Hàng chục doanh nghiệp địa ốc lớn thông báo mua lại các lô trái phiếu trước hạn hoặc đang bị chậm trả. Tuy nhiên, áp lực nợ trái phiếu vẫn “đè nặng” nhóm lĩnh vực này cho đến quý III năm nay.
Từ cuối tháng 12/2024 đến nay, lần lượt các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản như: Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Novaland, Hưng Thịnh Land, Diên Vĩ, Trung Nam Group… đã thông báo thanh toán tiền nợ gốc và lãi cho các lô trái phiếu đã phát hành trước đó và nhiều lô đang trong tình trạng bị chậm trả.
Chẳng hạn, gần đây nhất CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) thông báo sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán với các trái chủ để thanh toán các khoản gốc và lãi hai lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị 830 tỷ đồng.
Trước đó, doanh nghiệp này đã chi 1.550 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ 5 lô trái phiếu khác, bao gồm: NVL2020-01-500 (trị giá 500 tỷ đồng); NVL220-01-480 (480 tỷ đồng), NVL2020-03-240, (240 tỷ đồng), NVL2020-03-190 (190 tỷ đồng) và NVL2020-03-140 (140 tỷ đồng). Tập đoàn này đặt mục tiêu đến hết tháng 1/2025 sẽ mua lại tối đa 7.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Tương tự, để giảm áp lực đáo hạn trái phiếu vào thời điểm giữa năm nay, vừa qua HAG (thông qua công ty con là HNG) cũng đã thông báo sẽ thanh toán tiền nợ gốc và lãi cho lô trái phiếu HAGLBOND16.26 với khoảng 1.043 tỷ đồng, Đồng thời cam kết sẽ xử lý dứt điểm nợ gốc và lãi của lô trái phiếu này (khoảng 753 tỷ đồng nữa) vào quý II/2025.
Theo VBMA trong năm 2025 sẽ có khoảng 110.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản nhà ở đáo hạn, gây áp lực tài chính lớn đến các DN phát hành. Ảnh: Q.Định
Phía Hưng Thịnh Land cũng vừa có văn bản gửi các trái chủ thông báo sẽ tập trung nguồn tiền để thanh toán trái phiếu mã H79CH2124001 và H79CH2123002. Đây là 2 lô trái phiếu có tài sản bảo đảm là dự án Anderson Park tại Bình Dương. Hưng Thịnh Land đề xuất trái chủ hoán đổi sang bất động sản tại tòa D dự án, đồng thời doanh nghiệp đang làm việc với ngân hàng Vietcombank để tái cơ cấu vốn, chậm nhất quý II/2025 sẽ giải ngân, từ đó có tiền thanh toán cho trái chủ…
Theo nhận định của FiinRatings, việc hàng loạt doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản chủ động "xóa nợ" trái phiếu theo cách tái cơ cấu nợ thay vì thanh lý tài sản đảm bảo, cho thấy thị trường bất động sản đã có sự hồi phục. Các chủ đầu tư đang tích cực xoay trở dòng tiền và tìm kiếm các phân khúc nhà đất có nhiều thanh khoản và lợi nhuận.
Tuy nhiên, với việc đàm phán với trái chủ để tái cơ cấu các khoản nợ trái phiếu chậm trả và sắp đến hạn phải trả, áp lực lên dòng tiền kinh doanh và bức tranh tài chính của các doanh nghiệp địa ốc các tháng tới sẽ có nhiều "điểm xám". Các thống kê của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy rằng, cả năm 2025 sẽ có khoảng 110.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản nhà ở đáo hạn. Trong số này có 31.000 tỷ đồng chậm trả gốc lãi trước đó đã được gia hạn đến năm 2025 theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP.
Theo tính toán của VIS Rating, năm 2024 tỷ lệ nợ chậm trả trái phiếu là 14,5%. Nhóm bất động sản nhà ở chiếm 62% tổng lượng trái phiếu chậm trả. "Ngay trong tháng 1 này, sẽ có khoảng 22% trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc, đa phần đều thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở và nhóm ngành năng lượng", VIS Rating nhận định.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng dựa trên các yếu tố tâm lý thị trường được hồi phục và môi trường tín nhiệm đang dần được cải thiện. Trong đó, Luật Chứng khoán sửa đổi với các quy định rõ và chặt chẽ hơn đối với việc phân phối trái phiếu phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp sẽ giúp thị trường có nhiều khởi sắc.
Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, VBMA cho rằng, các Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan đến nguồn cung nhà ở mới như các dự án nhà ở thương mại trên xây dựng trên đất không phải đất ở hoặc đẩy nhanh việc cấp sổ cho loại hình căn hộ condotel. Điều này sẽ kích thích doanh nghiệp bất động sản mạnh dạn huy động vốn qua kênh trái phiếu để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu, CTCK VPBank (VPBankS) nhận định rằng trong năm 2025, các nhà đầu tư cũng sẽ có xu hướng dịch chuyển từ đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ sang một thị trường có chất lượng và tính minh bạch cao hơn là trái phiếu niêm yết.
Tuy nhiên, từ khoảng giữa năm (quý II, III/2025) với số lượng trái phiếu đáo hạn lớn sẽ khiến thị trường cũng có sự phân hóa và giá cổ phiếu lĩnh vực bất động sản biến động. Đối với các doanh nghiệp lĩnh vực địa ốc, các chuyên gia cho rằng các vấn đề dòng tiền kinh doanh sẽ vẫn là lo ngại chính khiến nhiều doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn với báo cáo tài chính của mình, giảm tránh các nguy cơ bị cảnh báo hủy niêm yết do lỗ lũy kế.
Khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ trở thành nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường.
Tuyến đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa đoạn từ nút giao với đường Phan Thúc Duyện tới đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) hiện đã dần thành hình và sẽ thông xe vào 21/1.
Tuyến cáp treo này không chỉ kết nối các điểm lễ hội nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), chùa Tiên (Hòa Bình) và chùa Tam Chúc (Hà Nam), mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm du lịch văn hóa và tâm linh trong khu vực.
Một căn nhà ở xã hội khi chuyển nhượng phải đóng 50% tiền sử dụng đất, rơi vào khoảng 120-200 triệu đồng. Với quy định mới tại Luật Nhà ở 2023, người dân không phải mất phí này.
Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không...
Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn công nghệ lớn, phát triển về AI và bán dẫn điều này khiến phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục hấp dẫn trong các kênh đầu tư.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.