Cơn lốc “thâm nhập” thị trường bán lẻ Việt Nam: Miếng bánh hay cuộc chiến?
07:27 19/08/2023
Việc mở rộng ngày càng nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam từ việc mua sắm tại các chợ truyền thống chuyển sang các trung tâm mua sắm hiện đại.
Trong chia sẻ mới đây, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đã có những nhận định về hoạt động của mặt bằng bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Theo bà Trang, thị trường bán lẻ tại Việt Nam luôn trên đà tăng trưởng kể từ khi đất nước mở cửa, đồng thời thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ ngoại. Một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.
Vào thời điểm cuối năm 2014 , việc Berli Jucker Plc (BJC) thâu tóm Metro Cash & Carry Vietnam có giá trị 655 triệu Euro – đây là thương vụ mua bán sát nhập lớn nhất chưa từng có tại thời điểm đó đã báo hiệu bước chân thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ Thái Lan.
Sau đó không lâu, một ông lớn khác từ Thái Lan - Central Group cũng thâu tóm Nguyễn Kim-một trong những nhà bán lẻ điện tử hàng đầu Việt Nam và tiếp theo là BigC.
Năm 2015 , Emart - nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc đã chính thức bước chân vào khu Bắc Sài Gòn khi ra mắt Khu trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD. Người bạn đồng hương - Lotte Mart đã khá thành công tại đây với 11 siêu thị và có kỳ vọng gia tăng thị phần với con số 60 cửa hàng cho đến năm 2020.
Phần lớn các nhà đầu tư Nhật Bản xem sự thành công của Aeon tại Việt Nam là một dấu hiệu tích cực đáng ca ngợi cho các dự án đầu tư nước ngoài. Aeon đã mở cửa sáu trung tâm thương mại tại Việt Nam và tham vọng gia tăng con số này lên 16 đến năm 2025. Cũng đến từ đất nước hoa anh đào, trung tâm Thương mại Saigon Centre tại Tp. HCM cũng đã chào đón sự ra đời của vị khách thuê chủ chốt - Takashimaya vào tháng 7 năm 2016.
Nhờ vào sự cải thiện thu nhập khả dụng, các nhãn hiệu thời trang lớn như Gap, Mango, Topshop đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Đầu tháng 9 năm 2016 , Zara đã khai trương cửa hàng flagship đầu tiên tại Tp.HCM. Không chỉ Zara, H&M cũng đã hoàn tất thủ tục tiến quân về Việt Nam trong năm 2017. UNIQLO Việt Nam cũng vừa khai trường cửa hàng bán lẻ thứ 16 của mình kể từ khi gia nhập thị trường từ cuối năm 2019.
“Nhìn chung, cơn lốc thâm nhập của các nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam làm cho thị trường bán lẻ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Việc mở rộng ngày càng nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam từ việc mua sắm tại các chợ truyền thống chuyển sang các trung tâm mua sắm hiện đại. Miếng bánh bán lẻ sẽ là một cuộc chiến và chỉ có những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong miếng bánh này”, bà Trang Bùi nhấn mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu còn nhiều bất ổn, các nhà đầu tư, thương hiệu lớn cũng thăm dò những mặt bằng có vị trí đắc địa, diện tích phù hợp và tiếp tục chờ đợi những điều chỉnh từ thị trường, từ những chính sách vĩ mô hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của Nhà nước trong thời gian tới.
Một số các rào cản đang làm giảm sức hút của thị trường mặt bằng bán lẻ Tp.HCM đó chính là khan hiếm những mặt bằng chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách thuê. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm cũng đã đẩy chi phí thuê mặt bằng tăng trong những năm gần đây cũng khiến các nhà bán lẻ cần phải có những chiến lược mở rộng chuỗi hệ thống một cách thận trọng.
Dù vậy, theo Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường Việt Nam với số dân đạt gần 100 triệu người vẫn được đánh giá là một thị trường lớn với sức mua mạnh mẽ với kinh tế phát triển ổn định cũng như những cải tiến trong hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện thì đang tích cực mở rộng thêm các trung tâm thương mại, những tên tuổi mới thì đang tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Các nhà bán lẻ trong nước, điển hình là Win Mart và Coop.Mart cũng tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để có thể duy trì thị phần bán lẻ trong nước với số lượng siêu thị/ trung tâm mua sắm cũng tăng lên và có mặt ở hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương.
Với lợi thế là những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận quỹ đất tốt, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là những đơn vị chủ chốt của thị trường trung tâm thương mại trong những năm qua ở các vị trí đắc địa của các thành phố lớn và khu đô thị.
Tuy nhiên trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có nhiều màu sắc mới. Thị trường đã chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ là những trung tâm thương mại điển hình với các mặt hàng bán lẻ cao cấp, mà còn là các trung tâm thương mại có tính trải nghiệm như Aeon Mall ở khu vực xa trung tâm và phục vụ cho thị trường đại chúng cũng đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc người mua khác nhau của thị trường.
Các thương hiệu quốc tế và chuỗi cửa hàng trong nước nhắm vào phân khúc bình dân/trung cấp kinh doanh các mặt hàng như F&B, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và thời trang tiêu thụ nhanh có kết quả kinh doanh khả quan và được các chủ nhà ưa chuộng. Cushman & Wakefield ghi nhận nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam.
