếu công ty chế tạo được thân máy nhưng phụ tùng vẫn phải nhập thì không thể cạnh tranh với máy của Đài Loan. Nếu giải quyết được vấn đề thuế, ngành công nghiệp chế tạo máy trong nước mới phát triển, từ đó doanh nghiệp nội địa sẽ có nguồn máy rẻ phục vụ sản xuất”, ông Trí nói.
Trải qua các giai đoạn chật vật trong việc tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài trên sân nhà, đại diện một doanh nghiệp nội địa cũng chia sẻ câu chuyện từng nhận được đơn hàng từ “ông lớn” ngành điện tử là Samsung. Theo doanh nghiệp này, với giá đơn hàng phía Samsung đưa ra doanh nghiệp làm không có lãi, thậm chí là lỗ, thế mà sau đó Samsung lại đặt vấn đề giảm tiếp 30% chi phí cho đơn hàng tiếp theo. Do đó, với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp này đành chào thua, nhìn cơ hội tham gia chuỗi cung ứng lớn ra đi.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Tập đoàn Trường Hải (Thaco), doanh nghiệp lớn trong ngành cơ khí trong nước, cũng cho rằng những đối tác lớn thường ép giá nhà sản xuất vì mục tiêu của họ là sản xuất số lượng lớn và mong có sự hợp tác lâu dài. Ông Tài kể công ty từng có khách hàng khi mua hàng thì đặt vấn đề muốn có giá năm sau giảm ít nhất 20% so với năm trước nhưng “đôi lúc cần xem việc ép giá là động lực tiếp tục cải tiến chuỗi sản xuất của mình, trong đó có vấn đề quản trị”. Doanh nghiệp bắt buộc phải xem xét việc hợp lý hóa chuỗi sản xuất của công ty, cắt giảm chi phí, tránh lãng phí và nên xem những khó khăn ban đầu đó là những thách thức cần phải vượt qua để giành được một chỗ đứng trong chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, để giải quyết bài toán lợi nhuận không được đảm bảo ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ làm đơn lẻ, ông Tài cho rằng các doanh nghiệp nên liên kết với nhau, tận dụng những lợi thế sẵn có của nhau. Bằng cách này, các doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ đáp ứng các yêu cầu từ những đơn hàng lớn, không sợ bị “o ép” và sẽ có được lợi nhuận, từ đó có thể vượt qua những thách thức để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí Duy Khanh, cũng đồng tình với ý kiến của ông Tài khi cho rằng, doanh nghiệp đừng sợ hay vội vàng bỏ cuộc ngay cả khi khách hàng lần đầu xem hàng đã “chỉ chấp nhận mua bằng một nửa giá thành sản xuất”. Bởi trên thực tế một khi quyết tâm, doanh nghiệp sẽ chấp nhận cải tiến nhiều khâu, nhờ vậy giá thành sản phẩm làm ra đôi khi sẽ về bằng, thậm chí thấp hơn giá đề xuất của nhà mua hàng, theo ông Tống.
Còn đó những nghịch lý về chính sách thuế
Công ty TNHH Công nghệ cao Điện Quang tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ với hai vai trò, là nhà cung cấp (Supplier) và là nhà mua hàng (Buyer). Hiện Điện Quang đang đẩy mạnh đầu tư quy mô lớn vào công nghiệp điện tử và nhựa kỹ thuật, để mở ra những cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Tuy vậy, theo ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, hiện chính sách thuế đang gây bất lợi cho nhà sản xuất trong nước. Trong khi phần lớn các sản phẩm điện tử hoàn thiện hiện nay không chịu thuế hoặc có mức thuế rất thấp thì một số linh kiện điện tử để sản xuất ra sản phẩm đó lại có thuế. Vô hình trung, chính sách thuế này không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đi lên từ sản xuất linh kiện.
