30% ngân hàng có khả năng sinh lời thấp, hầu hết đều là ngân hàng nhỏ có chi phí huy động tiền gửi và chi phí tín dụng cao.
Phân hóa ngày một lớn
Trải qua 1 thập kỷ, số lượng ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang ngày một ít hơn. Trong khi không cấp phép thành lập thêm ngân hàng mới, các thương vụ sáp nhập, tái cơ cấu cũng khiến hệ thống ngân hàng trở nên tinh gọn hơn.
Sự phân hóa trong hệ thống cũng ngày một lớn. Khoảng cách giữa những nhà băng top đầu và nhà băng top dưới chỉ ngày một lớn hơn, chứ không hề thu hẹp đi.
Cuối năm 2024, tổng tài sản của nhóm Big 4 Ngân hàng Quốc doanh đã chiếm đến hơn 40% toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Có khoảng 44% nằm trong tay nhóm ngân hàng cổ phần. Phần còn lại là nhóm ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác.
Trong nhóm ngân hàng cổ phần, thị phần của 10 ngân hàng top đầu (MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank,…) đã chiếm đến 75%, tăng đáng kể so với cách đây 5 năm (70%). Ngược lại, thị phần của 10 ngân hàng cổ phần top dưới giảm từ 19% xuống còn 13%.
Về vốn chủ sở hữu, hiện có 6 ngân hàng ghi nhận vốn chủ sở hữu đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, xếp theo thứ tự gồm: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VPBank, BIDV, MB. Trong vòng 5 năm qua (2019-2024), vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng thêm khoảng 118 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,6 tỷ USD), còn VPBank tăng thêm 105 nghìn tỷ (khoảng 4 tỷ USD),…Phần lớn vốn chủ sở hữu tăng thêm đều đến từ lợi nhuận ăn nên làm ra hàng năm, và một số khác thì có các thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Với nền tảng vốn vững chắc, họ tiếp tục tái đầu tư và bứt phá kinh doanh, lợi nhuận ngày một tăng trưởng. Nếu như năm 2019 mới chỉ có 6 ngân hàng lãi trước thuế trên 10 nghìn tỷ, thì năm 2024 con số lên tới 11 nhà băng.
Nhiều ngân hàng quy mô tầm trung, và một số quy mô nhỏ cũng có sự tăng trưởng ấn tượng, như TPBank, VIB, OCB, LPBank,…Phần lớn họ là những nhà tiên phong trong cuộc đua chuyển đổi số, cải cách mô hình kinh doanh từ sớm, thậm chí đi trước các ngân hàng lớn. Trong vòng 5 năm, vốn chủ sở hữu của TPBank tăng thêm hơn 24,5 nghìn tỷ, tương đương tăng 53% lên 35,6 nghìn tỷ. VIB cũng tăng 47% lên hơn 41,8 nghìn tỷ,…
Trong khi đó, hiện có tới 10 ngân hàng niêm yết có vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng như VietABank, VietBank, Kienlongbank, BVBank, NCB, PGBank, Saigonbank. Nhiều nhà băng vốn điều lệ cũng chỉ nhỉnh hơn mức vốn pháp định.
Ngày càng khó trong cuộc cạnh tranh lãi suất
Thị phần cho vay của nhóm ngân hàng nhỏ cũng ngày một ít đi. Trong 5 năm qua, phần lớn những ngân hàng nhỏ được kể trên đều ghi nhận thị phần cho vay bị co hẹp. Đến hiện tại, nhiều ngân hàng còn chiếm không đến 0,5% toàn thị trường, thậm chí chỉ khoảng 0,1-0,3%, không bằng 1 chi nhánh top đầu của ngân hàng quốc doanh.
Thị phần liên tục bị co hẹp bởi các ngân hàng nhỏ ở trong cuộc cạnh tranh về chi phí "không cân sức". Một phân tích gần đây của VIS Ratings cho biết, trong năm 2024, các ngân hàng nhỏ là nhóm chịu tác động lớn nhất của chi phí tín dụng tăng, trong khi chi phí huy động cao hơn bởi bối cảnh cạnh tranh gay gắt. 30% ngân hàng có khả năng sinh lời thấp, hầu hết đều là ngân hàng nhỏ có chi phí huy động tiền gửi và chi phí tín dụng cao.
