Doanh nghiệp lớn đối mặt với yêu cầu tiết lộ về khí thải nhà kính
03:00 22/09/2023
Bang California của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị thông qua quy định yêu cầu các doanh nghiệp lớn phải tiết lộ lượng khí thải nhà kính của họ. Quy định này, dự kiến áp dụng cho các công ty tư nhân cũng như công ty đại chúng, đòi hỏi doanh nghiệp tính toán và báo cáo về lượng khí thải ngay cả từ các nhà cung cấp và khách hàng của họ.
Dự luật SB 253 yêu cầu các doanh nghiệp lớn hoạt động ở bang California và có doanh thu từ 1 tỉ đô la mỗi năm trở lên phải công bố lượng khí thải nhà kính của họ, bao gồm cả khí thải từ nhà cung cấp và khách hàng. Ảnh: Getty
Phát biểu tại sự kiện Tuần lễ Khí hậu thành phố New York vào cuối tuần qua, Gavin Newsom, Thống đốc bang California, cho biết trong những ngày tới, ông sẽ ký một thông qua dự luật SB 253. trong đó yêu cầu doanh nghiệp lớn tiết lộ lượng phát thải khí nhà kính. Trước đó, dự luật SB 253 được bỏ phiếu nhất trí ở cả hạ viện lẫn thượng viện California.
Dự luật yêu cầu doanh nghiệp hoạt động ở bang California và có doanh thu hàng năm từ 1 tỉ đô la phải báo cáo lượng khí khải trong hoạt động kinh doanh của họ, năng lượng mà họ sử dụng cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng của họ. Các quy định này sẽ bắt đầu thực hiện dần kể từ năm 2026.
Ông Newsom cho biết, quy định tiết lộ khí thải ảnh hưởng đến hơn 5.300 doanh nghiệp lớn, bao gồm những công ty đa quốc gia nổi tiếng nhất trên thế giới.
Các quy định tương tự hiện đang được Nghị viện châu Âu và chính phủ thành viên EU xem xét, và dự kiến được tán thành trong những tháng tới.
Với quy mô lớn của hai nền kinh tế California và EU, rất ít doanh nghiệp lớn có thể né tránh được quy định mới về công bố lượng phát thải khí nhà kính. Nếu được xem như một quốc gia, bang California là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới.
Sự thay đổi lớn trong các quy định mới là bên cạnh khí thải phạm vi 1 và phạm vi 2, doanh nghiệp phải công bố cả khí thải phạm vi 3 (Scope 3) do các nhà cung cấp và khách hàng của họ tạo ra. Lượng phát thải phạm vi 1 đến trực tiếp từ hoạt động của doanh, trong khi đó, phát thải phạm vi 2 đến từ điện, nhiệt và các nguồn năng lượng mà doanh nghiệp mua.
Theo dõi lượng phát thải phạm vi 3 cho phép có cái nhìn đầy đủ hơn về sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhiên liệu hóa thạch. Apple có lượng phát thải phạm vi 1 và phạm vi 2 rất thấp vì công ty gia công hầu hết hoạt động sản xuất. Theo một nghiên cứu, cường độ phát thải phạm vi 1 và phạm vi 2 của Samsung cao hơn 200 lần so với Apple, vì công ty này tự điều hành hoạt động sản xuất bao gồm cả việc sản xuất một số sản phẩm cho Apple.
Khí thải phạm vi 3 thường chiếm phần lớn lượng khí thải carbon của doanh nghiệp. Ví dụ, đối với các công ty dầu mỏ, phần lớn lượng khí thải của họ xảy ra khi người tiêu dùng đốt nhiên liệu. Đối với các nhà sản xuất quần áo, phần lớn khí thải xảy ra trong chuỗi cung ứng của họ.
Những người chỉ trích cho rằng dữ liệu khí thải phạm vi 3 khó đo lường một cách đáng tin cậy và sẽ tốn kém để theo dõi. Lập luận này được một số sự ủng hộ ở Washington, nơi nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa vẫn hoài nghi về biến đổi khí hậu.
Các ngân hàng lớn có hoạt động kinh doanh ở bang California cũng phải công bố khí thải từ các doanh nghiệp vay tiền.
