• CIM 11.53 0.03(0.24%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 92741.84 949.24(1.01%)
  • GOLD 3337.555 49.620(1.51%)
  • WTI 62.89 0.66(1.06%)
  • EUR/USD 1.13729 0.01000(0.53%)
  • EUR/GBP 0.85514 0.00162(0.19%)
  • USD/CHF 0.82582 0.00479(0.58%)
  • USD/JPY 142.387 1.000(0.7%)
  • USD/CAD 1.38614 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.32981 0.00492(0.37%)
  • CAD/CHF 0.59572 0.00268(0.45%)
  • AUD/USD 0.63804 0.00223(0.35%)
  • NZD/USD 0.59717 0.00287(0.48%)
  • CIM 11.53 0.03(0.24%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 92741.84 949.24(1.01%)
  • GOLD 3337.555 49.620(1.51%)
  • WTI 62.89 0.66(1.06%)
  • EUR/USD 1.13729 0.01000(0.53%)
  • EUR/GBP 0.85514 0.00162(0.19%)
  • USD/CHF 0.82582 0.00479(0.58%)
  • USD/JPY 142.387 1.000(0.7%)
  • USD/CAD 1.38614 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.32981 0.00492(0.37%)
  • CAD/CHF 0.59572 0.00268(0.45%)
  • AUD/USD 0.63804 0.00223(0.35%)
  • NZD/USD 0.59717 0.00287(0.48%)

Doanh nghiệp Nhật Bản đang 'giảm lượng tăng chất' khi đầu tư ở Việt Nam

06:00 20/02/2024

Bên cạnh sản xuất để xuất khẩu, đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam ngày càng có khuynh hướng khai thác thị trường nội địa và phát triển những sản phẩm công nghệ cao, giá tăng giá trị, sử dụng công nghệ hiện đại hơn…

Ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, chia sẻ với KTSG Online về khuynh hướng đầu tư và những khuyến nghị của nhà đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam qua một khảo sát gần đây của JETRO.

Doanh nghiệp Nhật Bản đang giảm lượng tăng chất khi đầu tư ở Việt Nam

Ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM. Ảnh: Hùng Lê

Nhu cầu mở rộng đầu tư có chiều hướng giảm

KTSG Online: Kết quả khảo sát gần đây của JETRO cho thấy Việt Nam là nước duy nhất trong số 6 nước ASEAN có tỷ lệ lớn doanh nghiệp Nhật Bản trả lời về nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh bị sụt giảm so với năm trước đó. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Nobuyuki Matsumoto: Khảo sát của JETRO về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1-2 năm tới cho thấy 56,7% trong số 849 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trả lời hợp lệ rằng họ sẽ “mở rộng” đầu tư kinh doanh, giảm 3,3 điểm so với năm trước đó. Việt Nam là nước duy nhất trong 6 nước Đông Nam Á “chủ chốt” có tỷ lệ dự kiến mở rộng giảm.

Tính theo ngành, tỷ lệ doanh nghiệp ngành chế tạo trả lời “mở rộng” giảm 7,3 điểm so với năm trước đó, trong khi ngành phi chế tạo giảm 0,4 điểm.

Khảo sát còn cho thấy số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng có lãi là 54,3%, giảm 5,2 điểm so với năm trước, tương đương năm 2021 khi còn trong dịch Covid-19. Đây là năm thứ ba liên tiếp thấp hơn mức bình quân 60,9% của ASEAN. Tỷ lệ “có lãi” những năm 2017-2019 trước dịch Covid-19 luôn trên dưới 65%, vượt mức bình quân của ASEAN.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng kinh tế thế giới bị đình trệ và lạm phát tăng cao; nhu cầu thị bị sụt giảm nên doanh nghiệp Nhật Bản còn dè chừng. Đáng chú ý, tiền Yên bị sụt giảm, doanh nghiệp Nhật Bản cũng hơi dè dặt khi đầu tư ra nước ngoài.

Một thông tin đáng chú ý khác trong khảo sát còn cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam trả lời “thu hẹp” hoặc “rút lui hay di chuyển sang nước (khu vực) thứ 3” là 2,5%, tăng 1,4 điểm so với năm trước đó.

Đâu là những lo ngại của nhà đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay, thưa ông?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng lý do kinh doanh xấu đi trong năm vừa qua là do sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước còn vượt xa sự gia tăng chi phí nhân công và mua nguyên vật liệu.