Việc chuyển dần từ mô hình kênh bán hàng truyền thống (như các cửa hàng hộ gia đình nhỏ lẻ) sang kênh bán hàng hiện đại, tập trung như siêu thị, trung tâm thương mại hay E-commerce sẽ là dần là xu hướng mới. Do đó, nhìn vào lượng cửa hàng cá nhân nhỏ lẻ hiện tại và sức mua ở các siêu thị và trung tâm thương mại ở các đô thị lớn và thị trường ở các tỉnh, chúng ta có thể ước lượng tiềm năng cho thị trường bán lẻ còn rất lớn.
Trong cuộc đua tranh dành thị phần này, nhiều người lo lắng về sự “yếu thế” của nhà đầu tư nội trước sự thâm nhậm ngày càng nhanh của các ông lớn từ Nhật Bản và Thái Lan. Bà Trang Bùi hco rằng, lo lắng là tất yếu vì người tiêu dùng hiện đại có thói quen mua sắm thông minh, chất lượng và mẫu mã đa dạng sẽ là tiêu chí ưu tiên chọn lựa, mà hai tiêu chí này hoàn toàn là lợi thế của các nhà bán lẻ ngoại, trong khi đó đây lại là hạn chế của nhiều nhà bán lẻ nội.
Tuy nhiên, hiện nay các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa bàn không thuộc Hà Nội và Tp.HCM. Do đó, tôi tin rằng các nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh của mình.
Dù vậy, các nhà bán lẻ trong nước nên nhìn nhận điểm mạnh điểm yếu của mình một cách nghiêm túc để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. Nhà bán lẻ trong nước có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hơn nhà bán lẻ nước ngoài, chính vì vậy nên tập trung phát huy ưu điểm này để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất.
Trong khi thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua, tác động của loại hình này trên các trung tâm thương mại truyền thống ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mà hầu hết người mua ở Việt Nam vẫn thích mua sắm tại cửa hàng hơn. Người Việt Nam thích đi ra ngoài với bạn bè và gia đình của họ để ăn tối, mua sắm hoặc gặp gỡ nhau và do đó các trung tâm mua sắm, cửa hàng ăn uống vẫn là một trong những lựa chọn thuận lợi.
Tuy nhiên, khi thị trường ngày càng trở nên năng động hơn, tác động của thương mại điện tử trên các mô hình truyền thống có thể trở nên rõ ràng hơn và các nhà phát triển bán lẻ nên chuẩn bị tốt cho điều đó.
Mới đây, UBND tỉnh Long An có văn bản về việc triển khai thực hiện Kết luận số 456/2022 của Thường trực Tỉnh ủy và Kết luận 555/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An về giải quyết các vướng mắc Nghị định 30/2015 của Chính phủ.
Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị để tạo quỹ đất cho nhà ở xã hội, cần rà soát lại tất cả cơ sở cũ của cả nước đang bỏ hoang sau khi xây cơ sở mới để đưa vào xây dựng nhà ở xã hội.
Đất Xanh Miền Trung - thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam, vừa đổi tên thành Regal Group sau hơn 12 năm có mặt trên thị trường. Động thái này cho thấy những kế hoạch đầy tham vọng trong thời gian tới của nhà phát triển bất động sản quốc tế này.
Bên cạnh các chính sách giãn tiến độ thanh toán, ân hạn nợ gốc, mới đây, một số chủ đầu tư tiếp tục ra chính sách bán hàng hỗ trợ lãi suất vay thấp, kéo dài ưu đãi sau bàn giao nhà… cho người mua.
Sau đà giảm về nguồn cung và nhu cầu suốt nửa đầu năm 2023, thị trường bất động sản xuất hiện những dấu hiệu phục hồi trong tháng 7. Đầu quý 3, lực cầu nhà đất đã tăng, mạnh nhất ở chung cư, biệt thự và đất nền.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đoàn giám sát cần có thêm phân tích vì sao cuộc suy thoái bất động sản lại gần như có tính chất chu kỳ, cứ 10 năm một lần. Cuộc suy thoái bất động sản trước đây...
Trong tháng 7, nhu cầu tìm mua bất động sản trên cả nước tăng 6%, lượng tin rao bán nhà đất cũng tăng 4% so với tháng liền trước trên chợ địa ốc trực tuyến.
Người trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến các căn hộ vị trí thuận tiện, tiện ích đa dạng, mà còn đặc biệt chú trọng đến tiến độ bàn giao, giá cả, chính sách ưu đãi từ chủ đầu tư, pháp lý cũng như tiềm năng tăng giá.
Nhờ lợi thế là một trong những trung tâm công nghiệp và kinh tế quan trọng của cả nước, với nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu kinh tế đặc biệt, Hải Phòng đã tiếp tục phát triển...
(KTSG Online) - UBND TPHCM yêu cầu phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự ở các phòng giao dịch truyền thống. Đồng thời, ngân hàng đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực công nghệ, quản trị dữ liệu, AI...
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
NĐT nước ngoài quay đầu rút ròng 640 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó tâm điểm là FPT, VIC và STB.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.