Cổ phiếu ngân hàng nào bị nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh nhất trong 2 phiên giao dịch cuối tuần trước?
00:09 08/04/2025
Nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán mạnh nhiều cổ phiếu ngân hàng trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, trong đó có những mã vốn luôn trong tình trạng kín "room" ngoại.
Hai phiên giao dịch cuối tuần trước (3-4/4), sau khi thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng đối với 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam áp mức 46%, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động dữ dội. Trong phiên ¾, ngày đầu tiên sau thông tin gây sốc trên, VN-Index giảm kỷ lục 88 điểm (6,68%), đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Sang ngày 4/4, thị trường tiếp tục chịu sức ép và lao dốc tiếp trong phiên sáng. Lực cầu bắt đáy trong phiên chiều 4/4 đã giúp nhiều mã cổ phiếu "xanh" trở lại, tuy nhiên VN-Index vẫn ghi nhận mức giảm 19,17 điểm (-1,56%) xuống 1.210,67 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng chứng kiến 26/27 mã cổ phiếu giảm giá trong tuần qua. Trong đó TPB của TPBank "bốc hơi" mạnh nhất khi giảm 10,2%. Các mã giảm mạnh tiếp theo có thể kể đến VPB (-9,4%), ACB (-8,3%), BID (-7,9%), EIB (-7,7%), VCB (-7,4%), TCB (-6,7%),…
Đồng thời đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán mạnh nhiều cổ phiếu ngân hàng, trong đó có những mã luôn trong tình trạng kín "room" ngoại. Các cổ phiếu bị khối ngoại bán mạnh có thể kể đến MBB, TPB, VCB, STB, ACB,…
MBB là cổ phiếu ngân hàng ghi nhận giá trị bán ròng cao nhất trong tuần qua, tới hơn 1.151 tỷ đồng. Đây cũng là mã cổ phiếu bị nhà đầu tư bán mạnh thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau FPT (1.189 tỷ đồng). Trong đó, phiên 3/4, khối ngoại đã bán ròng hơn 30 triệu cổ phiếu MBB, giá trị 691 tỷ đồng. Sang phiên 4/4, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 21 triệu đơn vị, giá trị 450 tỷ đồng.
Nguồn: Wichart
Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất ngành ngân hàng – mã TPB của TPBank cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 747 tỷ đồng đối với TPB trong tuần qua, trong đó riêng 2 phiên cuối tuần là 552 tỷ đồng.
Cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường – VCB của Vietcombank cũng nằm trong nhóm bị khối ngoại bán mạnh. Cụ thể, khối lượng bán ròng 2 phiên giao dịch cuối tuần là 11 triệu đơn vị, giá trị bán ròng là 656 tỷ đồng.
ACB cũng bị khối ngoại bán ròng tới hơn 25 triệu đơn vị trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá trị 596 tỷ đồng.
STB của Sacombank ghi nhận giá trị bán ròng hàng trăm tỷ đồng vào cuối tuần. Trong đó, phiên 3/4 chứng kiến khối lượng bán ròng 6,6 triệu đơn vị, giá trị 246 tỷ đồng. Phiên 4/4 khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,5 triệu cp STB, giá trị 54 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng gần 400 tỷ đồng cổ phiếu TCB. Cụ thể, khối ngoại bán ròng hơn 7,5 triệu cổ phiếu TCB trong phiên 3/4 giá trị 195 tỷ đồng, bán ròng tiếp 7,7 triệu đơn vị, giá trị 190 tỷ đồng trong phiên 4/4. Kể từ kín room ngoại đến nay, đây là 2 phiên hiếm hoi chứng kiến lượng giao dịch lớn cổ phiếu TCB như vậy đến từ nhà đầu tư nước ngoài.
Ngược lại, một số mã ngân hàng bất ngờ được mua ròng trong 2 phiên cuối tuần. Trong đó có thể kể đến LPB của LPBank với khối lượng mua ròng gần 200.000 đơn vị trong 2 phiên 3-4/4, giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.
Hay như SHB ghi nhận khối lượng mua ròng đáng kể trong phiên giao dịch cuối tuần, đạt 15 triệu đơn vị, giá trị 167 tỷ đồng.
hai phiên giao dịch tiêu cực cuối tuần trước đã khiến vốn hoá toàn ngành "bốc hơi" gần 300 nghìn tỷ đồng trong tuần qua. Trong đó, VCB của Vietcombank mất hơn 40 nghìn tỷ, BID giảm hơn 21 nghìn tỷ, CTG và VPB giảm hơn 14 nghìn tỷ,…
Tâm lý bi quan trên thị trường những ngày giao dịch cuối tuần cũng làm lu mờ những thông tin về kế hoạch kinh doanh và cổ tức của các nhà băng. Trong tuần này, nhiều ngân hàng như SHB, Sacombank, Techcombank, SeABank, LPBank...đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Vàng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh nhà đầu tư bán tháo để bù lỗ, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu.
Dù chưa đến giai đoạn công bố báo cáo tài chính quý 1/2025 nhưng nhiều lãnh ngân hàng đã công bố các số liệu đáng chú ý về tình hình kinh doanh 3 tháng đầu năm.
Ngày mai 8/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2025 tại TPHCM. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25% trong đó 10%...
Theo nhận định của TS. Võ Trí Thành – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, áp lực tỷ giá và lạm phát đang tăng sau chính sách mới về thuế quan của Mỹ, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ gặp nhiều rủi ro.
(ĐTCK) Với kết quả khởi sắc năm 2024, các công ty tài chính tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng trong năm 2025, với kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiêu dùng cải thiện dần.
(KTSG Online) - Tính đến ngày 31-3-2025, tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt trên 415,5 ngàn tỉ đồng, tăng 33.367 tỉ
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.