Còn theo thống kê của MBS, năm 2024, nhóm ngân hàng quy mô nhỏ chịu áp lực hạ lãi suất đầu ra để thu hút khách hàng. Lãi suất cho vay của nhóm này trên báo cáo tài chính còn giảm mạnh hơn so với nhóm "ông lớn" quốc doanh.
Với bối cảnh hiện nay, khả năng huy động vốn của nhóm ngân hàng nhỏ sẽ còn khó hơn nữa.
Trước đây, một số ngân hàng nhỏ với lợi thế mang tính địa phương, hoặc có thị trường ngách thì vẫn có thể "sống tốt". Còn hiện tại, mạng lưới của các "ông lớn" đã mở rộng rất nhiều, đặc biệt có thể tiếp cận những khách hàng có khoảng cách địa lý nhờ ứng dụng công nghệ.
Nếu các ngân hàng nhỏ không tăng lãi suất để thu hút khách hàng thì thật khó để cạnh tranh khi nhóm ngân hàng lớn có thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng lớn dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp. Câu chuyện lãi suất giống như một vòng xoáy không hồi kết khiến lợi nhuận của nhóm ngân hàng nhỏ khó có sự bứt phá. Chưa kể hiện nay, những cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi là rất hạn chế nhằm giữ mặt bằng lãi suất toàn thị trường ổn định.
Bên cạnh đó, một loạt những yêu cầu về quản trị rủi ro cũng khiến các ngân hàng nhỏ khó tăng trưởng. Không chỉ những năm qua mà trong tương lai, yêu cầu về vốn (theo tiêu chuẩn Basel II, Basel III) sẽ còn nhiều khắt khe hơn khiến nhóm ngân hàng nhỏ có vốn chủ sở hữu hạn chế gặp khó khăn để tăng vốn, đáp ứng tiêu chuẩn. Ngoài ra, chất lượng tài sản cũng là điểm yếu của nhóm ngân hàng nhỏ hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu thấp.
Dĩ nhiên, khi thị trường thuận lợi, "nước nổi thì bèo nổi", các ngân hàng nhỏ cũng vẫn có thể đạt được kết quả kinh doanh tích cực, nhưng để tìm ra điểm bứt phá thì không dễ dàng. Những ngân hàng quy mô vừa, quy mô nhỏ nếu đã bỏ lỡ cơ hội đổi mới vào giai đoạn 2013-2015 khi làn sóng công nghệ bùng nổ, thì hiện nay càng khó tìm thấy cửa "vươn mình" để cạnh tranh với các ông lớn.
Thay vì chỉ cho con tiền tiêu vặt mà không có hướng dẫn cụ thể, họ hướng dẫn trẻ cách sử dụng số tiền đó một cách hợp lý, có kế hoạch và mang lại lợi ích lâu dài.
Giá vàng hôm nay 4/3/2025 trên thị trường quốc tế tăng mạnh trở lại sau khi giới đầu tư đẩy mạnh mua vào. Vàng nhẫn và SJC cũng đồng loạt tăng cao sau nhiều phiên giảm.
Đối tượng trực tiếp tìm đến tận nhà để lừa đảo, đặc biệt nhắm vào người cao tuổi, cán bộ hưu trí – những người ít tiếp xúc với công nghệ tài chính hiện đại.
Ứng dụng ngân hàng số ACB ONE của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa được International Finance magazine (IFM) - tạp chí tài chính kinh doanh hàng đầu thế giới có trụ sở tại London (Anh) vinh danh là Ứng dụng...
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, sau khi sắp xếp bộ máy ngành không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Đến hôm nay (3/3), toàn ngành chi trả trên 98% trong tổng số gần 1,3...
(KTSG Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 3-3 đã có 10 ngân hàng thương mại giảm lãi suất niêm yết tại quầy và 7 ngân hàng tiếp
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.