Đây là 12 cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất trong tháng 8/2023
09:59 03/09/2023
Tăng trưởng giá cổ phiếu của các ngân hàng đã có sự phân hóa rõ rệt. Trong đó, những nhà băng có dự định chia cổ tức, chuyển sàn và một số câu chuyện riêng đang dẫn đầu.
Kết thúc tháng 8/2023, VN-Index đóng cửa ở mức 1224,05 điểm, cao hơn 1,15 điểm so với cuối tháng 7 và 216,96 điểm so với cuối năm 2022. Thanh khoản bình quân 1 phiên vào khoảng 22.281 tỷ đồng, tăng 23% so với tháng 7 và 112% so với tháng 1. Chỉ số này đã có sự tăng trưởng chậm lại so với tháng 7, chủ yếu do xuất hiện một phiên điều chỉnh mạnh vào ngày 18/08/2023.
Nhịp điều chỉnh của thị trường cũng đã khiến cho cổ phiếu của nhiều ngành, trong đó có nhóm ngân hàng, phân hóa mạnh. Theo đó, trong tháng 8, chỉ có 12/27 mã chứng khoán nhà băng ghi nhận tăng trưởng dương, trong khi hồi 7/2023 con số này 21 cổ phiếu.
Với mức tăng 26,4% LPB của LPBank đứng đầu bảng xếp hạng. Cổ phiếu này bắt đầu tăng mạnh từ sau khi LPBank công bố thông tin vào ngày 07/08/2023 về việc sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 19%. Kết thúc phiên giao dịch kể trên, LPB tăng trần và có hơn 20,3 triệu cổ phiếu được sang tay. Mới đây, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT ngân hàng cũng đã đăng ký thực hiện quyền mua hơn 13,8 triệu cp trong thời gian 08-26/09/2023.
EIB ở vị trí thứ hai với mức tăng 23,5%. Đà tăng mạnh của cổ phiếu này bắt đầu từ đầu từ sau phiên bùng nổ ngày 02/08 khi cổ phiếu tăng trần và có hơn 19,1 triệu cổ sang tay với giá trị hơn 427 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 21/08, Eximbank còn công bố thông tin về việc đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu mà đại hội cổ đông thường niên đầu năm nay đã thông qua. Sau thông tin này, cổ phiếu EIB đã nhanh chóng quay lại với đà tăng.
Với mức tăng 12,8%, STB của Sacombank là mã cổ phiếu có tăng trưởng mạnh thứ ba trong tháng 8. Cổ phiếu này bắt đầu tăng mạnh từ phiên 07/08/2023 với thanh khoản hơn 49 triệu cổ phiếu. Theo báo cáo chiến lược hồi tháng 8 của công ty Chứng khoán DSC, Sacombank có kế hoạch bán 32,5% vốn tại VAMC với mức giá 32-34 nghìn đồng/cổ phiếu trong quý 4/2023 và đây sẽ là động lực tăng giá mạnh cho cổ phiếu này trong năm 2023.
Ngay từ phiên 01/08/2023, SGB của Saigonbank đã bật tăng 10,74% và liên tục tăng nhanh ngày sau đó. Đáng chú ý, vốn hóa Saigonbank khoảng 6.100 tỷ đồng và thường SGB có thanh khoản rất thấp, chỉ vài trăm triệu đồng/phiên ở cả 2 hình thức thỏa thuận và khớp lệnh trực tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 8/2023 giao dịch của cổ phiếu này lại ghi nhận những phiên thanh khoản trăm tỷ. Cụ thể như phiên 01/08 có hơn 58,8 triệu cổ phiếu SGB được trao tay, với giá trị hơn 864 tỷ đồng; hay ngày 08/8, đã có hơn 58,1 triệu cổ phiếu SGB được giao dịch với tổng trị giá là 1.423 tỷ đồng. Từ sau ngày 08/08, giá của mã chứng khoán này đã đảo chiều và liên tục đi xuống. Dù vậy, kết thúc tháng 8 cổ phiếu SGB vẫn giữ được tăng trưởng 8,7% so với cuối tháng 7 và là cổ phiếu ngân hàng có mức tăng cao thứ 4 trong tháng.
