Cơ hội chuyển đổi nhân lực trong mối quan hệ Việt – Nhật: Thu nhập lao động Việt tại thị trường Nhật nói lên điều gì?
03:00 04/04/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Trong chính sách đưa người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc, một trong những mục tiêu được đặt ra là thúc đẩy chuyển đổi chất lượng nhân lực Việt. Thu nhập của người lao động là một trong những chỉ dấu quan trọng cho tiến trình dịch chuyển này.
Người lao động Việt quyết định đến Nhật làm việc phần nhiều vì bị hấp dẫn bởi mức lương cao gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng công việc tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, lương cao có đồng nghĩa với việc người lao động nâng cao được năng lực hay không vẫn cần phải làm rõ.
Một lao động người Việt đang làm việc tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Nhật Bản. Ảnh: Ft.com
Thu nhập cao có đồng nghĩa với năng lực cao?
Thu nhập lao động tại Nhật Bản cao chủ yếu do mức sống tại đất nước mặt trời mọc này cao; hơn nữa, do nắm được những khâu giá trị gia tăng lớn, nền kinh tế Nhật Bản có thể tạo ra giá trị GDP cao thứ 4 thế giới. Lao động Việt Nam khi tham gia làm việc tại thị trường Nhật Bản nếu có thể học tập quy trình hoặc tiếp nhận công nghệ của họ để cải thiện năng suất cũng là một cách rất hay để nâng cao chất lượng lao động.
Để biết được khả năng học tập của lao động Việt Nam trên đất nước Nhật Bản thông qua chỉ số tiền lương, đánh giá khoảng cách tiền lương giữa lao động nhập cư và lao động Nhật Bản trong cùng một lĩnh vực là một cách. Nếu khoảng cách không lớn hoặc bằng nhau, điều đó cho thấy lao động Việt Nam cũng được giao thực hiện những công việc có tính chất tương đương với lao động Nhật Bản.
Trong hơn ba mươi năm qua, “Thực tập kỹ năng” là chương trình phát triển mạnh và đưa được nhiều người Việt Nam qua Nhật Bản làm việc nhất. Tuy nhiên, đây lại là chương trình có sự chênh lệch rất lớn trong thu nhập giữa lao động nhập cư và lao động Nhật Bản. Thực tập sinh làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất thu hút nhiều lao động Việt Nam và được kỳ vọng sẽ giúp chuyển đổi năng lực nhất, nhưng mức lương trong hai khu vực này thấp hơn rất nhiều so với lao động bản xứ, chênh lệch ở mức 31,3% và 23%. Trên thực tế, thực tập sinh được xem là học việc nên có mức lương thấp hơn lao động chính thức, và họ thường đảm nhận những công việc thô sơ, thủ công, không đòi hỏi trình độ và ít cơ hội học tập.
Khi Nhật Bản thật sự khát nhân lực nhập cư trước bối cảnh dân số ngày càng già, Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán một số điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất lượng nhân lực diễn ra thực chất và có kết nối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam để có thể hấp thụ tốt nguồn lao động Việt đã được đào tạo sau khi về nước.
Chương trình “Kỹ năng đặc định” dù chỉ mới có mặt trong sáu năm gần đây nhưng đã thể hiện sự tối ưu hơn rất nhiều trong việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức lương giữa lao động nhập cư và lao động bản xứ. Mặc dù ở chương trình này, lương của lao động nhập cư thấp hơn lao động bản xứ từ 7-15%, nhưng mức chênh lệch này đã được cải thiện rất nhiều so với chương trình Thực tập kỹ năng. Hơn nữa, việc ít chênh lệch trong các lĩnh vực kỹ thuật và dịch vụ văn phòng cũng là một tín hiệu tốt cho thấy cơ hội học tập cho nhân lực Việt Nam đối với các chương trình làm việc này. Thực tế, chương trình Kỹ năng đặc định có yêu cầu người lao động nhập cư phải tham gia đào tạo để lấy chứng chỉ trước khi làm và tập trung nhiều ở nhóm ngành có giá trị chuyển giao tri thức.
Chương trình “Tuyển dụng lao động bậc kỹ sư và chuyên gia lành nghề” được thực hiện chính bởi các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản. Đây là chương trình được kỳ vọng đem lại khả năng chuyển giao công nghệ và trao đổi tri thức tốt nhất. Mức lương của lao động trong lĩnh vực này ít chênh lệch với lao động bản xứ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật và văn phòng (thấp hơn chỉ 2,3%). Các công ty khi tuyển kỹ sư và chuyên gia cũng đòi hỏi cao hơn về trình độ cũng như một số kỹ năng mềm đặc thù công việc. Bên cạnh đó, sự trân trọng và những cam kết về đào tạo chuyên môn cũng được các doanh nghiệp đề xuất ngay từ giai đoạn đầu tuyển dụng ở Việt Nam.