Những rủi ro khác khiến họ còn dè dặt để mở rộng kinh doanh như sự phức tạp trong các thủ tục hành chính và thủ tục thuế; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

Các vấn đề liên quan đến xin visa, giấy phép lao động cho người nước ngoài, hạ tầng điện lực… được doanh nghiệp phản hồi yêu cầu cao hơn so với các nước khác trong khối ASEAN. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng trong nước lại yếu kém hơn.

Doanh nghiệp Nhật Bản đang giảm lượng tăng chất khi đầu tư ở Việt Nam

Bên cạnh đầu tư sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng khai thác thị trường hơn 100 triệu dân của Việt Nam. Ảnh: Hùng Lê

Những tồn tại về môi trường kinh doanh cùng với việc sụt giảm kế hoạch mở rộng đầu tư có là vấn đề đáng lo ngại, thưa ông?

Dù giảm so với năm trước đó nhưng với 56,7% doanh nghiệp khảo sát trả lời có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh vẫn là một tỷ lệ cao. Tính ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà JETRO khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ, Bangladesh và Lào.

Mặt khác, trong năm 2023, vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản ở Việt Nam vẫn cao thứ hai, chỉ sau Singapore. JETRO hiện có 75 văn phòng đại diện khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng văn phòng tại TPHCM bận rộn thứ hai về nhu cầu tìm hiểu môi trường đầu tư – kinh doanh, sau văn phòng tại Bangkok (Thái Lan)…

Do đó vấn đề sụt giảm tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh là không quá đáng ló ngại. Tôi tin rằng, nếu chính phủ và các địa phương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và khi đồng Yên phục hồi trở lại thì các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, và những nhà đầu tư đã tìm hiểu về môi trường kinh doanh trước đây sẽ trở lại nhiều hơn.

Gia tăng khai thác thị trường tại chỗ

Chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu trong nước luôn là nỗi than phiền của doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều năm qua. Khảo sát lần này đã sự cải thiện hơn chưa, nhất là các nhà sản xuất thế giới ngày càng muốn đa dạng chuỗi cung ứng sau dịch Covid-19?

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam thu mua tại chỗ đạt 41,9% (tăng 4,6 điểm so với khảo sát năm trước) và thu mua từ các công ty địa phương là 17,2% (tăng 2,2 điểm so với năm 2022).

So với 10 năm trước, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đã tăng gần 10%. So với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, và Indonesia vẫn ở mức thấp nhưng tốc độ tăng trưởng 10 năm qua Việt Nam đứng thứ hai sau Ấn Độ.

Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư quan trọng ở khu vực ASEAN khi các công ty Nhật Bản tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện doanh nghiệp Nhật Bản vẫn có động lực cao trong thúc đẩy hoạt động thu mua tại chỗ, đồng thời kỳ vọng vào sự đào tạo, phát triển hơn nữa đối với ngành công nghiệp hỗ trợ.

Theo đó, có 43,2% doanh nghiệp phản hồi sẽ mở rộng mua nguyên vật liệu, linh phụ kiện tại chỗ ở Việt Nam trong 1-2 năm tới, cao hơn nhiều so với mức trung bình 28,8% của khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, tỷ lệ mua hàng của doanh nghiệp Nhật Bản từ doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam vẫn ở mức thấp ở mức 17,2%. Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp Nhật Bản?

Thực tế, tỷ lệ mua hàng nội địa của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với mức trung bình của ASEAN và một số nước lân cận. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nội địa hóa không thể thực hiện một sớm một chiều vì cần nỗ lực lâu dài. Trong 10 năm qua, tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam ngày càng tăng cao, điều này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện.

Các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên an toàn và chất lượng. Doanh nghiệp Việt muốn đáp ứng tiêu chuẩn cao phải nâng cao tay nghề, công nghệ, trong đó có tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Do đó, nguồn nhân lực phải được đào tạo để theo kịp sự phát triển này. Ví dụ, trong lĩnh vực bán dẫn, các trường đại học và cơ sở giáo dục phải theo kịp những tiến bộ công nghệ.

Doanh nghiệp Nhật Bản đang giảm lượng tăng chất khi đầu tư ở Việt Nam

Sản xuất của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh minh họa: TL

Khuynh hướng đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây cho thấy doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng chú ý khai thác thị trường tại chỗ?

