Chiếc tàu ngầm hơn 40 năm tuổi của Mỹ gây sốc với chuyến hải trình 727 ngày liên tục không nghỉ
23:14 25/08/2024
Là một trong những chiếc tàu ngầm lâu đời nhất của Hải quân Mỹ, nhưng USS Floria vẫn có thể hoạt động liên tục trên biển trong suốt 727 ngày.
USS Florida, một trong những tàu ngầm tên lửa hạt nhân lâu đời nhất của Hải quân Mỹ, gần đây đã trở về cảng sau chuyến tuần tra ấn tượng, kéo dài 727 ngày. Được hạ thủy vào năm 1981 và đưa vào hoạt động từ năm 1983, tàu ngầm này đã đi được hơn 60.000 hải lý, ghé thăm nhiều khu vực trên toàn cầu, bao gồm Trung Đông, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong chuyến hải trình này, con tàu đã thực hiện năm lần hoán đổi phi hành đoàn, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu liên tục và chứng minh tính linh hoạt của con tàu. Ban đầu USS Florida là tàu ngầm tên lửa đạn đạo, sau đó con tàu được tân trang vào năm 2003 và trở thành tàu ngầm tên lửa dẫn đường, được trang bị gần 160 tên lửa Tomahawk.
727 ngày trên biển
Vào ngày cuối cùng của tháng 7, một trong những tàu ngầm tên lửa hạt nhân lâu đời nhất của Hải quân Mỹ đã trở về cảng sau gần 730 ngày hoạt động liên tục trên biển.
USS Florida là một trong những tàu ngầm lâu đời nhất đang hoạt động trong biên chế của Hải quân Mỹ. Sau chuyến đi biển ấn tượng vừa qua, con tàu càng chứng tỏ được khả năng của mình.
USS Florida khởi hành vào tháng 8/2022 và ghé thăm nhiều khu vực trên thế giới như Trung Đông, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. "Chúng tôi đã cho thấy khả năng của lớp tàu ngầm mang tên lửa hành trình này, nó có thể hoạt động ở bất kỳ đâu vào bất kỳ lúc nào. Chúng tôi đã hoạt động ở nhiều đại dương khác nhau. Rất hiếm khi tàu ngầm hoạt động ở Bờ Đông nước Mỹ được triển khai đến bờ biển phía tây, nhưng chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc", Đại úy Peter French, sĩ quan chỉ huy của USS Florida, cho biết trong một tuyên bố báo chí sau khi tàu ngầm trở về nhà.
Được trang bị gần 160 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, USS Florida có khả năng gieo rắc nỗi kinh hoàng và sự hủy diệt cách xa hàng ngàn dặm. Ngoài ra, con tàu còn có thể chở binh sĩ và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Hải quân Mỹ tuyên bố: "Trong quá trình triển khai, thủy thủ hành đoàn đã thực hiện các nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến an ninh quốc gia, tăng cường năng lực hoạt động và củng cố nỗ lực răn đe".
"Sức mạnh thực sự của con tàu và Hải quân Mỹ nằm ở chính những người thủy thủ. Họ luôn gây ấn tượng bằng sự tận tụy không ngừng nghỉ trên chiếc tàu ngầm. Chúng tôi huấn luyện, chiến đấu như một gia đình và tôi rất vui mừng khi đưa các thủy thủ đoàn trở về nhà, tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết", Kỹ thuật viên trưởng tàu ngầm, Christopher L. Martell chia sẻ sau chuyến đi.
Vai trò thay đổi
Năm 2003, USS Florida đã trải qua đợt đại tu đáng kể. Lò phản ứng hạt nhân của nó đã được tiếp nhiên liệu, (những chiếc tàu ngầm chạy bằng lò phản ứng hạt nhân cần được tiếp nhiên liệu khoảng 20 năm một lần). Và trong lần đại tu này, con tàu đã được chuyển đổi từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo thành tàu ngầm tên lửa dẫn đường.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thường mang theo nhiều tên lửa có đầu đạn hạt nhân và được thiết kế cho các nhiệm vụ răn đe hạt nhân, trong khi tàu ngầm tên lửa dẫn đường mang nhiều tên lửa hành trình và được giao nhiệm vụ tấn công trên bộ.
Hải quân Mỹ đã đại tu một số tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio thành tàu ngầm tên lửa dẫn đường vì sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh đã khiến một số lượng lớn tàu ngầm trước đây trở nên thừa thãi.
Hải quân Mỹ có hạm đội tàu ngầm lớn nhất và mạnh nhất thế giới, với 71 tàu. Cụ thể, Hải quân có ba loại tàu ngầm cơ bản gồm tàu tấn công (53 chiếc), tàu tên lửa đạn đạo (14 chiếc) và tàu tên lửa dẫn đường (4 chiếc). Tất cả các tàu này đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng chỉ có 14 tàu ngầm lớp Ohio mang đầu đạn hạt nhân.
Giá trị của Toncoin, loại tiền điện tử liên kết chặt chẽ với nền tảng nhắn tin Telegram, đã giảm mạnh gần 20% chỉ trong một giờ sau khi nhà sáng lập Telegram, Pavel Durov, bị bắt giữ.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng nợ quốc gia và nợ hộ gia đình của đất nước đã đạt mức kỷ lục 3,042 triệu tỷ won tính đến cuối quý 2/2024.
Đại sứ quán Nga tại Paris đã yêu cầu chính quyền Pháp giải thích lý do bắt giữ nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Telegram Pavel Durov, theo hãng tin RT.
Lực lượng Houthi ở Yemen ca ngợi đợt tấn công của Hezbollah vào Israel ngày 25/8 và tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tấn công của riêng họ để đáp trả Israel.
Thời tiết cực đoan tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc. Nắng nóng được dự báo sẽ kéo dài ở miền Nam nước này đến cuối tháng, trong khi mưa lớn đang gây thiệt hại nặng nề ở miền Bắc, khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích.
Đồng yen thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những xáo trộn về nền kinh tế và thị trường. Liệu vị thế đó còn có nguyên vẹn sau những biến động gần đây?
Theo S&P Global, mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Saudi Arabia và Trung Quốc có khả năng thúc đẩy hai nước thực hiện giao dịch dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ (NDT).
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.