Căng thẳng Mỹ - Iran có thể 'leo thang' thành xung đột quân sự?
14:58 28/03/2025
Những động thái ngoại giao và quân sự gần đây càng khiến căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, đồng thời làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng nổ xung đột.
Mỹ từ lâu đã quan ngại về tham vọng hạt nhân của Iran. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump đã rút nước này khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Tiếp đó, Washington đã ban hành nhiều lệnh trừng phạt kinh tế hà khắc chống Tehran.
Bất chấp áp lực, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ dùng cho mục đích dân sự. Cho tới nay, những nỗ lực ngoại giao để tiến tới một thỏa thuận hạt nhân mới vẫn bị đình trệ, trong khi nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ - Iran đang ngày càng trở nên căng thẳng.
Tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman ở Biển Đỏ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tăng cường quân sự
Mỹ đã tăng đáng kể sự hiện diện quân sự ở cả Vùng Vịnh và Ấn Độ Dương, khi triển khai máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay vận tải và máy bay tiếp nhiên liệu trên không cùng loạt khí tài hải quân quan trọng như tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Harry S. Truman.
Những động thái trên báo hiệu sự tăng cường chuẩn bị của Mỹ. Trong khi đó, Iran cũng củng cố năng lực tên lửa quốc gia bằng cách bố trí các hệ thống phòng không tiên tiến xung quanh eo biển Hormuz và đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực.
Chiến dịch tấn công của Mỹ - Israel
Mỹ và Israel đã triển khai nhiều hoạt động quân sự ở Trung Đông. Tại Dải Gaza, các cuộc không kích liên tục của Israel nhằm vào Hamas, nhóm vũ trang Hồi giáo được Iran hậu thuẫn.
Ngoài Hamas, Iran còn hỗ trợ cho nhiều lực lượng ủy nhiệm khác ở Trung Đông như Hezbollah, Houthi và các nhóm dân quân ở Iraq và Syria. Gần đây, Mỹ đã tăng cường tấn công vào nhóm Houthi tại Yemen.
Trừng phạt và “sức ép tối đa”
Lệnh trừng phạt kinh tế trở thành trở ngại chính trong quan hệ Mỹ - Iran. Sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi JCPOA, Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ, hệ thống ngân hàng và ngành công nghiệp quân sự của Iran nhằm mục đích làm tê liệt nền kinh tế, buộc Tehran phải tuân thủ các hạn chế về hạt nhân.
Thực tế, lệnh trừng phạt đã dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở Iran, nhưng vẫn không thể khiến quốc gia Hồi giáo ngồi vào bàn đàm phán. Thay vào đó, Iran vẫn tiếp tục các hoạt động hạt nhân bao gồm làm giàu uranium và phát triển tên lửa. Việc tái áp đặt chính sách "gây sức ép tối đa" của Tổng thống Mỹ Trump được cho sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ khiến Tehran có hành động quân sự.
Phô trương sức mạnh quân sự
Cả Mỹ và Iran đều đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Cụ thể, Mỹ đã điều động máy bay ném bom B-52 xuất hiện gần Iran để thể hiện sức mạnh và báo hiệu hành động quân sự tiềm tàng. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn triển khai tập trận quy mô lớn cùng Israel, với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích.
Về phần mình, Iran đã tiến hành tập trận hải quân chung với Nga và Trung Quốc tại Vùng Vịnh nhằm củng cố thêm năng lực quân sự quốc gia. Iran cũng phô trương sức mạnh tên lửa bằng cách công khai hình ảnh về "các thành phố tên lửa", nơi chứa kho vũ khí tên lửa tầm xa ngày càng mở rộng và tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí. Những động thái này đóng vai trò như lời cảnh báo đối với Mỹ và các đồng minh ở Trung Đông.
Hạn chót ngoại giao
Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Iran đã xấu đi kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018. Bất chấp một số nỗ lực đàm phán, Tehran vẫn từ chối các yêu cầu của Washington để đẩy mạnh quan hệ với Moscow và Bắc Kinh.
Gần đây, Tổng thống Trump cho biết đã gửi một lá thư cho Tehran, yêu cầu tiến tới một thỏa thuận hạt nhân mới trong vòng 2 tháng, nếu không Iran sẽ phải đối mặt với hậu quả quân sự to lớn.
Khi các cuộc đàm phán bị đình trệ và hạn chót đang đến gần, cánh cửa ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Iran cũng dần khép lại, từ đó dẫn tới nguy cơ hành động quân sự càng dễ xảy ra. Do đó, những tháng tới sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu hai nước có thể tìm ra cách giải quyết bất đồng hay sẽ rơi vào một cuộc xung đột toàn diện.
Chia sẻ với Newsweek, chuyên gia Negar Mortazavi thuộc Trung tâm Chính sách quốc tế nhận định: “Quỹ đạo hiện tại trong quan hệ Mỹ - Iran đang dẫn đến khả năng xung đột, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Cả hai bên dường như đều có ý định tham gia vào hoạt động ngoại giao. Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm đến các cuộc đàm phán và Iran cũng phản ứng tương tự. Nhưng, chính sách 'gây sức ép tối đa' của ông Trump để đạt được hòa bình thông qua sức mạnh sẽ không hiệu quả với Tehran. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, Tehran đã chứng minh chính sách này chỉ dẫn đến sự phản kháng tối đa từ Iran. Cả hai bên cần hợp lý hóa cách tiếp cận của mình và cố gắng đạt được thỏa thuận”.
Động thái này cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kích thích tăng trưởng và ứng phó với áp lực kinh tế, cũng như kiểm soát rủi ro bong bóng trên thị trường trái phiếu.
Để dễ hình dung, tòa tháp này sẽ cao gấp 3,5 lần One World Trade Center - tòa nhà cao nhất nước Mỹ và hơn gấp đôi Burj Khalifa, hiện đang giữ kỷ lục cao nhất thế giới.
Sau cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tại Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto tuyên bố rằng hợp tác năng lượng giữa hai quốc gia đã vượt qua được thử thách trong thời điểm khó...
Tỷ phú Bill Gates dự đoán rằng trong thập kỷ tới, “hầu hết mọi công việc” trên thế giới đều sẽ không còn cần con người nữa nhờ những tiến bộ vượt bậc về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ở thời điểm hiện tại, Berkshire đang sở hữu một "núi tiền mặt" khổng lồ, giúp công ty sẵn sàng săn lùng những món hời nếu thị trường tiếp tục biến động mạnh.
Sáu người đã thiệt mạng khi một tàu lặn chở khách du lịch Nga bị chìm ở Biển Đỏ, ngoài khơi thành phố nghỉ dưỡng Hurghada (Ai Cập), chính quyền địa phương cho biết ngày 27/3.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.