Doanh nghiệp dệt may lớn tại TP. HCM “tái sinh”, cổ phiếu bốc đầu kịch trần
00:05 18/04/2025
Dù tăng hết biên độ, cổ phiếu này vẫn thấp hơn 30% giá trị so với hồi đầu năm.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu GIL của CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) là một trong số ít những cổ phiếu tăng kịch trần trong phiên 17/4. Thị giá GIL tăng bốc đầu, "trắng bên bán" qua đó đóng cửa tại mốc 14.550 đồng/cp, cao nhất trong vòng 2 tuần qua.
Dù tăng hết biên độ, GIL vẫn thấp hơn 30% giá trị so với hồi đầu năm, vốn hóa đạt xấp xỉ 1.480 tỷ đồng.
Diễn biến hồi phục của cổ phiếu dệt may này đến sau khi doanh nghiệp đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2025, hé lộ những thông tin tích cực. Theo đó, Gilimex đặt mục tiêu doanh thu 1.200 tỷ đồng, tăng 69% và kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 150 tỷ đồng, tăng 82% so với thực hiện năm 2024.
Đáng chú ý, HĐQT cũng thông qua việc chia cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương với số tiền thực hiện ước tính khoảng 101,6 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2025 dự kiến cũng là 10%.
"Tái sinh" sau tranh chấp Amazon, quý 3 sẽ thu hồi được tổn thất
Năm 2024 có thể xem là năm bản lề cho sự “hồi sinh” trở lại của Gilimex với những định hướng kinh doanh mới.
Gilimex trước đó hoạt động chính trong lĩnh vực dệt may với các sản phẩm hộp lưu trữ, giỏ đựng đồ gặt, balo, túi xách… làm bằng vải với doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm. Tình hình bất ngờ trở nên khó khăn sau khi Gilimex khởi kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC vào cuối năm 2022 do vi phạm cam kết mà hai bên đã thỏa thuận.
Cụ thể, kể từ quý 3/2022, khách hàng lớn nhất của công ty là Amazon cắt đơn hàng khiến doanh thu giảm đến trên 80%, đưa doanh thu cả năm 2022 giảm 24%, lợi nhuận cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp) bốc hơi 97% xuống còn 12 tỷ đồng.
Năm 2023, lãi ròng của GIL tiếp tục giảm 92% và dòng tiền kinh doanh ghi nhận mức âm kỷ lục (-319 tỷ đồng).
Việc quá phụ thuộc vào một khách hàng lớn khiến doanh nghiệp ngành dệt may này trở tay không kịp. Amazon từng được xem là "người hùng" của GIL khi trở thành đối tác chính từ năm 2014 giữa bối cảnh giai đoạn dịch bệnh và thương mại điện tử bùng nổ.
GIL sau đó đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất nhằm xây dựng kho chứa hàng hóa, tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị sản phẩm hàng năm, thậm chí từ chối các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear và di dời các cơ sản sản xuất, đóng gói.
Liên quan đến vụ kiện với Amazon, tại Đại hội lần này, bà Phạm Thị Ánh Nguyệt – Giám đốc GIL - cho biết dự kiến trong quý 3 năm nay Công ty sẽ thu hồi được phần tổn thất từ tranh chấp này.
Ghi nhận, GIL lập tức lỗ liên tiếp 3 quý sau cú sốc từ Amazon trước khi có lãi trở lại vào quý 4/2023, tổng lỗ hơn 63 tỷ đồng.
Chốt đơn hàng lớn về thú nhồi bông
Sang năm 2025, cơ sở để lên kế hoạch lợi nhuận 150 tỷ là nhờ Công ty vừa ký kết hợp tác với một khách hàng chiến lược từ cuối năm 2024. Theo ban lãnh đạo GIL, đây là đối tác tiềm năng trong lĩnh vực thú nhồi bông cho trẻ em, thuộc phân khúc cao cấp, mang lại giá trị bán hàng và doanh thu lớn.
Hiện tại, công suất mà Công ty chào bán mới chỉ đáp ứng khoảng 30% so với nhu cầu thực tế của khách hàng này. Trong khoảng 3–5 năm tới, đối tác đã đề nghị Công ty nâng công suất cung ứng lên gấp 3 lần hiện nay. Theo đó, GIL cũng dự kiến mở rộng quy mô lao động từ 3.000 người hiện tại lên khoảng 10.000 người, từ đó nâng công suất sản xuất tương ứng.
Công ty cũng dự kiến đầu tư phát triển mở rộng thêm nhà máy mới với giá trị tối đa 520 tỷ đồng thông qua mua cổ phần hoặc mua tài sản hiện hữu tại tổ chức khác với tỷ lệ sở hữu từ 51-100%.
Trước áp lực thuế quan từ Mỹ hiện nay, bà Nguyệt cũng nhấn mạnh GIL không bị ảnh hưởng nhiều do thị phần xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ chiếm chưa đến 10%. Thị trường chính của GIL là châu Âu.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý đối với tài sản mã hóa. Một trong những hướng đi quan trọng là xây dựng Nghị quyết thí điểm triển khai sàn giao dịch tài sản mã hóa tại Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2025, toàn thị trường có 63 mã tăng, 63 mã giảm và 29 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 197,600 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 17/04/2025. VN30-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Thị trường tăng điểm trong phiên 17/04 với VN-Index chốt tại 1,217.25 điểm, tăng 6.95 điểm (+0.57%). Tuy vậy, áp lực bán vẫn hiện hữu từ cả tự doanh và khối ngoại. Trong đó, tự doanh bán ròng hơn 212...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do công ty con của Vingroup (VIC) triển khai, có diện tích 2.870 ha và quy mô dân số gần 230.000 người.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.