• CIM 11.60 0.03(0.26%)
  • BTC 94666.82 28.14(0.03%)
  • GOLD 3318.760 30.076(0.9%)
  • WTI 63.14 0.41(0.65%)
  • EUR/USD 1.13619 0.00261(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85329 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82698 0.00017(0.02%)
  • USD/JPY 143.637 1.070(0.75%)
  • USD/CAD 1.38475 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33044 0.00346(0.26%)
  • CAD/CHF 0.59708 0.00018(0.03%)
  • AUD/USD 0.63934 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59547 0.00387(0.65%)
  • CIM 11.60 0.03(0.26%)
  • BTC 94666.82 28.14(0.03%)
  • GOLD 3318.760 30.076(0.9%)
  • WTI 63.14 0.41(0.65%)
  • EUR/USD 1.13619 0.00261(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85329 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82698 0.00017(0.02%)
  • USD/JPY 143.637 1.070(0.75%)
  • USD/CAD 1.38475 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33044 0.00346(0.26%)
  • CAD/CHF 0.59708 0.00018(0.03%)
  • AUD/USD 0.63934 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59547 0.00387(0.65%)

Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất tiếp tục tăng cao?

13:00 05/10/2022

Các ngân hàng trung ương đang cố gắng kiểm soát lạm phát bằng công cụ chính sách tiền tệ phổ biến nhất là tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất liên tục và xảy ra trên diện rộng sẽ kéo theo một số mặt trái ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào ngày 21/09, nâng lãi suất lên khoảng 3 - 3.25%, kéo theo hàng loạt các ngân hàng trung ương các nước cũng công bố tăng lãi suất cơ bản theo để kiềm chế lạm phát.

Chiều 22/09, ngân hàng trung ương Philippines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cơ bản lên 4.25%.

Còn tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương Na Uy cũng thông báo tăng lãi suất từ 1.75% lên 2.25%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) thông báo điều chỉnh tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên 0.5%.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng tăng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm lên 2.25% để kiểm soát lạm phát.

Ngày 29/09, Ngân hàng Trung ương Mexico (Banxico) cũng đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp, nâng lãi suất của nước này lên 9.25% và cũng là mức cao nhất trong lịch sử.

Mới đây, ngày 30/09, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã tăng lãi suất lần thứ 4 trong vòng 5 tháng qua với triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. RBI đã tăng lãi suất cho vay chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản lên 5.9%. Và như vậy lãi suất cho vay chủ chốt đã tăng gần 2 điểm phần trăm kể từ khi Ấn Độ thắt chặt tiền tệ hồi tháng 5.

Trước đó, hồi 08/09, ECB đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, lên mức 1.25%, mức tăng cao nhất kể từ khi đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ 2 chỉ trong vài tuần qua nhằm đối phó với lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.

Và ngày 28/09 vừa mới đây, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cho biết có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 10 và 12 tới đây nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát tiếp tục leo thang. Các chuyên gia dự báo ECB có thể sẽ tăng 75 điểm cơ bản lãi suất tiền gửi lên tới 2% vào cuối năm nay và lên tới 3% vào mùa xuân tới. Dự báo, lạm phát trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ vẫn ở mức cao hơn so với mục tiêu lãi suất mà ECB đề ra cho đến năm 2024 là 2%.

Áp dụng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế

Có thể thấy thắt chặt chính sách tiền tệ là một trong những công cụ giúp Chính phủ các nước kiểm soát giá cả trong tình trạng lạm phát tăng cao.

Khi lãi suất tăng thì lãi suất tín dụng, chi phí vay mua nhà, mua xe… cũng sẽ tăng theo, người đi vay sẽ hạn chế hơn.

Tương tự, khi chi phí vay tăng, đương nhiên chi phí vốn vay cao hơn khiến các doanh nghiệp phải e dè trong việc vay nợ vì khó có thể trả lãi vay hoặc phải trả vốn vay với mức lãi đắt đỏ hơn. Từ đó làm giảm nguồn cung tiền trên thị trường, tiêu dùng sẽ đình trệ, cầu tiêu dùng giảm, kéo giá cả hàng hóa giảm theo.