Sonja Gibbs, người đứng đầu bộ phận tài chính bền vững tại Viện Tài chính quốc tế, nói: “Các tổ chức tài chính cực kỳ khó tính toán và báo cáo lượng phát thải phạm vi 3 với độ tin cậy cao”.
Các quy định trên là một trong những thay đổi lớn nhất về công bố thông tin của doanh nghiệp nhiều thập niên. Chúng bổ sung thông tin về khí hậu vào dữ liệu tài chính mà các doanh nghiệp cần công bố và sẽ cho thấy họ có giảm lượng khí thải theo đúng cam kết hay không.
Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) cũng đang xây dựng các quy định yêu cầu tiết lộ thông tin về khí thải và rủi ro khí hậu đối với các công ty đại chúng. Những vẫn chưa rõ liệu SEC có yêu cầu doanh nghiệp đại chúng báo cáo lượng khí thải từ nhà cung cấp và khách hàng của họ hay không.
Các nhà đầu tư sẽ sử dụng thông tin về khí thải để so sánh các doanh nghiệp, theo dõi tiến độ giảm phát thải của họ cũng như và xác định những doanh nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thương trước rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.
Các nhà hoạt động khí hậu cho rằng, việc tiết lộ thông tin khí thải cho phép họ gây áp lực đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng để họ làm sạch hoạt động của họ. Thông tin về khí thải cũng sẽ làm tăng chi phí huy động vốn đối với những doanh nghiệp không nỗ lực cắt giảm phát thải.
Các quy định mới được đưa ra vào thời điểm các chính phủ đang trợ cấp hàng tỉ đô la khuyến khích cho các doanh nghiệp giảm lượng khí thải carbon.
Các quy định của California và EU có thể giúp SEC ban hành các quy định về khí hậu dễ dàng hơn. Nhận thấy không thể tránh được các quy định công bố khí thải, các doanh nghiệp lớn hiện đang tìm kiếm sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý để hạn chế chi phí tuân thủ.
Hầu hết các doanh nghiệp đại chúng lớn mà SEC đang quản lý sẽ phải tuân thủ quy định công bố thông tin khí thải của bang California. Do đó, chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để thu thập và tính toán dữ liệu khí thải theo yêu cầu của SEC trong tương lai sẽ giảm đi đáng kể”, Clara Vondrich, cố vấn chính sách cấp cao cho chương trình khí hậu của Public Citizen (Mỹ), một tổ chức vận động bảo quyền lợi người tiêu dùng, nói.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách siêu nới lỏng và giữ nguyên lãi suất trong ngày 22/09, nhưng tỏ ra cẩn trọng về “những bất định cực độ” về triển vọng tăng trưởng trong và ngoài nước.
Nguồn cung nhà ở có giá phải chăng tại Mỹ đang thấp kỷ lục, gây áp lực cho những người muốn mua nhà và những người đi thuê. Tình trạng này cũng có ảnh hưởng lớn đến môi trường chính trị Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
(ĐTCK) Hôm nay (22/9), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, và lưu ý đến “những bất ổn cực kỳ cao” về triển vọng tăng trưởng trong nước và toàn cầu.
Sau khi liên tục hạ lãi suất, lạm phát của quốc gia này đã tăng lên hơn 80%. Điều này buộc ngân hàng trung ương phải mạnh tay tăng lãi suất để kiểm soát tình hình.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Năm (21/09), khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm và khi nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng các nhà lập pháp sẽ không thể ngăn được việc đóng cửa Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent lạc quan rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt trong vài tháng tới, nhưng dự đoán hai nước có thể mất hai đến ba năm để đạt một thỏa thuận toàn diện.
Ông Trump làm rõ bản thân không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, bất chấp những chỉ trích gay gắt nhắm vào người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.
Tuy vẫn duy trì mức thuế cao, ông Donald Trump nhấn mạnh sẽ không gay gắt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cam kết giữ thái độ “rất nhẹ nhàng” trong đàm phán: “Chúng tôi sẽ cùng nhau sống hòa thuận và lý tưởng là sẽ hợp tác tốt đẹp”.
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Việc áp thuế nhập khẩu của chính phủ Mỹ đang khiến nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao và nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.