Ở vị trí thứ 5 là VietinBank với mức tăng 8,2%. Đà tăng của cổ phiếu này bắt đầu từ cuối tháng 7, sau khi công bố báo cáo tài chính với tình hình kinh doanh khả quan. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 12.531 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng tài sản đạt 1,86 triệu tỷ đồng, tăng 2,86% so với đầu năm; nợ xấu được kiểm soát. Mới đây, HĐQT ngân hàng phê duyệt việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415%.
Ngay từ đầu tháng 8, cổ phiếu NAB của Nam Á Bank đã bật tăng mạnh, song sau đó dưới áp lực điều chỉnh chung của thị trường, giá cổ phiếu này đã quay đầu giảm. Đến ngày 23/08, ngân hàng công bố thông tin về việc bổ sung kế hoạch niêm yết mã chứng khoán NAB lên HoSE và cổ phiếu này nhanh chóng trở lại đà tăng. Từ đầu năm đến nay, thông tin về tiến độ niêm yết trên HoSE vẫn đang là chất xúc tác chính giữ nhịp tăng giá của cổ phiếu này. Kết thúc tháng 8, NAB tăng 7,3% so với cuối tháng 7 và tăng 98% so với đầu năm.
Một số mã ngân hàng còn lại có giá tăng so với cuối tháng 7 gồm: TPB (tăng 4,5%); PGB (+3,5%); OCB (2,6%); VAB (2,5%); cuối cùng là MSB và TCB với mức tăng lần lượt là 1,8% và 0,6%. Nhìn chung, tất cả các cổ phiếu kể trên đều có tăng trưởng tốt hơn so với VN-Index trong tháng 8/2023.
Theo ông Vicente Nguyen - Giám đốc Đầu tư Quỹ AFC Vietnam Fund, nhìn về tương lai, định giá hấp dẫn, triển vọng tươi sáng trong dài hạn chính là động lực đưa cổ phiếu ngân hàng đi lên. Tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng sẽ khó có sự bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn năm 2023-2025. Thay vào đó sự bức phá có thể diễn ra từ 2026 trở đi, sau khi các khoản nợ xấu tồn đọng được giải quyết và kinh tế Việt Nam cũng bước vào giai đoạn tăng tốc cực nhanh.
“Tôi khuyến nghị, nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nên an tâm và hướng tới sự bền vững. Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang có định giá thấp, song lượng cổ phiếu của nhóm này trên thị trường vẫn đang khá lớn. Do đó, các mã chứng khoán ngành ngân hàng sẽ đi lên một cách từ tốn và bền vững, thay vì có sự đột phá mạnh mẽ như thời kỳ 2021. Vấn đề là nhà đầu tư cần phải kiên nhẫn và sáng suốt khi lựa chọn các cổ phiếu”, ông Vicente Nguyen đánh giá.
Giá vàng tiếp tục tăng trong tuần này và dự đoán xu hướng tăng sẽ tiếp diễn vào tuần tới trong bối cảnh thị trường gia tăng đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tạm dừng tăng lãi suất sau 2 dữ liệu kinh tế mới nhất.
Công ty có lợi nhuận cao nhất, bất ngờ lại không nằm trong Top 3 có thị phần lớn nhất. Ngoài FE Credit còn có một công ty tài chính khác cũng bị lỗ trong 6 tháng đầu năm.
Nhiều chính sách mới về cho vay như bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử; các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay; được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác … có hiệu lực chính thức từ tháng 9/2023.
Kết quả kinh doanh ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 phủ thêm màu xám lên bức tranh kinh tế đang trong quá trình tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
(KTSG Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu cảnh báo về sự gia tăng nợ xấu của bất động sản thông qua các con số cụ thể. Dù các ngân hàng thương mại
Theo ghi nhận sáng nay (2/9), tỷ giá ngoại tệ ngân hàng VietinBank hầu hết giảm khi mua vào và bán ra. Trong đó, tỷ giá euro và bảng Anh tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh.
Khảo sát tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank cho thấy, USD, euro, bảng Anh, yen Nhật, đô la Úc, đô la Singapore, baht Thái, franc Thụy Sĩ, won Hàn Quốc, bath Thái, rupee Ấn Độ,... được ghi nhận không có sự thay đổi mới so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
(KTSG) - Là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh thị trường tài sản mã hóa do EU ban hành, MiCA sẽ có hiệu lực vào năm 2024. Đạo luật này hứa hẹn là
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.