Đúng vậy, khác với nhiều năm trước sản phẩm làm ra chủ yếu xuất khẩu, gần đây nhiều doanh nghiệp Nhật Bản còn đẩy mạnh cung cấp ở nền kinh tế hơn 100 triệu dân tại chỗ.

Đáng chú ý, trong cuộc khảo sát các công ty mẹ tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng thứ 2 (chỉ đứng sau thị trường Mỹ).

Với thu nhập bình quân đầu người 4.000 đô la Mỹ/năm và ngày càng tăng, thị trường Việt Nam ngày càng có sức hút với doanh nghiệp ngành phi chế tạo Nhật Bản. Điều này lý giải vì sao bên cạnh sự gia tăng đầu tư của doanh nghiệp thuần thương mại thì các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Nhật Bản cũng ngày càng chú ý khai thác thị trường này. Trong khảo sát của JETRO, doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng tăng trưởng thị trường của Việt Nam là lợi thế, cao hơn 14,6 điểm so với trung bình của ASEAN.

Khuynh hướng đầu tư vào công nghệ, sản phẩm giá trị cao

Đâu là xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, thưa ông?

Nếu như trước đây, Việt Nam là quốc gia cho sản xuất với chi phí rẻ phục vụ xuất khẩu thì giờ dần đang dịch chuyển sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cũng như lĩnh vực dịch vụ như phân phối.

Xu hướng cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào sản phẩm có giá trị gia tăng, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại hơn, hoặc đầu tư những dự án mới, công nghệ cao như lĩnh vực bán dẫn, công nghệ mới…

Bởi lẽ thực tế kỹ sư công nghệ thông tin ở Nhật Bản đang thiếu và họ quan tâm nhiều đến Việt Nam với niềm hy vọng sẽ tuyển được nhân sự kỹ thuật này. Xu hướng này tôi nghĩ sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay và những năm tới.

Sự quan tâm của doanh nghiệp bán dẫn Nhật Bản với Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Cũng như những công ty bán dẫn quốc tế của Mỹ và các nước phát triển khác, các công ty bán dẫn Nhật Bản đang rất quan tâm đến Việt Nam để đầu tư. Các doanh nghiệp Nhật Bản khó tìm được kỹ sư công nghệ thông tin ở nước họ. Do đó, các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin – bao gồm cả những công ty sản xuất vật liệu bán dẫn hay thiết kế ngành này đang hướng đến Việt Nam để tìm kiếm các kỹ sư có trình độ cao.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp Nhật Bản, họ đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được lực lượng nhân sự quản lý cấp trung có chuyên môn cao, đôi ngũ kỹ sư hoặc kỹ thuật viên lành nghề. Khó khăn này không xảy ra riêng với các nhà đầu tư Nhật Bản mà còn xảy ra với các doanh nghiệp FDI các nước khác. Theo tôi được biết, các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp FDI khác đang săn đón và thậm chí là tranh giành những nhân sự này.

Do vậy, việc đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết. Nếu không có đội ngũ kỹ sư công nghệ, quản lý tầm trung có chuyên môn cao… thì khả năng cao doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hướng sang thị trường khác.

