Deal đầu tiên của Shark Tank mùa 7: Bị chê khó cạnh tranh với bún, phở, miến, cháo, chàng trai bán mì ramen 109.000 đồng/bát vẫn gọi vốn thành công 2,5 tỷ từ Shark Bình và Shark Phi Vân
08:14 30/07/2024
"Làm mì ramen đông lạnh với giá cao như vậy rất khó cạnh tranh với bún, phở, miến, cháo của Việt Nam, mà kể cả mì ramen đã xuất hiện nhiều quán có giá thành thấp hơn", Shark Minh Beta hoài nghi tiềm năng của startup mới mở được 1 quán mì ramen trong Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 1.
Startup xuất hiện đầu tiên trên Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 1 là Seichou Machi Ramen – startup mang ước mơ bình dân hóa bát mì ramen tại thị trường Việt Nam.
Năm 2019, trở về Việt Nam sau 4 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản, Nguyễn Văn Duy và Đặng Hồng Nhung nhận thấy món mì ramen - vốn xuất hiện mọi ngóc ngách tại Nhật Bản với giá phổ cập - lại được bán tới 150.000 – 200.000 đồng/bát tại Việt Nam.
Tính toán sử dụng nông sản Việt để hạ giá thành, hai nhà đồng sáng lập thuê một gian hàng 13 m2 tại phố chợ Hòe Nhai, Hà Nội, bán bát mì ramen với giá 55.000 đồng/bát (giá thành hiện giờ ở mức 89.000 – 109.000 đồng/bát).
Hiện Duy và Nhung đã có một nhà hàng 90m2 bán mì ramen thủ công, đồng thời nghiên cứu cho ra đời mì ra men đông lạnh, thuộc dòng ready-to-eat, chỉ cần hâm nóng là sử dụng được.
Xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam, Seichou Machi Ramen muốn gọi vốn 2,5 tỷ đồng đổi lấy 12,5% cổ phần, nhằm mở thêm nhà hàng mì thủ công và phân phối mì đông lạnh.
Shark Hưng thấy tiềm năng nhưng không rót vốn, Shark Minh Beta nghi ngờ khả năng cạnh tranh với bún, phở, miến, cháo thuần Việt
Nhung giới thiệu sản phẩm mì ramen đông lạnh của Seichou Machi Ramen thuộc dạng mì tươi được cấp đông lạnh, vị rất gần với mì thủ công bán tại các nhà hàng. Sản phẩm lưu trữ trong ngăn đông từ 1 - 1,5 tháng, có giá từ 50.000 - 55.000 đồng/bát.
Bên cạnh lo ngại tính cạnh tranh về chất lượng món ăn với các quán bán mì ramen sử dụng nguyên liệu thuần nhập khẩu từ Nhật, Shark Minh Beta phân tích cả 2 dòng sản phẩm chính của startup này ông đều thấy khó.
"Với quán mì thủ công - physical store (quán vật lý), tôi thấy khó scale khi theo ý bạn mì phải tươi và làm thủ công tại chỗ. Để thành chuỗi và có tiềm năng tăng trưởng lâu dài, tôi thấy khá khó".
"Hướng làm mì ramen đông lạnh với giá cao như vậy rất khó cạnh tranh với bún, phở, miến, cháo của Việt Nam, mà kể cả mì ramen đã xuất hiện nhiều quán có giá thành thấp hơn", Shark Minh nghi ngại và từ chối đầu tư.
Cho rằng sản phẩm đông lạnh, đóng gói tiện dụng đang là xu hướng, nhưng vốn không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong thị trường này nên Shark Hưng cũng từ chối đầu tư.
"Mồi ngon" với Shark Bình sau Bánh mì Xin Chào, Shark Phi Vân hứa hẹn sẽ ký hợp đồng nhượng quyền master tới 1 triệu USD/quốc gia
Chia sẻ trước hội đồng đầu tư, Duy cho biết vốn đầu tư của Machi Ramen ở mức 3,6 tỷ đồng, đầu tư một quán hết chừng 600 - 800 triệu đồng. Mỗi tô mì thủ công bán ra ở mức 89.000 - 109.000 đồng, Cost of good sold- chi phí giá thành - chiếm 28 - 30%.
Startup cũng đã đầu tư 500 triệu đồng cho xưởng sản xuất mì đông lạnh, công suất 300 sản phẩm/ngày, có thể mở rộng tới 1.000 sản phẩm/ngày. Duy cho biết đã có nhà đầu tư Nhật quan tâm. Anh dự kiến sẽ gọi 1,5 triệu USD tiếp theo từ nhà đầu tư Nhật.
