Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày từ 9.4.2025, ngay sau đó các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đơn hàng xuất đi để tránh thời hạn áp thuế đối ứng. Hội thảo C2C của HSC ngày 24.4.2025 chủ đề “Gemadept: Vững tâm thế - Giữ tăng trưởng” sẽ giải thích tác động của hiện tượng “frontloading” trong ngắn hạn và tiềm năng tăng trưởng của Gemadept trong dài hạn.
Hiện tượng "Frontloading" thúc đẩy xuất nhập khẩu Q2.2025

Chỉ số giá cước World Container Index tăng mạnh cả giai đoạn 2018 (trái) và 2024 (phải) (Nguồn: Drewry)
"Frontloading" là một chiến lược trong lĩnh vực vận chuyển và logistics, trong đó hoạt động nhập khẩu được đẩy nhanh hơn trước các thay đổi không mong muốn, như thuế quan tăng lên hay lao động đình công. Điều này đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian, không bị gián đoạn và doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro và chi phí phát sinh, tối ưu hóa chi phí vận chuyển. Hiện tượng này đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ khi Mỹ áp thuế cao cho nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc trong 2018-2019 và tới tháng 4-tháng 8.2024 tiếp tục tăng thuế đối với thép và nhôm, chất bán dẫn, xe điện, pin,… từ Trung Quốc với tổng kim ngạch 18 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải làm việc tăng ca, giá cước vận tải hàng Container cũng tăng mạnh để kịp giao hàng cho các đơn hàng "frontloading". Nhờ vậy, doanh thu – lợi nhuận các doanh nghiệp ngành cảng biển, vận tải biển cũng được hưởng lợi ngắn hạn cả từ sản lượng tăng và giá tăng.
Giai đoạn tháng 4.2025 lại đánh dấu sự kiện Mỹ áp thuế quan "đối ứng" cao bất ngờ với hầu hết các đối tác thương mại lớn, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Mức thuế cơ bản 10% đã chính thức áp dụng, nhưng mức bổ sung cực cao (Việt Nam là 46%) vẫn chưa ngã ngũ, còn đang trong vòng đàm phán. Giai đoạn "cửa sổ" 90 ngày hoãn thuế đang thúc đẩy hiện tượng "frontloading" diễn ra mạnh mẽ, với quy mô còn lớn hơn 2018 hay 2024 vì lần này đối tượng áp dụng không còn chỉ là Trung Quốc mà phạm vi đã được mở rộng ra toàn cầu. Apple ngay lập tức thuê 5 máy bay vận chuyển 600 tấn iPhone, tương đương 1,5 triệu chiếc, từ Ấn Độ và Trung Quốc về Mỹ. Lượng hàng này sẽ được chứa trong kho dự trữ của Apple tại Mỹ nhằm bình ổn giá sản phẩm, ngay cả khi mức thuế nhập khẩu mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump có hiệu lực. Nhu cầu và giá cước vận tải hàng không, vận tải biển đều tăng mạnh, bao gồm cả tuyến Việt Nam đi bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ, từ đầu tháng 4 đã tăng tới 20%.

Giá cước vận tải Việt Nam – Mỹ đi bờ Tây (đỏ) và bờ Đông (xanh) tăng mạnh
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thương mại của Việt Nam trong nửa đầu tháng 4.2025. Kim ngạch xuất khẩu đạt 16.7 tỷ USD, tăng 9.6% y/y, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng lên 18.7 tỷ USD, tương ứng mức tăng 15% y/y. Mức tăng của kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với dự báo của chúng tôi là 10.8%, một phần do các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trong giai đoạn hoãn áp thuế. Theo đó, chúng tôi cho rằng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong quý 2.2025 sẽ vẫn tăng trưởng mạnh nhờ hiện tượng "frontloading" vẫn tiếp diễn, và hàng hóa Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Như trong năm 2018, giai đoạn nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump. Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ do tâm lý bất ổn và lo ngại về khả năng áp thuế. Tuy nhiên, sau khi thời điểm áp dụng được công bố, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng mạnh 19% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2018, do ảnh hưởng tích cực từ các hoạt động "frontloading" để tránh thuế cao.