Hiện nay, mức thuế với bo mạch điện tử nhập khẩu là bằng 0, trong khi linh kiện để ráp vào bo mạch thì có thứ thuế bằng 0, có thứ lại có thuế. Tính trung bình, thuế cho các linh kiện này khoảng 3%. Như vậy, tự sản xuất lại bị đánh thuế 3%, còn mua bo mạch ở nước ngoài về thì không bị đánh thuế. Hay với mạch điều khiển đèn LED dù nhập khẩu được hưởng thuế suất bằng 0 nhưng cuộn dây lắp trên mạch này lại bị đánh thuế, khiến doanh nghiệp sản xuất gặp khó trong cạnh tranh.
“Cần phải có một chính sách thuế hợp lý, ưu tiên cho sản xuất từ những vật liệu cơ bản, tránh nhập nguyên cả thiết bị về lại rẻ hơn sản xuất trong nước khi được hưởng các ưu đãi về thuế”, ông Hưng đề xuất.
Những bất cập của chính sách thuế với ngành công nghiệp hỗ trợ thực ra không có gì xa lạ với ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Cơ khí – Điện TPHCM (HAMEE) – người cho biết đã nêu vấn đề này trong suốt 20 năm qua và đến nay vẫn chưa có thay đổi nhiều. Tại Khoản 5 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất là “thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô”, nghĩa là thuế thành phẩm bằng 0 rồi mà tại sao nguyên liệu lại bị tính thuế?, ông Tống bức xúc.
Theo ông Tống, dù doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng, nhưng nếu có bệ đỡ chính sách tốt thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư, nâng cao năng lực hơn. HAMEE đang xây dựng chương trình Made by Vietnam nhằm hướng tới việc tạo ra những sản phẩm do chính các doanh nghiệp Việt được sản xuất, bằng năng lực Việt.
Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Anh Hào, Trưởng phòng quản lý công nghiệp (Sở Công Thương TPHCM), cũng xác nhận thực tế ngành công nghiệp chưa được luật hóa, các công tác quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển, đặc biệt trong quản lý và liên kết vùng còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước với lĩnh vực công nghiệp còn phân tán, đa số doanh nghiệp là nhỏ và vừa, nên bị hạn chế về nhân sự, nguồn lực tài chính, nghiên cứu phát triển sản phẩm.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cho rằng khi xác định công nghiệp hỗ trợ là “hạt giống tiềm năng” thì cần có chính sách hỗ trợ quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu đàn. Đó là những công ty đi tiên phong, thu hút tạo dựng được liên kết với các doanh nghiệp và các thể chế liên quan.
(KTSG) - Mâu thuẫn thường được cho là vấn đề không mấy tốt đẹp, tuy nhiên trong hoạt động quản lý kinh doanh và kinh tế, đôi lúc vấn đề mâu thuẫn lại mang
(ĐTCK) Sáng 15/3/2023, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại TP.HCM. Phương án chia cổ tức với tỷ lệ 35% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng, và kế...
Trong bối cảnh sức mua sắm yếu, Bột giặt LIX đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng với kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong quý I và cả năm 2023 đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, nhiều khách hàng của Xây dựng Hoà Bình đã thanh toán nợ cho tập đoàn bằng bất động sản nên doanh nghiệp đề nghị các nhà thầu phụ xem xét thay thế việc thanh toán tiền bằng bất động sản để cấn trừ công nợ.
(ĐTCK) Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư và Xây dựng VINA 2 (VC2 - HNX) đã đề ra quyết tâm tìm kiếm dự án, công trình mới ngay trong quý I để triển khai thi công tạo thêm dòng tiền hoạt động cho Công ty.
Tracodi dự kiến mua lại một phần trong lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng đã được phát hành vào ngày 28/12/2021 với kỳ hạn 36 tháng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo với lãi suất áp dụng là 11,5%/năm.
Theo đại diện doanh nghiệp, giải thưởng minh chứng cho Duy Tân trong việc hoàn thiện, cải tiến và tạo ra những sản phẩm mới, hiện đại, đa dạng về tính năng.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.