Và mục tiêu chính các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giảm chi tiêu của mọi cá thể để giảm lạm phát. Nhưng chính sách tiền tệ thường phải mất một khoảng thời gian mới thấy được kết quả. Và thêm nữa, chính sách tiền tệ thường không ảnh hưởng quá nhiều lên các mặt hàng thiết yếu, vì thông thường các mặt hàng thiết yếu dù điều kiện kinh tế thế nào cũng đều không thể thiếu. Việc áp dụng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Đầu tiên, đồng USD tăng giá sẽ dẫn đến giá trị đồng nội tệ của các nước mất giá tương ứng, cùng với mức lạm phát nội địa tăng cao, lại khiến các nước tiếp tục xoay vòng trong vòng xoáy tăng lãi suất.

Thêm nữa, khi lãi suất USD tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ bằng USD của nhiều quốc gia bị tăng lên, nhất là trong bối cảnh vay nợ của nhiều nước tăng nhanh, do trong dịch COVID-19, các nước vay nợ nhiều trong bối cảnh lãi suất thấp do phải tăng chi tiêu cho phòng chống dịch bệnh và kích thích phục hồi kinh tế. Do đó, những doanh nghiệp nếu vay ngoại tệ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong tình hình trả lãi vay tăng.

Khi lãi suất tăng lên, đồng USD tăng giá, thì dòng vốn đầu tư từ các nước, nhất là thị trường mới nổi sẽ quay ngược về nơi lãi suất đang tăng như Mỹ hoặc EU… để trú ẩn.

Ngoài ra, đồng USD tăng giá so với hầu hết các loại tiền tệ khác cũng sẽ đẩy lạm phát nhập khẩu ở các thị trường mới nổi lên.

Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, có xảy ra suy thoái không?

Ông Hoàng Công Tuấn – Trưởng bộ phận Nghiên cứu vĩ mô CTCK MB (MBS) nhận định, suy thoái chắc chắn sẽ xảy ra cục bộ tại một số nền kinh tế trên thế giới. Có thể nhìn thấy Anh trong quý tới sẽ tăng trưởng âm, tuy nhiên mức độ cũng nhẹ âm khoảng 0.1 - 0.2%.

Các nền kinh tế tại châu Âu, nhất là các nước đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng khí đốt từ Nga, việc giá năng lượng tăng lên cũng sẽ khiến họ gặp khó khăn. Chưa kể nền kinh tế hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào sức cầu của Trung Quốc. Trung Quốc là nước xuất khẩu rất nhiều, trong khi năng lượng thiếu và khả năng sản xuất duy trì thấp, lãi suất lại tăng, nên sẽ khiến một số quốc gia thuộc khu vực EU như Hungary, Đức khả năng cao sẽ ở trạng thái tăng trưởng cực kỳ chậm. Có thể thấy đang có sự suy thoái của nền kinh tế.

Còn đối với Mỹ, suy thoái cũng xảy ra nhưng không đáng kể so với mức tăng trưởng GDP dự kiến trong năm nay chỉ ở mức 0.2%.

Việc giá năng lượng và các chi phí đầu vào đều tăng mà thậm chí còn thiếu hụt, trong khi lãi suất tiếp tục tăng, rõ ràng tăng trưởng sẽ bị suy giảm, chắc chắn suy thoái sẽ xảy ra ở các quốc gia hàng đầu.

Quay về câu chuyện của Việt Nam, ông Tuấn cho rằng đang có 3 lợi thế.

“Thứ nhất, trong thời gian thế giới hạ lãi suất một cách điên cuồng, áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thì Việt Nam rất thận trọng, cho thấy tầm nhìn xa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Trong năm 2020-2021, NHNN đã giảm lãi suất 3 lần, thì việc tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm vào chiều ngày 22/09 mới đây không gây rủi ro lên nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, mức lãi suất bây giờ còn thấp hơn mức ở thời điểm trước COVID-19.

