Cuộc 'dạo chơi kín tiếng' của nữ tướng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo ở 'sân chơi' bất động sản
13:35 12/08/2024
Với việc trở thành Tổng Giám đốc của Park City và Bất động sản Gardenia Center, "nữ tướng" Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức bước vào "sân chơi" bất động sản một cách "thầm lặng".
Cuối tháng 3/2022, bà Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO của King Coffee với tổng khối tài sản trên 3.500 tỷ đồng, đã chính thức đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Park City, thay thế ông Trần Anh Vinh.
Đồng thời, bà Thảo cũng trở thành người đại diện của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Gardenia Center, thay thế bà Lê Thị Thu Linh (sinh năm 1978).
Vụ ly hôn nghìn tỷ giữa ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo từng tốn không ít giấy mực của báo giới. Ảnh: Internet
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được ủy quyền đứng tên phần vốn góp tương đương 70% vốn điều lệ của Park City. Sinh năm 1973, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã từng được biết đến là "bóng hồng" đứng sau sự thành công của thương hiệu King Coffee.
>> Khối tài sản nghìn tỷ bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận sau ly hôn gồm những gì?
Công ty TNHH TNI King Coffee được bà sáng lập ngay sau khi cuộc ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ Tập đoàn Trung Nguyên kết thúc. Vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo từng là tâm điểm của dư luận, tốn không ít giấy mực của báo giới.
Với mục tiêu "Ở đâu có Internet, chúng tôi giới thiệu King Coffee tới đó", bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã từng bước đưa thương hiệu cà phê Việt vươn tầm quốc tế. King Coffee thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên TNI (TNI Corporation). Hiện nay, TNI Corporation đang có trụ sở chính tại TP. HCM (Việt Nam) cùng với 4 chi nhánh tại Hoa Kỳ, Úc, Singapore và Trung Quốc.
Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, King Coffee hiện đã có những bước phát triển ấn tượng, xây dựng được vị trí và thương hiệu của cà phê Việt trên trường quốc tế.
Tháng 7/2017, King Coffee chính thức quay về Việt Nam và đã có mặt tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
Bên cạnh việc thay thế ông Trần Anh Vinh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Park City, bà Thảo cũng được ủy quyền đứng tên phần vốn góp tương đương 70% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Phối cảnh dự án Park City. Ảnh: Internet
Điều này cũng đánh dấu sự thoái lui của Gaw Capital Partners (Hồng Kông - Trung Quốc) khỏi khu "đất vàng" rộng 49,5ha tại Bình Chánh.
Công ty TNHH Park City, nơi bà Thảo vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là chủ đầu tư của dự án Khu công viên vui chơi giải trí đa chức năng Park City tại huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Dự án này có diện tích gần 50ha, tọa lạc tại Khu chức năng số 10, Khu đô thị mới Nam Thành phố (thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) và được cấp phép đầu tư vào tháng 12/1998 với chức năng chủ đạo là công viên giải trí đa năng và khu ở. Tổng vốn thực hiện dự án lên đến 4.960 tỷ đồng.
Theo công bố, Công ty TNHH Park City có vốn điều lệ hơn 415 tỷ đồng, trong đó bà Lê Hoàng Diệp Thảo được ủy quyền đứng tên phần vốn góp hơn 290,6 tỷ đồng (tương đương 70% vốn điều lệ), cổ đông Vũ Ngọc Tú đại diện phần vốn góp hơn 41,5 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), và cổ đông Trần Anh Vinh đại diện phần vốn góp hơn 83 tỷ đồng (20% vốn điều lệ).
Sau nhiều lần thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư của dự án hiện nay vẫn là Công ty TNHH Park City.
Theo giấy chứng nhận doanh nghiệp vào tháng 3/2023, Công ty TNHH Một thành viên Park City đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 1.120 tỷ đồng, tương đương 22,6% tổng mức đầu tư của dự án.
Chủ đầu tư cũng được Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Kỳ Đồng (TP. HCM) xác nhận đảm bảo cho vay 6.502 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Năm 2010, UBND TP.HCM đã chấp thuận bổ sung chức năng căn hộ ở cao tầng cho dự án. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, khu đất này vẫn chưa được phát triển thành công viên đa năng như kế hoạch ban đầu.