Giải pháp nào để thu nhập đi liền với năng lực lao động Việt?
Hơn 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hiệu quả giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình có người lao động làm việc tại Nhật Bản là điều có thể dễ dàng nhận ra. Nhưng việc cải thiện năng lực người lao động trong quá trình làm việc tại Nhật Bản lại khó thúc đẩy và đánh giá được. Trong khi phía Nhật Bản đang đối diện với câu chuyện khủng hoảng nhân lực khi dân số ngày càng già mà tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh không được cải thiện, thì phía Việt Nam lại đau đầu tìm cách thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình giữa thực trạng tốc độ già hóa dân số cao.
Các chương trình Kỹ năng đặc định và Tuyển dụng lao động bậc kỹ sư và chuyên gia lành nghề có chênh lệch thấp về mức độ nắm giữ công việc chính giữa lao động nhập cư và lao động bản xứ nên sẽ có nhiều cơ hội học tập hơn. Việt Nam cần thúc đẩy đưa người lao động đi qua hai chương trình này nhiều hơn.
Có một cơ hội có thể nhìn thấy rõ ràng, đó là thực trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng đang khiến phía Nhật Bản ngày càng nhượng bộ trong việc sẵn sàng cho lao động nhập cư tham gia vào các chương trình lao động có tư cách lưu trú tốt hơn, mức lương hấp dẫn hơn và cơ hội học tập trong quá trình làm việc cũng cao hơn. Tuy nhiên, để có thể tận dụng cơ hội này nhằm xúc tiến việc chuyển đổi chất lượng nhân lực trên thị trường lao động Nhật Bản, phía Việt Nam cũng cần phải nỗ lực trong rất nhiều hoạt động.
Chuyển đổi chất lượng nhân lực Việt Nam là một mục tiêu không dễ dàng thực hiện được. Ngay từ khi quyết định tham gia các chương trình lao động tại Nhật Bản, người lao động phần nhiều chỉ quan tâm đến thu nhập mà họ nhận được khi làm việc tại nước ngoài, mà chưa có tâm thế chuẩn bị cho việc sẽ học tập phát triển bản thân như thế nào khi đến xứ người. Các chính sách, hỗ trợ việc đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng cho người lao động là cần thiết, trong đó kỹ năng tự học là một trong những yêu cầu quan trọng, giúp người lao động có thể tự quan sát, tìm tòi, học tập các cộng sự Nhật Bản một cách chủ động và linh hoạt.
Các chương trình Kỹ năng đặc định và Tuyển dụng lao động bậc kỹ sư và chuyên gia lành nghề có chênh lệch thấp về mức độ nắm giữ công việc chính giữa lao động nhập cư và lao động bản xứ nên sẽ có nhiều cơ hội học tập hơn. Việt Nam cần thúc đẩy đưa người lao động đi qua hai chương trình này nhiều hơn để tận dụng cơ hội học tập. Tuy nhiên, các chương trình này đòi hỏi người lao động phải được đào tạo hoặc có một số bằng cấp nhất định. Một chính sách xây dựng các chương trình đào tạo bài bản trên cơ sở kết nối sự hiểu biết của các tổ chức giáo dục với thị trường lao động Nhật Bản sẽ tạo lợi thế lớn cho nhân lực Việt Nam học tập hiệu quả khi làm việc tại Nhật Bản.
Cuối cùng, khi Nhật Bản thật sự khát nhân lực nhập cư trước bối cảnh dân số ngày càng già, Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán một số điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất lượng nhân lực diễn ra thực chất và có kết nối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam để có thể hấp thụ tốt nguồn lao động Việt đã được đào tạo sau khi về nước.
Ông Đặng Quang Thái liên tiếp đăng ký mua cổ phiếu AFX trong bối cảnh thị giá giảm hơn 45% trong 1.5 năm, dự kiến trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 21.37%.
Liên danh Vietur, thành viên Kết cấu thép ATAD phối hợp cùng nhà thầu phụ VSL Thụy Sĩ đã nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm nhà ga dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành).
Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46%. Để duy trì khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp Việt phải nhanh chóng xem xét lại thị trường, chuỗi cung ứng và chiến lược của mình.
Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai...
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.