Kể cả khi lãi suất có tăng lên thì nền kinh tế Việt Nam vẫn thích ứng được, và mức lãi suất này còn thấp hơn mức năm 2019.

Thứ hai, năm ngoái có quý 3 tồi tệ do bị giãn cách thì năm nay hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, xung lực tăng trưởng của Việt Nam còn nhiều, trong khi các quốc gia khác đã mở cửa trước thì xung lực của họ đã hết đà.

Thứ ba, NHNN đã điều hành thận trọng từ năm ngoái, cộng thêm giá các loại hàng hóa cơ bản đã giảm, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản ổn định, do đó không có gì đáng quan ngại về lạm phát cả.

Tất cả yếu tố này tạo thành môi trường không đáng quan ngại cho Việt Nam dù Việt Nam cũng chịu sức ép về tỷ giá”.

Dai-ichi Life Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại “Đón Tết sum vầy, ngập tràn quà tặng”
Dai-ichi Life Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại “Đón Tết sum vầy, ngập tràn quà tặng”
3 năm trước
(ĐTCK) Dai-ichi Life Việt Nam vừa triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt trong quý 4/2022 - “Đón Tết sum vầy, ngập tràn quà tặng” - dành cho Khách hàng từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022 với...
Khoảng cách giữa giá vàng SJC và thế giới thu hẹp mạnh
Khoảng cách giữa giá vàng SJC và thế giới thu hẹp mạnh
3 năm trước
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động trong khi giá kim loại quý trên thị trường thế giới đang tăng mạnh khiến khoảng cách giá giữa hai thị trường được co bớt lại, dù vẫn ở mức cao.
“Tăng trần lãi suất tiền gửi mới là động thái quan trọng…”
“Tăng trần lãi suất tiền gửi mới là động thái quan trọng…”
3 năm trước
Dư địa điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá giảm dần
Lãi suất Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) tháng 10/2022 cao nhất là bao nhiêu?
Lãi suất Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) tháng 10/2022 cao nhất là bao nhiêu?
3 năm trước
Mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại Ngân hàng Xây Dựng trong tháng này là 7,55%/năm, áp dụng với tiền gửi online có kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.
Lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 10/2022 tăng tại nhiều kỳ hạn
Lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 10/2022 tăng tại nhiều kỳ hạn
3 năm trước
Ngân hàng Sacombank trong tháng 10 đã có sự điều chỉnh biểu lãi suất tại nhiều kỳ hạn. Khung lãi suất huy động vốn được ghi nhận tại thời điểm khảo sát là 4,1%/năm - 6,9%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Thống đốc NHNN: Phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, an toàn hệ thống lên hàng đầu
Thống đốc NHNN: Phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, an toàn hệ thống lên hàng đầu
3 năm trước
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định bất kể trong hoàn cảnh nào, Ngân hàng nhà nước luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống lên hàng đầu vì nếu như lạm phát không...
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 5/10: Tỷ giá không đổi tại ngân hàng Vietcombank
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 5/10: Tỷ giá không đổi tại ngân hàng Vietcombank
3 năm trước
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (5/10), tỷ giá nhân dân tệ không tăng giảm mới tại ngân hàng Vietcombank. Trong khi đó, các ngân hàng khác điều chỉnh trái chiều tại hai chiều giao dịch mua chuyển khoản và bán ra.
Tỷ giá euro hôm nay 5/10: Các ngân hàng tăng đồng loạt
Tỷ giá euro hôm nay 5/10: Các ngân hàng tăng đồng loạt
3 năm trước
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (5/10), tỷ giá euro tại các ngân hàng đồng loạt tăng ở hai chiều mua và bán. Đồng thời, tại thị trường chợ đen, tỷ giá euro tăng ở hai chiều mua - bán, lên mức 23.659 - 23.859 VND/EUR.
Tỷ giá yen Nhật hôm nay 5/10: Đồng loạt tăng tại các ngân hàng
Tỷ giá yen Nhật hôm nay 5/10: Đồng loạt tăng tại các ngân hàng
3 năm trước
Vào sáng ngày hôm nay (5/10), tỷ giá yen Nhật được điều chỉnh tăng đồng loạt ở hai chiều mua và bán tại các ngân hàng. Tương tự, tại thị trường chợ đen, tỷ giá mua - bán yen Nhật tăng, hiện đang ở mức 167,55 - 169,55 VND/JPY.
Hơn 500 triệu cổ phiếu HDBank sắp gia nhập thị trường
Hơn 500 triệu cổ phiếu HDBank sắp gia nhập thị trường
3 năm trước
HDBank cho biết ngân hàng phát hành thành công 503 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 25.303 tỷ đồng, dự kiến vào quý IV sẽ được chuyển giao.
Agriseco: Cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn để đầu tư
Agriseco: Cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn để đầu tư
3 năm trước
Cổ phiếu ngành ngân hàng đã được chiết khấu, trung bình khoảng 40% từ mức đỉnh tháng 2/2022 và ở vùng giá hấp dẫn để đầu tư.
Tổng Giám đốc HDBank đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HDB
Tổng Giám đốc HDBank đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HDB
3 năm trước
Tính theo mức giá hiện nay, Tổng Giám đốc HDBank sẽ cần bỏ ra khoảng 18,5 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch cổ phiếu HDB.
Thứ Bảy, 26/04/2025
02:30
   