Năm 2016, dự án từng bị Thanh tra TP thanh tra toàn diện về pháp lý thực hiện dự án cũng như năng lực tài chính của chủ đầu tư; việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; và tình hình xây dựng các công trình không phép tại dự án. Kết luận thanh tra thời điểm đó cho thấy, UBND xã Bình Hưng chưa xử lý dứt điểm các công trình xây dựng không phép trong dự án Park City.
Giữa bối cảnh TP.HCM đang thiếu trầm trọng mảng xanh, quỹ đất xây dựng cũng đã bị thu hẹp, khiến nhiều khu đất được quy hoạch làm công viên, xây dựng dự án vẫn trong tình trạng hoang hóa nhiều năm, gây lãng phí nguồn đất và ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.
Bên cạnh Park City, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn đứng tên tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Gardenia Center.
Gardenia Center là một doanh nghiệp được thành lập vào tháng 6/2021 với vốn điều lệ 666 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm ba cá nhân: bà Nguyễn Thị Mỹ Linh nắm giữ 85%, bà Lê Thị Thu Linh 10%, và ông Trần Anh Vinh 5%.
Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, sinh năm 1975, là con gái của ông Nguyễn Thành Lập, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tiến Phước Group, một trong những đối tác của Gaw Capital Partners trong việc phát triển khu hỗn hợp Empire City - Thành phố Đế vương tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM).
"Nữ tướng" King Coffee Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: Internet
Liệu rằng việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo đảm nhận vị trí này diễn ra trong bối cảnh chủ đầu tư trước đó - Gaw Capital Partners (Hồng Kông - Trung Quốc) đã thoái lui khỏi dự án có mang đến những bước ngoặt mới cho Park City - dự án vốn đã từng gặp không ít khó khăn về pháp lý và tài chính? Và với những kinh nghiệm lãnh đạo King Coffee của mình, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có tạo nên những kỳ tích như đã làm với King Coffee?
Cũng giống như vợ cũ của mình, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là một trong số những "tay ngang" lấn sân vào lĩnh vực BĐS.
Sau khi được sở hữu toàn bộ cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên giá trị 5.655 tỷ đồng trong vụ ly hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vị "vua cà phê Việt" đã cùng Trung Nguyên Group đầu tư lớn vào lĩnh vực BĐS.
Từ đầu năm 2021, "con cưng" của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã ra mắt dự án BĐS với quy mô 45,5ha, tọa lạc ở trung tâm "thủ phủ cà phê" Buôn Mê Thuột.
Dự án BĐS do ông Vũ xây dựng có tên cũ là Khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu tư từ năm 2016 với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng.
Tại Đắk Lắk, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng khác như khu du lịch sinh thái M'Đrăk, khu nghỉ dưỡng 3 sao Legend Coffee Resort, Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng, dự án Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H'Lâm, hay dự án du lịch ở khu thác Draynur cách trung tâm Buôn Mê Thuột khoảng 30km.
Một trong những dấu ấn đặc biệt nhất của ông Vũ khi dấn thân làm BĐS chính là Dự án Thành phố Cà phê với thương hiệu "chữa lành" duy nhất tại Việt Nam.
Thành phố Cà phê được khởi công xây dựng từ năm 2017 với quy mô 45,45ha. Trong kỳ mở bán đầu tiên, 99% căn hộ của Trung Nguyên Legend giao dịch thành công chỉ trong vòng 80 phút.
Trong tương lai, tỉnh này hướng đến việc nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và thuộc nhóm 30 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
Công trình này sẽ tạo ra một trục giao thông mới theo hướng Bắc - Nam của thành phố, kết nối khu vực phía Nam với trung tâm TP. HCM và TP. Thủ Đức ở phía Đông.
DIC Corp của Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn được biết đến là một tập đoàn bất động sản đình đám, nắm quỹ đất rất lớn, ở các vị trí đắc địa trải dài từ Bắc vào Nam. Cổ phiếu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nhưng biến động rất mạnh.
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.