Xin cám ơn ông

Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu chuỗi dự án nhà ở xã hội tại Kenya
Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu chuỗi dự án nhà ở xã hội tại Kenya
1 năm trước
(KTSG Online) - Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán HBC) vừa trúng thầu 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội tại thủ đô Nairobi, Kenya với
TPHCM: Doanh nghiệp có thể vay vốn kích cầu đầu tư trở lại
TPHCM: Doanh nghiệp có thể vay vốn kích cầu đầu tư trở lại
1 năm trước
(KTSG Online) - Các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn TPHCM sắp tới đây có thể nhận được vốn vay với lãi suất ưu đãi trở lại sau khoảng 2 năm
Ưu đãi cho ô tô hybrid đã đến thời điểm chín muồi
Ưu đãi cho ô tô hybrid đã đến thời điểm chín muồi
1 năm trước
(KTSG Online) - Việt Nam cần những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho các dòng xe điện hóa, trong đó có xe hybrid, ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mục tiêu
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu 'đặt cửa' vào AI
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu 'đặt cửa' vào AI
1 năm trước
(KTSG Online) – Công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) đang tiến nhanh, tạo ra môi trường kinh doanh mới. Không chỉ ở thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp
'Không làm tre thì chết!'
'Không làm tre thì chết!'
1 năm trước
(KTSG) - Đầu tháng 9-2023, bà Diệp Mỹ Hạnh lại ra Hội An thăm Võ Tấn Tân, ông chủ Taboo Bamboo Workshop, thăm hỏi, bàn công việc xong rồi về. Tân chụp tấm
Giá vàng giảm 900.000 đồng/lượng trước ngày vía Thần Tài
Giá vàng giảm 900.000 đồng/lượng trước ngày vía Thần Tài
1 năm trước
(KTSG Online) - Trước ngày vía Thần Tài, giá các mặt hàng vàng trong nước giảm mạnh. Trong phiên giao dịch hôm nay (18-2), với vàng miếng SJC, có doanh
'Không hình sự hóa quan hệ kinh tế', một diễn giải…
'Không hình sự hóa quan hệ kinh tế', một diễn giải…
1 năm trước
(KTSG) - “Hay Bắt không bằng Bắt Hay; Bắt Hay không bằng Không Hay Bắt” - Hồ Chí Minh Việt Nam cam kết với nhà đầu tư không hình sự hoá các quan hệ kinh
Nỗi niềm và hy vọng từ sân khấu kịch mùa Tết
Nỗi niềm và hy vọng từ sân khấu kịch mùa Tết
1 năm trước
(KTSG Online) – Nếu diễn viên được xem là linh hồn của các vở diễn thì khán giả chính là người nuôi dưỡng nên vẻ đẹp tâm hồn đó. Nghệ sĩ Quốc Thảo, Giám
Cánh tay robot từ Thảo Điền
Cánh tay robot từ Thảo Điền
1 năm trước
(KTSG) - Một startup tại Thảo Điền, quận 2, TPHCM tự thiết kế và sản xuất những cánh tay “người máy”, nối dài niềm hy vọng làm việc và góp ích cho xã hội
Điểm hương vị xuân cho bữa tiệc phim truyền hình Tết
Điểm hương vị xuân cho bữa tiệc phim truyền hình Tết
1 năm trước
(KTSG Online) - Tết đến, xuân về, câu chuyện sum vầy lại trở thành đề tài chính của bữa tiệc phim ảnh. Với nhà sản xuất – đạo diễn Lê Minh Nghĩa, dù phim
Leo lên từ vùng trũng
Leo lên từ vùng trũng
1 năm trước
(XUÂN KTSG) - Một lớp trẻ biết từ trách nhiệm với xã hội mà sống tốt hơn, kinh doanh giỏi và có đạo đức hơn. Phải chăng đó là niềm tin của chúng ta về
Người dệt giấc mơ phim trường Việt thành hiện thực
Người dệt giấc mơ phim trường Việt thành hiện thực
1 năm trước
(KTSG Online) – Thời gian gần đây, Việt Nam trở thành bối cảnh được nhiều đoàn phim nước ngoài chọn lựa. Trong số đó có nhiều tác phẩm điện ảnh "bom tấn"
Thứ Năm, 24/04/2025
28 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
0.1%
0.2%
-0.3%
28 phút trước
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: 5.40%
Dự báo:
Trước đó: 5.59%
5.40%
5.59%
28 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 1,841K
Dự báo: 1,880K
Trước đó: 1,878K
1,841K
1,880K
1,878K
28 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 222K
Dự báo: 222K
Trước đó: 216K
222K
222K
216K
28 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 220.25K
Dự báo:
Trước đó: 221.00K
220.25K
221.00K
2 phút nữa
   
BelgiumEURBelgium
   
-15.9
-15.1
2 phút nữa
   
EuropeEUREurope
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -3.0%
Trước đó: 4.2%
-3.0%
4.2%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 4.14M
Trước đó: 4.26M
4.14M
4.26M
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 69B
Trước đó: 16B
69B
16B
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiềnNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiền
2 giờ trước
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơnGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơn
2 giờ trước
(ĐTCK)  Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?
2 giờ trước
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồng
3 giờ trước
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025
3 giờ trước
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trườngChủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường
4 giờ trước
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
Nhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểmNhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểm
4 giờ trước
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Trung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với MỹTrung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với Mỹ
4 giờ trước
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
Chủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầuChủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
4 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
VIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đôngVIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đông
5 giờ trước
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnhGiá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
5 giờ trước
Sau hai tuần giảm liên tiếp, giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh trong chiều ngày 24/4.
NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5
5 giờ trước
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.