Do đó dựa trên tăng trưởng cả sản lượng và giá dịch vụ, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển đều sẽ khả quan trong quý 2.2025.
Triển vọng dài hạn ngành cảng biển và logistics
Mặc dù triển vọng thu nhập tích cực cho nửa đầu năm 2025, nhưng những rủi ro do mức thuế quan cao của Mỹ vẫn còn hiện hữu. Mức độ giảm thực tế của khối lượng xuất khẩu sang Mỹ sẽ phụ thuộc vào (1) mức thuế tuyệt đối áp dụng cho từng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và (2) so sánh tương quan với mức các quốc gia khác áp dụng trong cùng lĩnh vực - những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hiện nay, các phái đoàn đàm phán đang tích cực làm việc với chính phủ Mỹ, với những thỏa thuận đầu tiên dành cho Nhật Bản, và mức độ thiện chí của Việt Nam đang được đánh giá cao.
Khi xét tới các yếu tố nội tại, triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành cảng biển, logistics nói riêng vẫn duy trì khả quan vì Việt Nam sở hữu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ vốn có, bao gồm chi phí lao động thấp, dân số trẻ và dồi dào trong độ tuổi lao động, ổn định chính trị, định hướng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và vị trí địa lý chiến lược gần các trung tâm sản xuất và tiêu thụ lớn của châu Á. Bên cạnh đó, mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng lớn của Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước quyền tiếp cận nhiều thị trường với điều kiện thuế quan ưu đãi. Ngoài ra, sự linh hoạt và nhanh nhạy của các doanh nghiệp trong nước trong việc ứng phó với các gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ hỗ trợ thêm cho nỗ lực của Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ trong những năm tới thông qua việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường ngoài Mỹ, và tích cực khai thác thị trường nội địa.
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Gemadept
Do ảnh hưởng thuế quan, nhiều cổ phiếu xuất khẩu và các ngành nghề liên quan như bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, logistics đều bị giảm sâu và rơi vào vùng quá bán. Trong lịch sử, cổ phiếu GMD không chỉ đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam từ Covid 2020, mà còn liên tục lập đỉnh mới. Đó là nhờ Gemadept đã luôn giữ vững vị thế của doanh nghiệp đầu ngành cảng biển, duy trì sức tăng trưởng nhờ vị trí chiến lược đắc địa, hệ sinh thái khép kín vượt trội và nền tảng tài chính vững mạnh.
Với lợi thế cạnh tranh vốn có, chiến lược ứng biến linh hoạt và tinh thần kiên cường vượt khó truyền thống của Việt Nam, văn hóa tiên phong vượt trở ngại và chủ động nắm bắt các cơ hội cũng sẽ là những nhân tố quan trọng giúp Gemadept ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến khó lường của hệ thống thương mại quốc tế đang dần hình thành các cục diện mới. Mặt khác, Gemadept vẫn đang tích cực theo đuổi các dự án cảng và logistics quốc gia như cảng Nam Đồ Sơn, trung tâm Logistic Cái Mép Hạ và các dự án phát triển khác là những động lực tăng trưởng của Gemadept trong tương lai.
Để làm rõ những động lực tăng trưởng chính cho GMD, các biên pháp ứng phó của Công ty với tình hình mới và cập nhật về triển vọng ngành cảng nói chung trong 2025, HSC tổ chức Hội thảo C2C – Connecting to Customers vào ngày 24.4.2025 với sự góp mặt của Đại diện Ban lãnh đạo Gemadept và Chuyên gia phân tích HSC với chủ đề "Gemadept: Vững tâm thế - Giữ tăng trưởng".
Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_GMD2025/
Mở tài khoản đầu tư tại HSC trong 3 phút tại đây: https://register.hsc.com.vn