AustraliaAUDAustralia
   
Thực tế: -54.6K
Dự báo:
Trước đó: -58.8K
-54.6K
-58.8K
02:30
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế: 49.9K
Dự báo:
Trước đó: 49.0K
49.9K
49.0K
02:30
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế: 177.8K
Dự báo:
Trước đó: 171.9K
177.8K
171.9K
02:30
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -26.9K
Dự báo:
Trước đó: -33.1K
-26.9K
-33.1K
02:30
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: 65.0K
Dự báo:
Trước đó: 69.3K
65.0K
69.3K
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Nam Long: Doanh số 4 tháng đạt 2.560 tỷ đồng, bằng một nửa năm 2024Nam Long: Doanh số 4 tháng đạt 2.560 tỷ đồng, bằng một nửa năm 2024
30 phút trước
Doanh số bàn hàng trong 4 tháng đầu năm đến từ các dự án Ehomes Cần Thơ, Southgate, Cần Thơ 34 ha, Akari City, Izumi và Mizuki Park.
Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệpNgân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp
38 phút trước
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
Ông Dương Công Minh: Sacombank sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự trong 2025 - 2026Ông Dương Công Minh: Sacombank sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự trong 2025 - 2026
1 giờ trước
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự ở các phòng giao dịch truyền thống. Đồng thời, ngân hàng đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực công nghệ, quản trị dữ liệu, AI...
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 26/4: Thế giới di động, Đạm Cà Mau, HDBank báo lãi tăng, DN dầu khí có LNTT tăng hơn 350%Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 26/4: Thế giới di động, Đạm Cà Mau, HDBank báo lãi tăng, DN dầu khí có LNTT tăng hơn 350%
8 giờ trước
Với mức tăng trưởng này, HDBank đã vượt qua cả ACB và VPBank, trở thành ngân hàng tư nhân lãi cao thứ hai hệ thống, chỉ sau Techcombank.
Ông Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận BìnhÔng Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận Bình
9 giờ trước
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêngTop 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêng
11 giờ trước
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Ông Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tớiÔng Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tới
12 giờ trước
Ông Trump tin tưởng Mỹ sẽ sớm hoàn tất các thỏa thuận thuế quan.
Tổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung QuốcTổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc
12 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaDiễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
13 giờ trước
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Khối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechipKhối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechip
14 giờ trước
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
Thị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóngThị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng
15 giờ trước
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tếTrung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tế
15 giờ trước
Giới chức Trung Quốc sẽ tăng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động chịu ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu của Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.