Bày tỏ hứng thú với startup mảng F&B này, Shark Bình cho biết deal năm ngoái của ông với Bánh mì Xin Chào rất thành công. Với thế mạnh của NextTech trong bán hàng D2C (Direct to Consumer - bán hàng trực tiếp tới người dùng cuối), vị cá mập muốn offer 2,5 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần để sau này "dắt tay nhau cùng đi Nhật gọi vốn".
Trong khi đó, với thế mạnh của mình, Shark Phi Vân bày tỏ muốn scale Machi Ramen thành chuỗi.
"Ramen đang hot ở tất cả các nước. Tôi thấy được tiềm năng của một chuỗi ramen giá bình dân dành cho phân khúc mass", Shark Vân nói. Chị offer mức đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 35%, đồng thời hứa hẹn ký 1 hoặc 2 hợp đồng nhượng quyền quốc tế master cho cả quốc gia, mỗi deal sẽ khoảng từ 500.000 USD tới 1 triệu USD.
Mong muốn có sự đồng hành của cả vị cá mập mạnh về kênh phân phối lẫn cá mập nhượng quyền, startup chốt deal thành công với Shark Phi Vân và Shark Bình, với mức đầu tư 2,5 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần.
Lãi ròng quý 2/2024 của TCM đạt hơn 71 tỷ đồng, tăng tới 3,685% so với cùng kỳ, cao nhất gần 2 năm. Cần lưu ý, lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp cùng kỳ.
Mới đây, hai nhà đầu tư tới từ Mỹ và Hàn Quốc là Zoetic Global và Trident Global Holdings đã công bố việc hợp tác chiến lược cùng tập đoàn Hưng Hải của Việt Nam với mục tiêu khai thác và phát triển các mỏ đất hiếm tại nước ta.
(ĐTCK) Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel, mã TVN – sàn UPCoM) ghi nhận lãi 129,87 tỷ đồng trong quý II, luỹ kế nửa đầu năm 2024 ghi nhận lãi 175,77 tỷ đồng.
(ĐTCK) Hàng bán trả lại cao hơn doanh thu, CTCP Đầu tư LDG (mã LDG – sàn HOSE) tiếp tục lỗ trong quý II thêm 171,24 tỷ đồng, luỹ kế nửa đầu năm 2024 lỗ 296,11 tỷ đồng và xoá bỏ toàn bộ lãi luỹ kế tích luỹ từ trước tới nay.
Ông Trần Đắc Sinh bày tỏ hối tiếc vì một đời gây dựng thị trường, sắp nghỉ hưu lại bị "virus lừa đảo kinh khủng chưa từng có" cuốn vào tù tội, không đủ trình độ ngăn chặn.
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) công bố BCTC quý 2/2024 với lãi ròng gần 111 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cũng là mức lãi cao nhất 5 quý vừa qua.
Tại thời điểm cuối quý 2, PVI sở hữu danh mục đầu tư gồm gần 1.500 tỷ là chứng khoán kinh doanh (cổ phiếu, trái phiếu) cùng với gần 12.800 tỷ đồng là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.
Lợi nhuận Xếp dỡ Hải An tăng trưởng trong quý II nhờ công ty tăng tàu đưa vào khai thác, mở thêm tuyến nội địa và quốc tế. Đồng thời, giá cước vận tải gia tăng cũng hỗ trợ lợi nhuận tăng trưởng.
Quý I/2025 đánh dấu sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Trong khi VietinBank Securites, VPBankS, Vietcap tăng trưởng mạnh cả về lợi nhuận trước thuế và lãi đã thực...
Theo thông tin công bố của Vietcombank, ngân hàng đã nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 của ông Trịnh Ngọc An.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục ra tín hiệu về khả năng có thêm nhượng bộ thuế quan cho Trung Quốc để bắt đầu đàm phán.
Đầu tư nhận cổ tức là phương pháp thường được các nhà đầu tư dài hạn và có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn Nhịp giảm nhanh của thị trường chứng khoán đầu tháng 4 vừa qua mang đến cơ hội...
(ĐTCK) Từng được coi là "vàng trắng" đắt hàng, giá mủ cao su đảo chiều và triển vọng ngành bất động sản công nghiệp kém tích cực khiến nhóm cổ phiếu cao su điều chỉnh mạnh so với mặt bằng chung trong cú sốc thuế quan vừa qua.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.